Căn Tính Của Tu Hội Truyền Giáo Lúc Khởi Đầu Thế Kỷ Thứ V

0
1159

Vinícius Augusto Teixeira, CM

Chủ đề căn tính thường xuất hiện trong những suy tư và thảo luận của chúng ta. Điều này đặc biệt đúng trong thời đại có nhiều thay đổi căn bản nơi các lĩnh vực đa dạng nhất: nhân học, văn hóa, xã hội, tôn giáo, Giáo hội… Chúng ta thực sự đang sống trong một thời điểm lịch sử của những bất ổn và bấp bênh đáng kể. Một mặt, cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra đã nêu bật thực tế của một thế giới rạn nứt, gây nên sự bất an leo thang trong hiện tại và tương lai. Mặt khác, cuộc khủng hoảng này đã giúp chúng ta thức tỉnh về sự cần thiết và cấp bách của việc phải quay trở về với những khía cạnh thiết yếu nhất của đời sống, khôi phục lại các giá trị đã bị quên lãng, khám phá lại các nguyên tắc và thái độ có khả năng nhân bản hóa con người, tăng cường các mối quan hệ và tái tạo sự hài hòa trong Cộng đồng Toàn cầu. Đức Giáo hoàng Phanxicô, bằng sự rõ ràng, ngài đã biết cách ghi nhớ điều này bằng lời cầu nguyện không thể quên đó vào ngày 27/03/2020, tại Quảng trường thánh Phêrô, hoàn toàn trống vắng: “Cơn bão làm lộ ra lỗ hổng của chúng ta và phơi bày những bảo đảm giả dối và thừa thải mà chúng ta đã xây dựng trong các chương trình nghị sự, dự án, thói quen và những ưu tiên của mình. Nó cho thấy chúng ta đã khờ khạo như thế nào và từ bỏ những gì nuôi sống, duy trì và củng cố cuộc sống của chúng ta và cộng đồng của chúng ta.”[1]

Có thể là như vậy, bản chất gây kinh ngạc và gây bối rối của Cronos (thời gian vật lý, niên đại) không ngăn cản chúng ta nhận ra hoa trái và lời hứa của Kairos (thời cơ thuận tiện, chín muồi) đang giới hạn chân trời tồn tại và lịch sử của chúng ta. Khoảnh khắc này đòi hỏi chúng ta cần phải cầu nguyện liên lỉ hơn, suy tư sâu sắc hơn, suy xét cẩn thận hơn, và có những quyết định táo bạo hơn. Một sự khởi đầu tốt đẹp có thể nhấn chìm chúng ta trong chủ đề căn tính, vốn định hình nên chúng ta, vì lẽ rằng, không biết chúng ta là ai hay được mời gọi để làm gì, chúng ta không thể sống một cuộc đời có ý nghĩa, không thể hành động bằng sự nhiệt tâm, và không thể nói bằng niềm tin của mình. Chúng ta sẽ thiếu chiều sâu, sự nhất quán và động lực. Tu Hội Truyền Giáo được thử thách đi theo con đường dành riêng và tái định hình căn tính thiêng liêng và tông đồ của mình trước những thách đố và tiếng kêu gọi của thời điểm hiện tại. Vậy, vấn đề là lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần, Đấng vẫn đang phán với Tu Hội: “Cái gì ngươi đang có, hãy nắm chắc, đừng để ai lấy mất triều thiên dành cho ngươi(Kh 3:11). Tổng Đại hội lần thứ 43 được tổ chức trong bối cảnh này và mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện và suy ngẫm về chủ đề: Chúng ta phục hồi căn tính của mình vào khởi đầu thế kỷ thứ 5 của Tu Hội Truyền Giáo. Để đạt được điều đó, cha Fr. Tomaž Mavrič đã đề nghị với chúng ta: “Tổng Đại hội kế tiếp của chúng ta sẽ được tổ chức, theo ý muốn của Thiên Chúa, 405 năm sau thời điểm được Chúa khởi hứng tại Folleville. Trước hết hãy dấn thân theo Chúa Giêsu, Đấng rao giảng Tin Mừng cho người nghèo. Chúng ta cần phấn đấu cho một mùa xuân mới, một Lễ Hiện Xuống mới. ”[2]

Vì giới hạn của bài viết, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này qua ba khía cạnh: chúng tôi sẽ trình bày một vài phương pháp luận giả định về căn tính Vinh Sơn (I), chúng tôi sẽ gợi lại những khía cạnh hạt nhân của căn tính đó (II) và chúng tôi sẽ đề cập đến một số rủi ro hoặc các khuynh hướng có thể ngăn cản chúng ta trong nỗ lực cập nhật căn tính của mình (III). Trong tất cả những điều này, cần nhớ rằng, việc hồi sinh căn tính của Tu Hội Truyền Giáo đòi hỏi phải có sự phối hợp từ các lĩnh vực cá nhân, cộng đoàn và học viện (Tỉnh dòng và Tu Hội nói chung), vì mọi thay đổi cấu trúc có điểm xuất phát nơi cuộc đời của những người tìm hiểu về sự cấp thiết của căn tính và quảng bá nó bằng sự chính trực và hi vọng.

I – Ba giả định của căn tính Vinh Sơn

Thật thuận lợi để bắt đầu bằng cách làm rõ vấn đề căn tính, ý nghĩa và phạm vi của nó. Chúng ta sẽ xem xét ba giả định này và qua đó tìm thấy sự hỗ tương trong kinh nghiệm của chính thánh Vinh Sơn Phaolô, người đã thực hiện nỗ lực đáng khen ngợi đó, để xác định sơ lược tiểu sử về những nền tảng của ngài.

