7 CÁCH THẾ ĐỂ XƯNG TỘI SỐT SẮNG TỪ MỘT SỰ HƯỚNG DẪN THIÊNG LIÊNG VÀ THÁNH THIỆN

0
1725

Nguyễn Văn Lộc chuyển dịch từ https://aleteia.org/2017/02/14/7-tips-for-a-good-confession-from-a-saint-and-spiritual-guide/

Thánh Francis de Sales muốn bạn đi đến tâm điểm những tội lỗi của bạn. Câu nói, “Tôi chưa bao giờ yêu Chúa cho xứng với việc tôi phải yêu Ngài” quả là không đủ.

“Hỡi các con của ta, đừng bao giờ cho phép quả tim các con chất đầy tội lỗi, hãy biết rằng không có một phương pháp chữa trị nào trong tầm tay chắc chắn và an toàn như thế .”

Đây là lời khuyên của thánh Francis de Sales trong cuốn Dẫn tới đời sống tôn thờ của ngài, trong một chương viết tiếp về sự thánh thiêng của Bí tích Hòa giải.

Sau đây là một số cách thế thánh nhân đề ra cho chúng ta:

  1. Thánh nhân khuyên chúng ta xưng tội thường xuyên và đều đặn (đề nghị của ngài là mỗi tuần và luôn luôn trước lúc rước lễ, trừ những quy định để rước Thánh Thể ngoài việc xưng tội đó).

Ngài cổ võ việc xưng tội, “mặc dù lương tâm của các con không bị đè nặng bởi những tội về luân lý; vì trong việc xưng tội các con không chỉ nhận lãnh ơn tha thứ về những tội có thể tha thứ được của các con, nhưng các con cũng nhận lãnh sức mạnh to lớn để giúp các con từ này về sau xa lánh chúng, nhận được ánh sáng rõ ràng hơn để nhận ra những lầm lỗi của các con, và ân sủng chan chứa để bù đắp những gì đã mất mà các con phải gánh chịu vì mắc những lỗi đó.”

  1. Ngài nhấn mạnh nhu cầu về “sự thống hối thật lòng” và một “kiên quyết sửa” những tội lỗi của chúng ta trong tương lai.

“Một số người tiếp tục xưng các tội có thể tha thứ không chỉ là thói quen, và  thường không nổ lực để sửa đổi chúng, do đó, đánh mất nhiều lợi ích thiêng liêng. Giả sử rằng, các con xưng tội mà nói những điều không thật, mặc dù không phải là những hậu quả xấu, hoặc những lời thiếu suy xét, hoặc những thú tiêu khiển quá mức; – hối hận, và nhất định quyết tâm sửa đổi: đó chỉ là một sự lạm dụng để xưng thú bất cứ tội lỗi nào – là những tội luân lý có thể tha thứ – mà không có ý định hoàn toàn tránh xa nó, điều đó là việc tỏ bày mục đích xưng thú tội lỗi.”

  1. Ngài nói, “hãy đề phòng”, “không có nghĩa là tự kết án bản thân, làm những điều ngoài việc chỉ làm hằng ngày, chẳng hạn như, “Tôi chưa cầu nguyện với Chúa hết lòng như tôi phải, tôi chưa yêu tha nhân như tôi phải, tôi chưa rước Thánh Thể với lòng tôn kính đủ,” và những việc đại loại như thế.

“Những việc như thế hoàn toàn vô ích trong hoàn cảnh tình trạng lương tâm của các con đứng trước Đấng tha tội cho các con, tất các các thánh trên Thiên Đàng và tất cả mọi người cũng sẽ nói như thế.”

  1. Thay vào đó, thánh nhân khuyên rằng: “xem xét chặt chẽ lý do đặc biệt nào mà các con có để lên án chính bản thân như thế, và khi nào các con nhận ra điều đó, đơn sơ và thẳng thắn lên án bản thân về những tội lỗi của các con.”

“Ví dụ, khi xưng thú những tội mà các con cho là không yêu thương người thân cận như các con phải, đó có thể là những gì các con có ý muốn, khi nhìn thấy một ai đang rất cần sự giúp đỡ của các con, mà các con đã không làm như thế. Thế nên, lên án chính bản thân về những gì gọi là sự thiếu sót đặc biệt như: “việc phớt lờ người cần mình giúp đỡ, tôi đã không giúp đỡ người ta như tôi lẽ ra phải làm,” tùy theo trường hợp có thể hoặc sơ suất, hoặc cứng nhắc, hoặc thờ ơ.

