Các sinh viên thân mến: “không có những sau này”

0
1239

Leonard J.DeLorenzo

“Có những nơi trong trái tim chưa tồn tại;

 và đau khổ đi vào,

rồi chúng trở thành hiện hữu.” —Léon Bloy

Các bạn sinh viên thân mến,

Mọi thứ đang diễn ra không theo kế hoạch. Các bạn mong đợi được ở trong khuôn viên trường, tôi mong đợi được ở trong lớp học, và không ai ngờ rằng giãn cách giữa chúng ta với nhau sẽ là ưu tiên chính của đời sống xã hội. Tuy nhiên, chúng ta thì ở đây. Học kỳ không ai trong chúng ta đã dự phòng thì đã phải bị kết thúc và đối với những bạn là học sinh lớp 12, những ngày sống trong một tập thể khuôn viên trường đã kết thúc không mấy suôn sẻ. Không có cách nào để làm mềm cú đánh; nó chỉ là một sự mất mát, trong sáng và đơn giản.

Như chúng ta đều biết, có nhiều mất mát hơn theo sau. Chúng ta có khả năng nhìn thấy bệnh tật và thậm chí cả cái chết trên một quy mô nhỏ nếu ai trong chúng ta đã từng thấy trước đây. Những người xung quanh chúng ta, những người chúng ta quen biết, sẽ mất việc làm, nếu họ chưa từng bị thất nghiệp. Tất cả sự giãn cách này sẽ làm tăng thêm nỗi cô đơn, và nhiều người trong chúng ta đã cảm thấy cô đơn. Rất nhiều thứ mà chỉ vài tuần trước đây chúng ta đã cho rằng không cần bận tâm thì chắc chắn rằng đang rơi vào tình trạng bị ép buộc. Chúng ta mới chỉ nhìn thấy phần đầu của những mất mát sắp xảy ra.

Không có sự may rủi ở đây, nhưng có một bài học. Đó không phải là loại bài học mà ai cũng có thể chỉ dạy cho người khác, như thể đó là vấn đề của việc có thông tin đúng. Không, đây là một bài học cần phải được thấm thía. Bài học rút ra là cuộc sống, vào lúc cuối, là về sự mất mát, đau khổ, chính nó là người thầy.

Một số trong các bạn đã phải trải qua những đau khổ đáng kể trong cuộc đời mình, những đau khổ không có những “sau này” khi mọi thứ trở lại “bình thường”. Tôi đang nói về loại đau khổ nơi mà cái “bình thường” tự nó thay đổi. Cái chết của cha mẹ, nỗi kinh hoàng của sự ngược đãi, nỗi đau đớn của bệnh tâm thần mãn tính, hoàn cảnh nghèo đói tàn khốc. Đa số các bạn cũng giống như tôi: chúng ta đã được thoát khỏi loại đau khổ đó. Chúng ta đã trải qua nỗi đau và mất mát, nhưng luôn có những “sau này” khi mọi thứ trở lại “bình thường”.

Khi tôi còn là một sinh viên đại học vào ngày 11/9, và thậm chí sau đó, thất vọng và mất phương hướng như ngày hôm đó, hầu hết chúng tôi đã trở lại lớp học vài ngày sau đó để thoát khỏi sự mất mát dai dẳng. Những ai có người thân ở trên những chiếc máy bay hay trong những tòa nhà đó không thể tránh khỏi nỗi đau đó. Đối với họ, mất mát không phải là tạm thời và họ đã thấm thía bài học này qua sự đau khổ.

Điều làm nên sự khác biệt của đại dịch virus này là không ai được miễn nhiễm. Chắc rằng mỗi chúng ta, trong mỗi cộng đồng, sẽ cảm thấy hoặc chứng kiến ​​sự mất mát cận kề. Chúng ta đã bắt đầu trải qua những mất mát sẽ không thể bù đắp lại được: đối với các bạn, điều đó ít ra có nghĩa là mất năm học, và đối với học sinh lớp 12, điều đó có nghĩa là mất một kỳ kết thúc ở trường, nhưng xem ra điều này vẫn còn thường thú vị hơn tất cả những thứ còn lại. Ai biết được loại hình kinh tế hoặc thị trường nào sẽ có khi tất cả kết thúc? Ai biết được liệu lối sống Mỹ toàn cầu hóa của chúng ta có quay trở lại không? Có thể không có điều gì thực sự nên xảy ra, nhưng trong mọi trường hợp, “bình thường” đang trải qua sự thay đổi.