1. Căn tính là biểu hiện hữu hình thiết yếu định hình nên chúng ta, nó là thực tại hóa lịch sử về những gì mà chúng ta được mời gọi là. Sử dụng hình ảnh kích thích tư duy từ chính thánh Vinh Sơn, chúng ta có thể nói rằng, căn tính thì tương tự như khuôn mặt, “là chứng nhân của trái tim” (ES IX-A, 398|SV IX, 435)[3]. Vào một dịp khác, Đấng sáng lập nói: “Khuôn mặt là dấu hiệu của sự thay đổi của trái tim, vì thường lệ, chúng làm chứng cho nội tại bên trong”[4]. Ngài cũng áp dụng sự tương hợp đó trong việc giải thích các nhân đức xác định tinh thần của Nữ tử Bác ái: “Bất cứ ai nhìn thấy các chị phải nhận ra nơi các chị những nhân đức đó” (ES IX-A, 537|SV IX, 596)[5]. Nói cách khác, các ý hướng, cảm xúc và sự thay đổi mà chúng ta che giấu bên trong được phản chiếu ở mức độ cao hơn trong hành vi của chúng ta, trong lời nói và hành động, trong những lựa chọn và cam kết của chúng ta. Vì vậy, căn tính phân biệt chúng ta với những người khác, thăng hoa và làm cho các đặc trưng của chúng ta trở nên rõ ràng. Giống như tất cả các căn tính thiêng liêng và tông đồ, căn tính Vinh Sơn có một cấu trúc kép: Nội tại hay đặc sủng, hai thứ được đặt làm trung tâm trên kinh nghiệm nền tảng, đó là cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu Kitô, Đấng rao giảng Tin mừng cho người nghèo, từ cuộc gặp gỡ đó tuôn trào các giá trị, xác tín và động lực; và ngoại tại hoặc tiên tri được chuyển thành con đường của hiện hữu và hành động, trong một lối sống có tính bác ái và truyền giáo rõ rệt. Đấng sáng lập đã biết cách làm rõ điều này bằng cách phác thảo diện mạo của Tu Hội Truyền Giáo bằng những từ sau: “Điều cụ thể đối với Tu Hội là hiến mình, giống như Đức Giêsu Kitô, cho người nghèo” (ES XI-A, 387|SV XII, 79)[6].

Chiều kích nội tại nuôi dưỡng và thúc đẩy ngoại tại, trong khi chiều kích ngoại tại cụ thể hóa và hiện thực hóa nội tại. Điều đáng nói ở đây là triết gia Kitô giáo E. Mounier đã từng đề cập đến sự hiện hữu của một con người được lưu danh trong lịch sử: Nếu không có đời sống ngoại tại, đời sống nội tại sẽ không ăn nhập, cũng như, nếu không có đời sống nội tại, nó sẽ chẳng có gì khác ngoài sự điên dại[7]. Do đó, đây là khái niệm đầu tiên về căn tính mà chúng ta có thể rút ra từ trực giác của thánh Vinh Sơn Phaolô: ơn gọi của chúng ta có dáng vẻ riêng của nó, một khuôn mặt có tính xác định và hữu hình, và là một cách thức cụ thể để định vị chúng ta trong Giáo hội và thế giới theo đặc sủng mà Chúa Thánh Thần đã truyền đạt cho chúng ta qua Đấng sáng lập. 

2. Căn tính Vinh Sơn được cấu trúc theo quy trình biện chứng, trong sự căng thẳng thường trực và lành mạnh giữa lòng trung thành và sáng kiến. Do đó, nó là một “quỹ đạo bắt nguồn từ hai viên đá: quỹ đạo của bản chất kế thừa và sự tồn tại có cấu trúc lịch sử”[8]. Đồng thời, chúng ta là những người thừa kế và là người thợ căn tính của chúng ta. Trong bài nói chuyện với các chị Nữ tử Bác ái vào một dịp nọ, thánh Vinh Sơn biết rất rõ về sức sống biểu lộ tinh thần hoặc căn tính của một tu hội tông đồ: Chị em thấy sự khởi đầu của Tu hội chị em là gì. Và do đó, vì nó không phải như bây giờ, nên người ta tin rằng nó vẫn chưa phải là gì khi Thiên Chúa đưa nó đến tình trạng mà Ngài muốn”(ES IX-A, 234|SV IX, 245)[9]. Căn tính Vinh Sơn được trình bày như một ân huệ và một trách nhiệm; đó không chỉ là một khế ước được nhận lãnh trong quá khứ, nhưng còn là mục tiêu mà chúng ta phải đạt bằng được, một mục đích mà chúng ta cần phải thực hiện ngày này qua ngày khác, và không ngừng kiếm tìm sự thống nhất ngõ hầu mang lại cho nó ý nghĩa và sự nhất quán[10]. Đồng thời, giống như một cái cây hút nhựa sống nhờ rễ của nó và được củng cố nhờ bộ rễ đó thì căn tính của Tu Hội cũng cần được liên tục nuôi dưỡng bởi nguồn khởi hứng đã khai sinh Tu Hội và duy trì sức sống cho nó, nghĩa là, mở ra để sửa đổi kịp thời và cập nhật, và có khả năng đáp ứng hiệu quả trước những thách đố của từng thời điểm lịch sử. Khi một di sản tự áp đặt mình như một thứ gì đó khép kín hoặc khi xây dựng di sản mới mà lại bỏ qua cội nguồn của nó thì căn tính sẽ trở nên nghèo nàn và mờ nhạt[11]. Điều mới mẻ mà chúng ta mong muốn dành cho người nghèo và cho Giáo hội, như là những người thừa kế và thực hành truyền thống Vinh Sơn, không thể làm được nếu không có sự phong phú của di sản do Đấng sáng lập để lại cho chúng ta, vốn bắt nguồn từ Tin Mừng mà đã đóng khung toàn bộ sự hiện hữu của ngài. Thật vậy, để có được tính nguyên bản thực sự, chúng ta phải quay trở về với cội nguồn của chúng ta, trở về những gì chúng ta có là chân thực nhất. Đức Giáo hoàng Phanxicô đã biết cách đổi mới lời mời gọi này: Chú ý đến lịch sử của chính mình là điều không thể thiếu để gìn giữ cho căn tính sống động và củng cố sự hiệp nhất của gia đình và ý thức thuộc về các thành viên trong gia đình. Vấn đề không phải là làm khảo cổ hay nuôi dưỡng những hoài niệm vô ích, mà là đi trên con đường của các thế hệ đã đi qua để khám phá lại trong họ những nguồn khởi hứng, lý tưởng, dự định, giá trị đã định hướng cho họ, khởi đị từ các đấng sáng lập và cộng đoàn tiên khởi[12]. Bất cứ ai muốn nhận thức về căn tính Vinh Sơn phải trở về nguồn để thấm nhuần sự phong phú nguyên gốc và sáng tạo của đặc sủng, và do đó, tiến lên với cái nhìn sâu sắc và mạnh mẽ hơn theo hướng thách thức và đòi hỏi của sứ vụ trong những bối cảnh đương thời khác nhau.