“Lại nữa, đừng lên án bản thân về việc không cầu nguyên với sự nhiệt tâm đủ, nhưng nếu các con đưa ra cách thế tự ý làm sao nhãng, hoặc nếu các con đưa ra lý do để phớt lờ những trường hợp cầu nguyện thành tâm chính đáng – chỉ những điều được cho là rõ ràng như – nơi chốn, thời gian, thái độ nào mà các con có khi cầu nguyện”.

  1. Thánh Francis de Sales nói rằng, điều quan trọng là nhắm đến nguyên nhân nền tảng sinh ra tội lỗi, “đừng hài lòng với việc đề cập đến đến sự thật trần trụi về những tội có thể tha thứ được của các con, nhưng lên án chính bản thân về nguyên nhân động cơ dẫn đến tội lỗi của các con. Ví dụ, đừng mãn nguyện mà nói rằng các con đã không nói thật điều các con không làm tổn hại bất cứ ai, nhưng có hay chăng các con nói là vì kiêu căng, để được ca tụng hay để tránh những phiền phức, vì không để ý, hoặc vì ngoan cố.”

  2. Ngài cũng lưu ý đến tầm quan trọng của việc đưa ra bối cảnh đầy đủ. “thử hỏi các con có tiếp tục kéo dài việc phạm tội hay không, khi tầm quan trọng của tội lỗi phụ thuộc phần lớn vào sự kéo dài của tội, v.v,… có một sự khác biệt lớn giữa một hành vi kiêu căng đang trải qua vượt quá nửa giờ, với một hành vi chiếm trọn nội tâm khoảng một ngày hoặc hơn.” Ngài nói, điều đó như thế là có ích để nói đến “trong thực tế, động cơ và sự kéo dài các tội lỗi của các con,…”

“Đừng dung thứ cho bản thân trong việc kể ra những điều cần thiết để giải thích bản chất tội lỗi của các con, chẳng hạn như, lý do tại sao các con nổi nóng, hay tại sao các con khuyến khích người khác làm điều sai trái.”

“Vì vậy, đối với những người tôi không muốn nói lời có tính đùa giỡn với họ, tôi ghìm nén cảm xúc của mình và nói lời nhẹ lại. Nếu gặp người tôi thích tôi nói điều mạnh mẽ hơn mà lẽ ra tôi không nên nói điều xấu đó, vì vậy, trong việc xưng thú, tôi phải xưng ra những điều tôi mất kiểm soát trong khi nói chuyện với người khác, không vì những lời được nói ra ngay cả khi ghét người nói chuyện với mình; và nếu để tự các con giải thích rõ ràng thì thật cần thiết để tường thuật chi tiết những lời mình nói, thật là một điều tốt để làm như vậy; vì việc đơn thuần lên án chính bản thân mình như thế người đó khám phá ra không chỉ những tội lỗi thật sự của người đó, mà cả những thói xấu của người đó nữa, các cách thức, chiều hướng và các nguồn gốc khác của tội lỗi, bằng nhiều cách thế, người cha thiêng liêng của người đó sẽ có được tầm hiểu biết đầy đủ hơn về nội tâm của người mà ngài giao thiệp, và biết rõ những phương thuốc nào để áp dụng,…”.

  1. Cuối cùng, thánh Francis khuyên trung thành với một cha giải tội, khi có thể: “đừng thay đổi cha giải tội của các con, nhưng khi đã chọn ngài, hãy đều đặn trong việc tường trình lương tâm của các con cho ngài theo những lý do đã được đưa ra, đơn sơ và thẳng thắn kể cho ngài tội lỗi của các con, và thỉnh thoảng – người ta nói mỗi tháng hoặc mỗi hai tháng cho ngài thấy tình trạng chung về các xu hướng chung của các con, mặc dù những xu hướng đó chẳng có gì sai trái; chẳng hạn như có chăng việc các con chán nản, lo âu, phấn khởi, mong muốn tiến thân, tiền bạc, và những điều tương tự khác.”

Thánh nhân viết cuốn Dẫn tới đời sống tôn thờ cho giáo dân đầu thế kỷ thứ 17.

Thật sự nó có thể được coi như một  “tác phẩm vượt thời gian” (timeless classic), vì cuốn sách ngày nay vẫn đưa ra một sự hướng dẫn cho những người bước đầu tiến vào con đường tâm linh – và không những cho những người mới bắt đầu, vì chưng với bất kỳ mối quan hệ nào, tình giao hảo của ta với Thiên Chúa đòi hỏi sự trở về với những nền tảng cơ bản đó.