040. Quảng đại với người nghèo và với anh em chúng ta

0
1145

Tác giả: Miguel Perez Flores, C.M. & Antonino Orcajo, C.M.
Chuyển ngữ: Gialiemcm

Anh chớ quên những việc từ thiện, giúp đỡ lẫn nhau, vì Thiên Chúa ưa thích những hy lễ như thế.

(Hr 13,16)

Về tài sản cá nhân, chúng ta cần phải sử dụng với sự cho phép của Bề trên, cho những công việc bác ái và cho các thành viên, theo Quy chế cơ bản về lời khấn khó nghèo trong Tu Hội, trong khi tránh những khác biệt giữa chúng ta.

(HP 35)

1. Theo anh em, điều đó có hợp lý không?

Đấng Sáng Lập của chúng ta không tin tài sản là thuận tiện cho đòi hỏi về đức khó nghèo tận căn cho các môn sinh của ngài, nhưng ngài luôn tìm kiếm cách thức phù hợp hầu cân bằng việc sở hữu và phân phối những tài sản đó, đồng thời hãy nhớ một sự thật là nhà truyền giáo được thánh hiến cho Thiên Chúa và cho Sứ Vụ, vì thế tài sản của ngài cũng được thánh hiến. Sau đây là cách thánh Vinh Sơn giải thích về giải pháp của mình:

Quyền sử dụng những của cải đó không thuộc phạm vi cá nhân, anh không cần đến chúng, mà cộng đoàn sẽ chu cấp những nhu cầu của anh. Từ những điều đã nói, chúng ta rút ra được là tài sản sử dụng cho những công việc thiện hảo phải tùy thuộc ý muốn của bề trên. Anh em nghĩ sao về trường hợp một người cũng có thể dùng tiền của mình để giúp đỡ gia đình, nếu họ gặp cảnh túng bấn? Điều đó có hợp lý không? Với ý thức tự do, chúng ta đã hiến mình cho Chúa thì hãy thanh thoát với những của cải đó.[1]

2. Giữa người nghèo và gia đình, chúng ta ưu tiên ai?

Người nghèo luôn là những người được ưu ái hơn, thế mà văn bản của Tổng Hội lần thứ 35 lại dành ưu tiên cho gia đình, kèm theo chỉ dẫn nhằm tránh mọi cách biệt giữa tất cả chúng ta. Quy Chế và giải thích của Tổng Hội năm 1980 đã ban bố: người nghèo là lựa chọn ưu tiên:

Các thành viên phải có nghĩa vụ dùng lợi tức từ tài sản của mình cho những việc từ thiện. Trong tư cách là một thành viên Vinh Sơn, nguyên tắc chính yếu và tích cực này là nguồn mạch ngõ hầu chúng ta hiến mình và tài sản cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, và là dấu minh bạch trong Quy Chế. Những bổn phận hiếu thảo và công bình luôn được ưu tiên hàng đầu, đòi buộc phải chăm lo cho cha mẹ và bà con đang gặp cảnh túng thiếu.[2]

3. Với phép của bề trên, chúng ta có thể dùng lợi tức từ tài sản của mình cho mục đích riêng

Những điều nói sau đây chỉ là một quy tắc mở rộng, ngay cả có thể được ứng trong một vài trường hợp, chứ không phải là giải pháp hay nhất của một thành viên Vinh Sơn:

Với sự cho phép của Bề Trên, các thành viên có thể sử dụng lợi tức từ tài sản của mình cho những mục đích riêng. Cố nhiên, đây là một quy tắc mở rộng theo lối nhượng bộ, chứ không phải là đường hướng tích cực được khuyến khích.[3]

*** Tài sản của tôi có gây khó khăn cho tôi thực hành nhân đức khó nghèo, bác ái không?

*** Kể cả khi có tiền, tôi có cho phép mình có những thứ mà đa số anh em khác không có không?

*** Tôi có sẻ chia tài sản của mình với những người khác không?

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nhập thế để chia sẻ cho chúng con sự sống và tình yêu viên mãn của Ngài. Xin cho chúng con, nhờ thực hành đức khó nghèo, chúng con nhạy bén với những nhu cầu của người khác và bằng nhiều cách thức, khôn khéo trợ giúp họ. Ước gì chúng con luôn hành động cách khiêm tốn, nhẹ nhàng và quảng đại. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.


[1] “On Poverty” – “Về Đức Khó Nghèo”, ngày 14 tháng 11 năm 1659, O.C., xi, số 653.

[2] Appendix to Statutes – Phần Phụ Lục Quy Chế, A, số 2.

[3] Appendix to Statutes – Phần Phụ Lục Quy Chế, B, số 4.