Và vì vậy bạn phải đối mặt với bài học không thể chối cãi mà nhiều người trong chúng ta không học được cho đến tận sau này: cuộc sống là sự mất mát. Tôi biết điều đó nghe có vẻ vừa định mệnh, vừa bi quan, nhưng không phải vậy đâu. Thay vào đó, nó trung thực và có khả năng giải phóng.

Ảo tưởng của tuổi trẻ cho rằng sự tiến triển là điều không thể tránh khỏi và mọi thứ sẽ chỉ trở nên tốt đẹp hơn. Bất cứ thứ gì bị mất sẽ được lấy lại, và sau đó là một vài thứ. Bất cứ điều gì bị bỏ lỡ, sẽ được khám phá lại, và nó sẽ tốt hơn theo cách đó. Văn phòng giới thiệu việc làm sẽ tiếp tục tăng lên, khả năng sẽ tiếp tục nhân lên, chân trời sẽ tiếp tục mở rộng. Một số trong các bạn không bị ảo tưởng như vậy, vì những đau khổ mà bạn đã trải qua. Nhưng như một quy luật, các bạn đang ở giữa ảo tưởng của tuổi trẻ. Một số người trong chúng tôi gấp đôi tuổi của bạn vẫn ẩn nấp trong những ảo tưởng đó.

Chỉ trong một vài năm, các bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng mọi thứ không như chúng tưởng – rằng tiến triển không phải là tất yếu và không phải mọi thứ đều tốt hơn. Đối với nhiều người trong chúng ta, nó bắt đầu ở các cơ và khớp của chúng ta, chúng sẽ hành hạ chúng ta trong nhiều ngày nếu chúng ta tham gia vào cùng một loại hoạt động vất vả mà chúng ta đã yêu thích trong suốt cuộc đời. Sau đó, tình bạn tưởng như rất tự nhiên và phổ biến ở trường đại học trở nên hiếm hoi hơn. Cha mẹ của chúng ta bắt đầu già đi và cần sự chăm sóc của chúng ta, chính xác là lúc một số người trong chúng ta đang nuôi con, những người cần sự chăm sóc của chúng ta. Chúng ta mất đi sự sang trọng của tính vô tư. Chúng ta mất thời gian rảnh rỗi. Chúng ta mất quyền tự quyết không xác định, mất những khả năng không đếm xuể và những tầm nhìn mờ mịt.

Điều đó nghe có vẻ giống như một bi kịch, vậy làm thế nào để giải phóng nó? Sẽ là tự do nếu chúng ta học cách chấp nhận rằng cuộc sống của chúng ta là cho vay và chúng ta có ý định trao tặng cuộc sống của mình cho người khác. Đó là loại bài học mà chúng ta được dạy khi còn trẻ, mặc dù nó thường vẫn ở cung bậc của một ý tưởng cao quý mà chúng ta có thể chọn tham gia hoặc không tham gia tùy thuộc vào tâm trạng của mình. Những điều mà mọi đau khổ của cuộc sống trưởng thành cho chúng ta thấy là ý tưởng này thực sự là quy tắc cao và bất khuất, và nó chi phối cơ thể chúng ta cũng như các mối quan hệ của chúng ta và mọi thứ khác, không có ngoại lệ. Chúng ta luôn quan niệm rằng chúng ta thì giới hạn, nhưng cuối cùng chúng ta học được điều này thông qua việc đắm mình trong thực tế. Ảo tưởng của tuổi trẻ che giấu điều đó; sự trung thực của tuổi trưởng thành tiết lộ nó.