3. Xây dựng một căn tính cởi mở, đối thoại và tương tác. Trong nhiều dịp, Đấng sáng lập của chúng ta đã bị thuyết phục về tầm quan trọng của quyền sở hữu rộng rãi và sâu sắc đối với những chi tiết trong ơn gọi của chúng ta. Tuy nhiên, ngài nhận thức được rằng, điều này không ngụ ý bất cứ sự cô lập phức tạp hay sự tự ái vượt trội nào. Thay vào đó, Thánh Vinh Sơn nhấn mạnh rằng, các cha và các tu huynh của ngài biết cách ghi nhận giá trị của các gia đình thiêng liêng khác nhau đang tồn tại trong Giáo hội, và do đó biện hộ cho điều mà ngày nay được hiểu là sự bổ sung và hội tụ giữa các đặc sủng và các thừa tác vụ giúp làm phong phú thêm sứ vụ chung của dân Chúa: Thiên Chúa đã nâng đỡ Tu Hội này, cũng giống như những tu hội khác, vì tình yêu của Ngài và niềm vui thiện hảo. Tất cả tu hội đều yêu mến Ngài, nhưng mỗi tu hội yêu Ngài theo một cách khác nhau: tu sĩ dòng thánh Bruno yêu mến Chúa bởi sự tĩnh mịch của họ, tu sĩ dòng Phanxicô bởi sự nghèo khó, những người khác ca ngợi bằng lời ca tiếng hát của họ; còn chúng ta, hỡi anh em, nếu có tình yêu, thì phải thể hiện tình yêu đó bằng cách dẫn dắt đoàn dân yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, hãy yêu tha nhân vì Thiên Chúa và Thiên Chúa vì tha nhân”(ES XI-B, 553|SV XII, 262) [13]. Chính thánh Vinh Sơn Phaolô đã hướng dẫn và đồng hành chặt chẽ với nền tảng và sự phát triển của một số cộng đoàn tu trì, giúp họ phân định và đồng hóa căn tính riêng của họ[14]. Ngài biết rằng, bởi ý định của Thiên Chúa, mỗi căn tính đặc sủng đều có cái nhìn về Chúa Giêsu Kitô và một chiều kích về sứ mạng cứu độ của Ngài: Các tu hội tồn tại trong Hội thánh của Thiên Chúa nhìn Thiên Chúa chúng ta theo những cách khác nhau, tùy theo sức hấp dẫn khác nhau của ân sủng Ngài, tùy theo ánh sáng và ý tưởng khác nhau mà Ngài ban cho họ, mỗi tu hội ở trạng thái riêng; và vì vậy họ tôn vinh Chúa và bắt chước Ngài theo những cách khác nhau “(ES XI-B, 571 | SV XII, 284)[15]. Phần kết thật rõ ràng: chúng ta đều khác nhau, nhưng không xa lạ. Không một đặc sủng nào có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của dân Thiên Chúa. Các đặc sủng khác nhau thúc đẩy sự sống của Giáo hội là những căn tính có mối quan hệ lâu dài và như vậy phải tương tác với sứ mạng chung là rao truyền nước Trời trong lịch sử, mỗi đặc sủng giữ nguyên vẹn những gì đặc biệt của nó. Về mặt này, không cần thiết phải vạch ra những ranh giới cứng nhắc của sự tách biệt, nhượng bộ cho những so sánh hời hợt và những lời sáo rỗng khinh thường, vốn được tiến hành bằng cách khái quát hóa. Đây là những gì sẽ xảy ra, chẳng hạn, khi người ta chỉ đơn giản liên kết chủ nghĩa cá nhân và chỗ ở với lối sống của các giáo sĩ trong giáo phận. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng có không ít linh mục giáo phận cam kết theo những đòi hỏi của ơn gọi, gương mẫu trong việc tu dưỡng đời sống thiêng liêng, bác ái mục vụ và tình huynh đệ linh mục[16]. Trong cuộc đối thoại và cộng tác với các căn tính khác nhau, căn tính Vinh Sơn được đào sâu và làm cho phong phú, mang lại những đóng góp cụ thể cho sứ mạng của Giáo hội. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh: Kinh nghiệm đẹp nhất là khám phá ra bao nhiêu đặc sủng khác nhau và bao nhiêu ân huệ Chúa Thánh Thần của Chúa Cha mà Ngài đã đổ tràn đầy trong Hội thánh của Ngài. Đây không nên được coi là lý do gây hoang mang, lo lắng: tất cả đều là ân huệ mà Thiên Chúa ban cho cộng đoàn Kitô giáo để cộng đoàn này có thể phát triển một cách hài hòa, trong đức tin và đức mến của Ngài, như một thân thể duy nhất, thân thể của Đức Kitô[17].”

Trong những giả định này, chúng ta khám phá ra một hiện sủng bội tam: đắm mình sâu hơn bao giờ hết vào sự độc đáo phong phú của di sản tông đồ và thiêng liêng tạo nên đặc sủng Vinh Sơn; để phù hợp với tính năng động đặc trưng cho căn tính của chúng ta, cần biểu lộ sức sống lôi cuốn và sứ mạng của nó trong các phản ứng của chúng ta trước những thách đố của từng thời điểm và của từng thực tại; và thiết lập các nhịp cầu đối thoại và cộng tác với các cộng đoàn khác nhau để phục vụ sứ mạng chung là gieo Tin Mừng bằng lời nói và việc làm. Vậy, chúng ta sẽ giống như môn đệ Nước Trời, là người mang ra khỏi kho tàng của mình những thứ mới và cũ (x. Mt 13:52).

II – Các trục của căn tính Vinh Sơn – Tu Hội Truyền Giáo

Trước khi thảo luận về nền tảng căn tính Vinh Sơn trong Tu Hội Truyền Giáo, điều quan trọng, ít nhất là, nhớ lại những nguyên tắc phục hồi căn tính được Công đồng Vaticanô II (1962-1965) đề nghị, trong sắc lệnh “Perfectae Caritatis” (Đức ái trọn hảo) (n.2): chuẩn mực tối thượng của Tin Mừng, nguồn cảm hứng và ý định của các đấng sáng lập, truyền thống và huấn quyền của Giáo hội, những hy vọng và nhu cầu chính đáng của những người cùng thời với chúng ta, và cuối cùng là tính ưu việt của việc canh tân linh đạo phải ảnh hưởng lên những chiều kích khác của cuộc sống. Luôn luôn tốt để làm mới lại điều đã biết để nó không trở thành thói quen. Việc quay trở lại những điều cơ bản do Công đồng Vaticanô II chủ trương là một yếu tố thần học không thể chối cãi. Trên thực tế, gốc rễ cuối cùng của căn tính chúng ta, về cơ bản là thần học và không bao giờ bị thu hẹp thành các khía cạnh của bản chất triết học, tâm lý, xã hội học hay hoạt động đơn thuần[18]. Hơn nữa, căn tính của Tu Hội Truyền Giáo được tổng hợp trong các trang của Hiến pháp (1984) – cũng cần được điều chỉnh để đáp ứng tốt hơn trước những thách đố của một thế giới đang thay đổi toàn diện và đang mức báo động – đặc biệt là việc diễn đạt chính xác về mục đích của nó  (CC 1).

Trở về các nguồn và chuyển dịch các trang Hiến pháp theo cách thức có ý nghĩa và phù hợp với thời đại của chúng ta là nỗ lực quan trọng nhất cần được thực hiện để phục hồi lại căn tính của chúng ta. Vì lý do này, chúng ta không được phép thừa nhận các giá trị và nguyên tắc đã được cấp phép mà – mặc dù được đọc, nghiên cứu và tranh luận rộng rãi – trong thực tế vẫn chưa được thấu triệt đầy đủ và vẫn không thể thiếu và thậm chí là không thể tránh khỏi. Việc canh tân và phục hồi đặc sủng có được nhờ sự trung thành kép: đối với những giá trị thiết yếu tạo nên dự phóng ban đầu của Đấng sáng lập và với những phát triển lịch sử của mỗi thời đại. Và sự trung thành kép này được thực hiện bằng việc phân định cẩn thận và việc chuyển đổi cá nhân, cộng đồng và thể chế liên tục[19]. Chỉ bằng cách này, Tu Hội Truyền Giáo sẽ không ngừng đổi mới (semper idem in novitate), vì, như nhà thần bí và là chủ chăn vĩ đại, Don Helder Camara đã nói: Chúng ta phải thay đổi rất nhiều để giữ nguyên”, nghĩa là, để sống và hành động từ trong bản chất, chúng ta luôn cần quay trở lại để phục hồi sự phong phú độc đáo của mình. Một lần nữa, chúng ta phải đối mặt với thách đố của việc kết hợp lòng trung thành với sự sáng tạo táo bạo, như một tài liệu gần đây của Bộ Đời sống Thánh hiến và Các Hiệp hội Đời sống Tông đồ đã nhắc lại: Những gì chúng ta muốn gìn giữ phải được cập nhật liên tục. Do đó, trung thành được kết hợp với sáng tạo: một cái gì đó phải thay đổi và cái gì đó phải được duy trì. Bằng sự kiên nhẫn, điều quan trọng là phải biện phân điều gì phải giữ, trái lại, điều gì có thể và phải thay đổi.”[20]

Do đó, để nhập thế và chiếu tỏa tinh thần Phúc âm và Vinh Sơn trong việc định nghĩa căn tính của chúng ta thì tùy thuộc vào chúng ta. Và chúng ta phải làm điều đó từ cách chúng ta sống các chiều kích cấu thành lối sống của chúng ta (cầu nguyện, sứ vụ, công việc, cộng đoàn, các nhân đức, các lời khấn, giáo hội, thế tục, v.v.), trong nhiều hoàn cảnh mà chúng ta tự đặt mình là nơi lưu giữ và phân phát các đặc sủng nhận được từ Chúa Thánh Thần qua Thánh Vinh Sơn. Do không gian có hạn, dưới đây chúng tôi chỉ đề cập đến ba trục chính hoặc hạt nhân của sự canh tân căn tính của Tu Hội Truyền Giáo theo sự khôn ngoan của người sáng lập được cập nhật trong các bản Hiến pháp.