Chúng ta sống trong ảo tưởng rằng chúng ta là bất khả xâm phạm. Sự tiết lộ về tính dễ bị tổn thương của chúng ta đến với chúng ta như một sự tính toán. Ngay bây giờ, tất cả chúng ta đều cảm thấy dễ bị tổn thương, hoặc nếu chưa, chúng ta có thể sẽ sớm cảm thấy điều đó. Thật khó để gọi bất cứ điều gì về đại dịch này là “một món quà”, nhưng có lẽ có một số yếu tố của món quà trong một thực tế này: tất cả chúng ta đồng thời phải đối mặt với sự tổn thương của cá nhân và tập thể. Chúng ta không thể kiểm soát tất cả.

Tôi đã đọc về điều này một lần trong đoạn mở đầu đáng ái ngại trong tác phẩm Dependent Rational Animals của Alasdair MacIntyre. Nó có vẻ như là một ý tưởng đúng. Tôi tô đậm và gạch chân những từ của ông ấy như một học sinh ngoan ngoãn. Tôi có thể dạy những từ này cho người khác. Nhưng tôi có cảm thấy sức nặng của chúng hay sức mạnh của sự mặc khải đang biểu lộ không? Không. Tất cả chỉ là một ý niệm, với những khoảnh khắc thoáng qua về nhận thức chứ không phải bất cứ thứ gì như hấp thụ sự thật này vào cơ thể tôi, cuộc sống của tôi. Nhưng giờ đây, những lời này trong cuốn sách của Macintyre gây đau đớn theo một cách mới vì chúng thật đúng làm sao:

Con người chúng ta dễ bị tổn thương bởi nhiều loại phiền não và hầu hết chúng ta đều có lúc mắc phải những căn bệnh nghiêm trọng. Cách chúng ta đối phó chỉ là một phần nhỏ tùy thuộc vào chúng ta. Đối với người khác, chúng ta thường mắc nợ sự tồn tại của chúng ta, hãy nói chỉ sự hưng thịnh của chúng ta thôi, khi chúng ta gặp phải bệnh tật và tổn thương thể lý, dinh dưỡng không đầy đủ, khiếm khuyết và rối loạn tâm thần, cũng như sự công kích và bỏ mặc của con người. Sự phụ thuộc vào những người khác này để được bảo vệ và nuôi dưỡng là rõ ràng nhất ở thời thơ ấu và ở tuổi già. Nhưng giữa giai đoạn đầu và giai đoạn cuối này, cuộc đời của chúng ta được đánh dấu đặc trưng bởi thời gian thương tật, ốm đau hoặc tàn tật, lâu hay mau khác nhau, và một số người trong chúng ta bị tàn tật cả đời.

Và khi những người ốm, những người bị tổn thương và những người tàn tật khác được trình bày trong những trang sách triết học đạo đức, thì hầu như chỉ có thể là đối tượng nhân từ của những tác nhân đạo đức, những người được hiện diện như thể họ có lý trí liền lạc, khỏe mạnh và không gặp rắc rối. Vì vậy, chúng ta được mời gọi, khi chúng ta nghĩ về sự khuyết tật, hãy nghĩ về “người khuyết tật” như “họ” là, không phải là “chúng ta”, như một tầng lớp riêng biệt, không phải như chúng ta đã từng, đôi khi hiện tại, và có thể tốt trong tương lai.

Tất cả chúng ta đều dễ bị tổn thương, tất cả chúng ta đều bị tàn tật, tất cả chúng ta đều phụ thuộc. Đôi khi, sự phụ thuộc của chúng ta không quá rõ rệt, và vì vậy chúng ta thấy mình là những tác nhân đạo đức từ tiềm tàng — hợp lý, có năng lực, an toàn. Nhưng thực tế là sự phụ thuộc cực độ của chúng ta chỉ bị đình chỉ trong những thời điểm như thế, vì chúng ta bước vào và rời khỏi thế giới trong tình trạng lệ thuộc, và nhiều người trong chúng ta chạm vào sự phụ thuộc triệt để của mình trong nhiều ngày hoặc nhiều năm. Sự độc lập giả định của chúng ta là sự lãng quên về sự phụ thuộc của chúng ta, và ảo tưởng của tuổi trẻ đã tạo ra lời hứa hão huyền về sự độc lập bất tận.