1. Đức Kitô là trung tâm. Trục đầu tiên của căn tính Vinh Sơn, không gì ngoài Đức Kitô, vị trí trung tâm tuyệt đối trong cuộc sống của chúng ta, với tư cách là những nhà Truyền giáo[21]. Đức Kitô là đá tảng vững chắc mà qua đó, chúng ta xây dựng ơn gọi của mình (Cf. Mt 7:24). Thánh Vinh Sơn đã nói điều này bằng nhiều cách thức khác nhau, với một khẳng định chưa từng có, qua đó truyền lại kinh nghiệm của chính ngài, kinh nghiệm của người đã quyết định “dâng hiến toàn bộ cuộc đời của mình, vì tình yêu Đức Kitô, và phục vụ người nghèo”, theo mục đích mà ngài đã thừa nhận ngay cả ở tuổi 30, khi ngài bị cám dỗ chống lại đức tin.[22] Đối với nhà truyền giáo, ngài sẽ nói đi nói lại rằng, “Đức Kitô là quy luật của Tu Hội” (ES XI-B, 429|SV XII, 130)[23], “là khuôn mẫu thực sự và là hình ảnh mà chúng ta không thấy, từ hai điều đó mà chúng ta biến thành hành động của mình” (ES XI-A, 129|SV XI, 212)[24].

Vì vậy, “chúng ta phải mặc lấy tinh thần của Chúa Giêsu Kitô (…) để sống và làm việc như Chúa chúng ta đã sống và làm cho tinh thần của Người biểu lộ trong toàn thể Tu hội và trong mỗi nhà thừa sai, trong mọi công việc nói chung và nói riêng mỗi công việc” (ES XI-A, 410|SV XII, 107-108)[25]. Từ mối tương quan hiệp thông và tình bằng hữu với Chúa Giêsu Kitô, mỗi ngày được đào sâu trong chiêm niệm và sứ vụ, một phương thế mới để liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân được sinh ra, một tầm nhìn mới về đức tin. Vì tất cả những lý do này, Chúa Giêsu Kitô là kim chỉ nam cho sự tồn tại của Nhà Thừa Sai và là tiêu chuẩn soi sáng cho sự phân định và quyết định của họ: “Để sử dụng tốt tinh thần và lý trí của mình, chúng ta phải có một quy tắc bất khả xâm phạm đó là, phán đoán trong mọi việc như Chúa của chúng ta; tôi xin nhắc lại, để luôn luôn phán đoán và trong mọi việc như Ngài đã làm, hãy tự hỏi bản thân khi có dịp: “Chúa của chúng ta đã phán xét điều này như thế nào? Ngài đã xử sự như thế nào trong trường hợp như vậy? Ngài đã nói gì?’ Tôi phải điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với châm ngôn của Ngài và theo gương của Ngài. Hỡi các anh em của tôi, chúng ta hãy tuân theo quy tắc này, chúng ta hãy bước đi trên con đường này với lòng tin tưởng hoàn toàn “(ES XI-A, 468 | SV XII, 178)[26]. Mỗi và mọi nỗ lực để phục hồi căn tính phải bắt đầu từ Chúa Giêsu Kitô. Và hơn thế nữa: khởi đi từ Đức Kitô mà thánh Vinh Sơn Phaolô đã gặp gỡ, chiêm ngắm và noi theo trong suốt cuộc đời của mình, Đức Kitô được Chúa Cha sai đến để rao giảng cho người nghèo, Đấng đã tiêu hao toàn bộ cuộc sống lịch sử của mình để thực hiện ý muốn cứu độ của Đấng đã sai Người đến và gieo rắc hạt giống của Vương quốc trong mảnh đất của lịch sử. Tổng Đại hội đồng lần thứ 42 (2016) đã nhắc nhở chúng ta một cách rõ ràng: “Chúa Giêsu Kitô là trung tâm của đời sống và sứ vụ của chúng ta, là quy luật cho căn tính của chúng ta, nội dung rao giảng của chúng ta, lý do chúng ta nhiệt tâm cho người nghèo” (2.1.). Tại thời điểm này, chúng ta cần tự hỏi mình xem mối quan hệ của chúng ta về tình bằng hữu và sự hiệp thông với Chúa đang diễn ra như thế nào, chúng ta nuôi dưỡng mối quan hệ đó một cách cá nhân và cộng đoàn như thế nào. Sau đó, vấn đề là việc nuôi dưỡng đời sống nội tâm, điều mà xác định chúng ta là nhà thừa sai và điều đó khuyến khích chúng ta tìm kiếm sự thánh thiện trong cuộc sống hàng ngày của mình. Ở nhiều nơi, các thành viên của Tu hội đã được biết đến với lòng quảng đại dấn thân và sự sẵn sàng phục vụ. Ước gì chúng ta cũng được biết đến với hoa trái của đời sống thiêng liêng luôn tỏa sáng và lan tỏa đến những người sống và làm việc với chúng ta. Trên thực tế, chúng ta có để cho Đức Kitô trở thành nguồn sống của chúng ta với tư cách là Nhà Thừa sai hay không? Chúng ta có đảm bảo sự hòa hợp giữa Tin Mừng mà chúng ta suy niệm, Bí tích Thánh Thể mà chúng ta cử hành và những người nghèo mà chúng ta phục vụ, như trung gian đặc ân trong cuộc gặp gỡ hàng ngày của chúng ta với Chúa không? Đối với chúng ta, việc đi theo Chúa Giêsu Kitô, Đấng rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, có thực sự là động lực của chủ nghĩa thần bí và đạo đức được thể hiện qua việc sống theo năm nhân đức và các lời khấn hay không?

2. Được dành riêng cho người nghèo, là một trong những xác quyết mạnh mẽ nhất của thánh Vinh Sơn, liên quan đến việc truyền giáo toàn vẹn cho người nghèo, là lí do cho sự tồn tại của Tu hội.[27] Trên thực tế, sự trung thành với ơn gọi này có liên quan mật thiết với mục đích của nó. Điều này có nghĩa rằng, trong bối cảnh của đặc sủng Vinh Sơn, bác ái và truyền giáo có một định hướng rõ ràng: ít nhất trong số các anh chị em của chúng ta (Cf. Mt 25:40), họ là những người thiếu thốn những gì cần thiết để có một cuộc sống đàng hoàng và hạnh phúc, họ cũng là những người không thể trả cho chúng ta về những gì chúng ta làm cho họ (Cf. Lk 14:12-13). Và, đó chính là vấn đề của người nghèo thực sự và cụ thể, những người bị xã hội bỏ bê và loại trừ; trong thực tế đối với cái nghèo tinh thần, đạo đức, tâm lý, hiện sinh, họ bị tước đoạt những thứ thiết yếu căn bản nhất cho cuộc sống; họ cũng bị đối xử tàn nhẫn bởi tính ích kỷ và bất công làm tổn thương đến nhân phẩm của họ. Cùng với họ, nhờ sự hiện diện trắc ẩn, truyền giáo sáng tạo và phục vụ hiệu quả, chúng ta tiếp tục sứ mạng của Con Thiên Chúa: “Vâng, Chúa chúng ta yêu cầu chúng ta truyền giáo cho người nghèo: Đó là điều Ngài đã làm và là điều Ngài muốn tiếp tục nhờ chúng ta” (SV XI-A, 386|SV XII, 79). Thật dễ hiểu, sự lựa chọn triệt để dành cho người nghèo của thánh Vinh Sơn không liên quan gì đến một quan niệm biệt phái hay chỉ là một chiến lược hành động. Nó được khai sinh từ kinh nghiệm tuyệt vời về đức tin, về mầu nhiệm ơn gọi của ngài, về cuộc gặp gỡ cá vị của ngài với Đức Giêsu. Kinh nghiệm đó luôn luôn sai ngài đến với những người hèn mọn nhất của thế giới này. Tin Mừng là quy luật tối thượng trong cuộc đời thánh Vinh Sơn và là khuôn mẫu hành động của ngài trong Giáo hội và trong xã hội vào thời của ngài, đó cũng là chìa khóa và con đường dấn thân cho người nghèo trong việc bước theo Đức Giêsu Kitô. Trong một buổi nói chuyện đáng nhớ, đấng sáng lập ám chỉ đến những câu hỏi phản tỉnh có thể nảy sinh xung quanh chủ đề Phúc Âm hóa người nghèo như là trung tâm của căn tính Tu Hội trong Giáo hội. Và ngài cho biết thêm về một bản mô tả rất rõ ràng về tính độc nhất của Tu hội Truyền giáo, do Thiên Chúa sáng lập để nối dài sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô. Đây chính là ân huệ, ân huệ này đòi hỏi một sự dấn thân cho việc truyền bá, nhất thống, và canh tân hằng ngày: “Nhưng không có một tu hội nào trong Giáo hội của Thiên Chúa lại có người nghèo làm của riêng và họ tự hiến cho người nghèo (…) và đây chính là những gì các nhà thừa sai làm; điều đặc biệt về nhà thừa sai chính là dâng hiến chính mình, giống như Chúa Giêsu Kitô, dâng hiến cho người nghèo. Vì vậy, ơn gọi của chúng ta là sự tiếp nối công việc của các ngài hay, ít nhất, có thể liên quan với nó trong những hoàn cảnh của các ngài” (ES XI-A, 387|SV XII, 79-80)[28]. Trong viễn tượng đức tin mà thánh Vinh Sơn cung cấp cho chúng ta, nhà thừa sai được mời gọi tái khám phá chính mình mỗi ngày như là một người bạn, một người loan báo Tin Mừng và tôi tớ của người nghèo. Tổng Đại hội lần thứ 42 muốn nhấn mạnh rằng chân lý này phải được khắc cốt ghi tâm của căn tính Vinh Sơn: “Người nghèo thiết lập nên số phận riêng của chúng ta, gia nghiệp chúng ta; hành động truyền giáo của chúng ta phải nhắm đến họ; họ cũng là những cộng sự đầu tiên của chúng ta. Tiếp xúc trực tiếp với họ, người nghèo Phúc âm hóa chúng ta (…). Mối quan hệ của chúng ta với người nghèo, cùng với tình yêu của Chúa Giêsu Kitô, xác định chúng ta là những nhà thừa sai (đối lập với quan chức)”(n.2.3). Đối với chúng ta, truyền giáo không phải là một hành động chuyên nghiệp, nó là một diễn tả ưu tiên của việc tuân theo Chúa Giêsu Kitô, của việc dâng hiến của chúng ta dành cho Thiên Chúa. Do đó, chúng ta cần dành thời gian và sự chú ý để biện phân sự hiện diện truyền giáo của chúng ta với những người mà chúng ta hướng tới nhờ ơn gọi cụ thể của chúng ta. Do đó, đã đến lúc xem xét lại ý nghĩa hiện tại, sự liên quan lôi cuốn và sự phù hợp mang tính tiên tri của các ban ngành, dự án và công việc của chúng ta. Những nơi chúng ta đặt trụ sở, việc phục vụ mà chúng ta chu cấp và cách chúng ta thực hiện, chúng có thể hiện sự thật chúng ta là người truyền bá Phúc âm cho người nghèo không? Hay chúng ta đang thoải mái bằng lòng với việc duy trì các cấu trúc có lợi, chỉ giới hạn mình trong một nhiệm vụ bảo trì đơn thuần? Chúng ta có nuôi dưỡng sự tự do bên trong và sự trong sáng thiêng liêng để theo đuổi những cách thức khác nhau, khám phá những con đường mới, và thực hiện hành động sáng tạo và hiệu quả trong việc tiếp cận thực tế của người nghèo và đáp lại những lời kêu gọi của thực tại nơi sứ mạng của chúng ta được thực hiện không? Vì vậy, để phù hợp với đặc sủng của chúng ta, triều đại giáo hoàng hiện nay yêu cầu chúng ta can đảm đặt mình ở ngoại biên, bên lề, ngoại ô, với một cảm thức Truyền giáo và Vinh Sơn đích thực. Chớ gì Thông điệp Fratelli Tutti mang tính ngôn sứ nói với chúng ta và khích lệ chúng ta!