Điều trớ trêu của tuổi trưởng thành thì nói cách chính xác khi chúng ta đạt đến điểm mà dường như sự độc lập của chúng ta sẽ được phát huy tối đa, chúng ta được nhắc nhở về sự phụ thuộc của chúng ta cả từ bên trong cơ thể chúng ta và từ thế giới xung quanh. Đó chính là “món quà” của đại dịch này: sự thật đang được phơi bày – tất cả chúng ta đều dễ bị tổn thương và phụ thuộc, và hơn thế nữa, mọi sự nên dự phòng hơn là chắc chắn.

Một người bạn của tôi gần đây đã gây một lỗi đánh máy “ngây ngô” trên mạng xã hội liên quan đến đại dịch này. Joy Clarkson đã viết, “với tất cả số tiền, tôi sẽ không chi tiêu cho một ơn gọi mùa xuân (spring vocation).” Tất nhiên, cô ấy muốn viết “kỳ nghỉ mùa xuân” (spring vacation). Sau đó, tôi và cô ấy quay đi quay lại trong niềm vui thích với ý tưởng về một “ơn gọi mùa xuân.” Tôi đã viết cho cô ấy rằng chúng ta được kêu gọi “trong mỗi mùa, và từ mùa này sang mùa khác.” Và cô ấy trả lời rằng “đây là thời điểm thích hợp để tất cả chúng ta xem xét ơn gọi theo mùa của chúng ta có thể là gì trong điều kỳ lạ này.” Cuộc trao đổi này khiến tôi coi là một bài bình luận không chính thức về lập luận của MacIntyre: vấn đề không phải là thực thi ý chí của chúng ta, tìm cách bẻ cong mọi thứ để trở lại phiên bản “bình thường” ưa thích của chúng ta, mà thay vào đó, hãy phản ứng với những hoàn cảnh nhất định trong sự khiêm tốn và dũng cảm.

Chúng ta thấy mình đang ở trong một mùa lạ, các bạn của tôi ơi! Nó không phải là một mùa mà bất kỳ ai trong chúng ta mong đợi, cũng không phải là một mùa mà bất kỳ ai trong chúng ta đều cầu xin. Nhưng đó là mùa của chúng ta, ngay bây giờ, và đó là một mùa có rất nhiều mất mát. Vậy thì các bạn và tôi sẽ trả lời như thế nào?

Đây là lời khuyên của tôi: hãy chấp nhận những mất mát như những mất mát, sau đó tìm cách cho đi. Điều đó nghe có vẻ trái ngược hoàn toàn, bởi vì rất nhiều bản năng của chúng ta hướng chúng ta cố gắng tìm cách bù đắp những tổn thất của mình. Những bản năng đó dẫn chúng ta đến con đường đau khổ và vô ích. Chúng ta đã  bị tổn thương trước điều này và chúng ta sẽ dễ bị tổn thương “sau đó”.

Món quà của mùa này là chúng ta buộc phải nhận ra chúng ta dễ bị tổn thương và phụ thuộc như thế nào. Ngay cả khi không có một điều “bình thường” mới trên thế giới “sau” tất cả những điều này, nhưng có lẽ chúng ta có thể bắt đầu thay đổi những gì bản thân chúng ta coi và khao khát là “bình thường”. Có thể sự bình thường mới của chúng ta sẽ xây dựng dựa trên bài học về mất mát mà đau khổ mang lại bây giờ, nơi mà chúng ta cảm thấy theo cách mà chúng ta chưa từng có trước đây rằng, cuối cùng mỗi chúng ta đều phụ thuộc và chúng ta có trách nhiệm với nhau. Lời kêu gọi trong mùa này là vứt bỏ ảo tưởng về sự bất khả xâm phạm và sống với nhau trong sự thật. Dù sao thì đó cũng là điều mà trường đại học phải dẫn bạn đến: Sự thật.

Phạm Minh Triều, CM (chuyển ngữ từ https://churchlifejournal.nd.edu/)