3. Đào tạo hàng giáo sĩ và giáo dân trong và cho bác ái truyền giáo. Khi khẳng định tính ưu tiên chưa từng có của việc truyền giáo cho người nghèo, mà tính ưu tiên đó là mục tiêu chính của Tu Hội Truyền Giáo, thì việc đào tạo hàng giáo sĩ và giáo dân là một khía cạnh bất khả xâm phạm của căn tính Vinh Sơn[29]. Chính thánh Vinh Sơn đã nói về việc đào tạo: “Ôi, nhiệm vụ quan trọng nhất của ơn gọi chúng ta là làm việc vì ơn cứu rỗi cho dân nghèo miền quê, và mọi thứ khác chỉ là phụ” (ES XI-A, 55|SV XI, 133)[30]. Vì lợi ích của người nghèo, vậy nên sứ điệp Lời Chúa sẽ được thiết lập nơi họ, chính thánh Vinh Sơn Phaolô đã dấn thân cho việc đào tạo các linh mục và lòng hăng say nơi giáo dân, mời gọi họ thắp sáng lên ơn Thiên Chúa đã được trao phó cho họ (Cf. 2Tm 1:6). Mặc dù ngầm hiểu, văn kiện Tổng Đại hội lần thứ 42 không thể không nhấn mạnh đến đặc tính hiến pháp này của đoàn sủng chúng ta. Và văn kiện đó đã thực hiện như vậy trong bộ khuôn khổ của cái gọi là Các Chuỗi Hành Động và Cam Kết: “Để chia sẻ ý thức truyền giáo và có tính cách giáo hội của việc Phúc Âm hóa và việc phục vụ của chúng ta cho người nghèo, với việc đào tạo hàng giáo sĩ và giáo dân, đặc biệt là khả năng lãnh đạo truyền giáo” (n. 3.5.d)[31]. Ngày nay, cũng như trong quá khứ, Giáo hội cần giáo dân và linh mục, là những người xác tín, kiên định và dấn thân, đạo đức và có khả năng phục vụ Nước Trời.

A) Trong hoạt động tông đồ thành công của mình, cha Vinh Sơn đã hiểu được rằng, để cho Lời Chúa có kết quả” (ES XI-A, 391|SV XII, 84), thì bắt buộc phải chuẩn bị cho Giáo hội những mục tử khôn ngoan và khiêm nhường, những người sẽ phục vụ dân chúng ở bất cứ nơi nào họ sống, chiến đấu và hy vọng, dù ở thôn quê hay thành thị. Vì lí do này, ngài đã thiết lập việc đào tạo hàng giáo sĩ như là một hoạt động thích hợp cho Tu Hội, một yếu tố cần thiết cho việc Phúc Âm hóa người nghèo: “Mục tiêu thứ ba của trường khiêm nhường là đào tạo hàng giáo sĩ, không chỉ về các môn khoa học, để họ có thể biết về mình, mà còn về các nhân đức để họ có thể thực hành chúng. Giảng dạy về chúng mà không đặt chúng lại với nhau nào có ích gì? Chẳng được gì hoặc hầu như không được gì. Điều họ cần là năng lực và một đời sống gương mẫu; không có cái sau, cái trước chỉ là vô dụng và nguy hiểm. Chúng ta phải làm cho cả hai đồng đều như nhau, đó là điều Chúa yêu cầu nơi chúng ta” (ES XI-A, 390 | SV XII, 83)[32]. Giờ đây, thời kỳ hoàng kim của Tu Hội trong công cuộc đào tạo hàng giáo sĩ đã qua, chúng ta phải xác định những cách thức mới, ngõ hầu chiều kích này nằm trong mục đích của Tu Hội trở nên cụ thể hơn. Không thiếu nhu cầu, cũng như không thiếu khả năng sẵn có, đặc biệt là tại những nơi thiếu hụt nhà đào tạo, tuy nhiên, tại các giáo hội địa phương lại được đánh dấu bởi những thiếu hụt về mục vụ và kinh tế. Ví dụ, chúng ta cùng suy nghĩ về sự giúp đỡ mà chúng ta có thể cung cấp thông qua sự đồng hành thiêng liêng tận tâm và nghiêm túc, hướng dẫn thực hành thiêng liêng, giảng dạy giáo lý và học thuật, các chương trình đào tạo sơ khởi và trường kì, hợp tác mục vụ, và trên hết là chứng tá cá nhân và cộng đoàn của chúng ta. Có lẽ không có sự nổi tiếng tương tự như trước đây (chẳng hạn như các hiệu trưởng của các đại chủng viện), nhưng không vì thế mà làm giảm đi chiều sâu tâm linh, sự nghiêm khắc về trí tuệ và lòng nhiệt thành tông đồ mà nhiệm vụ đòi hỏi. Chúng ta hãy nghĩ đến việc sử dụng rộng rãi thừa tác vụ phó tế vĩnh viễn, thường làm gia tăng các ơn gọi bản địa ở những nơi xa hơn (ví dụ như trong số các thổ dân của Amazôn). Trong việc thực hiện hài hòa thừa tác vụ kép (Hôn nhân và Tu trì), nhiều phó tế trở thành những nhà truyền giáo có giá trị trong các khu vực xa xôi hoặc các vùng biên giới khác nhau. Lĩnh vực đào tạo hàng giáo sĩ vẫn còn rộng lớn và cần được khám phá lại, thậm chí còn nhiều hơn thế nữa trước những khủng hoảng tác động đến thời điểm hiện tại.

B) Sự nổi bật của giáo dân trong đời sống và sứ vụ của Giáo hội, vốn được Công đồng Vatican II nhìn nhận và khuyến khích[33], được tìm thấy nơi Vinh Sơn Phaolô, nhà tiên báo đích thực và nhiệt thành. Tất cả hoạt động truyền giáo – bác ái của ngài đã được đồng hành và làm phong phú nhờ sự cộng tác của những giáo dân có khả năng, họ là những người thực sự gắn bó chặt chẽ với lí tưởng tông đồ của thánh nhân và được tiêm nhiễm bởi niềm xác tín vào Tin Mừng của ngài. Cha Vinh Sơn đã đánh thức những người nam, người nữ để họ đối diện với những khốn khó và nhu cầu về thời gian của họ, truyền đạt cho họ kinh nghiệm đức tin mạnh mẽ và thu hút trí thông minh và sự nhạy bén của họ vào trong việc rao giảng Tin Mừng và phục vụ người nghèo. Từ khởi sự cho đến khi hoàn thành chặng đường mục vụ của mình, cha Vinh Sơn được người giáo dân đồng hành một cách gần gũi; họ là người đã chia sẻ niềm say mê Đức Kitô và lòng trắc ẩn của ngài dành cho những người bị tổn thương. Vì thế, người giáo dân là nguồn gốc và sự phát triển cho bác ái và truyền giáo. Nếu “Giáo hội giống như một mùa gặt bao la cần nhiều thợ gặt” (ES XI-B, 734|SV XI, 41)[34] thì ít ai biết tiếp thêm năng lượng mạnh mẽ cho Giáo hội trong việc trung thành với Tin Mừng như thánh Vinh Sơn đã làm, ngài đã cương quyết tập hợp mọi người hướng đến sự thánh thiện theo Đức Giêsu Kitô và nỗi lo mất quyền thừa kế lịch sử. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đúng khi ngài nói về Đấng sáng lập của chúng ta: “Ơn gọi của nhà khởi xướng hoạt động bác ái xã hội lỗi lạc này vẫn còn chiếu sáng cho ngày nay con đường của con cái ngài, của giáo dân, những người sống bằng tinh thần của ngài, của những người trẻ tìm kiếm giải pháp cho một cuộc sống có ích và dành trọn vẹn cho món quà của chính họ”[35]. Chúng ta bị thách đố khi cung cấp một chương trình đào tạo nhất quán cho giáo dân, những người cộng tác với chúng ta trong việc phục vụ bác ái truyền giáo, với sự quan tâm đặc biệt cho các thành viên gia đình Vinh Sơn, cũng như cho những người trong các giáo xứ, trường học, đại học và các công việc của chúng ta nói chung, mở ra các phương thế để thúc đẩy vai trò của giáo dân trong các bộ và trong các cơ quan  đưa ra quyết định của Giáo hội, cũng như trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, và chính trị. Vì thế, tất cả chúng ta cùng nhau làm việc, trong việc bổ trợ vĩnh viễn, trong việc xây dựng một thế giới hỗ tương và huynh đệ hơn, sự nếm trước Nước Trời, đó vừa là quà tặng vừa là trách nhiệm.

III – Những khuynh hướng hay những rủi ro

Không còn nghi ngờ gì nữa nhiệm vụ gian khổ và thú vị của việc phục hồi căn tính Tu Hội đòi hỏi ít nhất 3 chuyển động có liên quan chặt chẽ với nhau: Sự hiểu biết sâu sắc hơn về các giá trị thiết yếu tạo nên cái nhìn ban đầu của đấng sáng lập, cái nhìn dựa trên đức tin về những thay đổi và tiến độ đặc trưng cho thời điểm hiện tại trong lịch sử, và thực hiện dự phóng mới cho cuộc sống và sứ vụ kèm theo và cập nhật các khía cạnh cấu thành nên căn tính cốt lõi của chúng ta. Quy chế về các lời khấn là một sơ lược rõ ràng và sáng suốt về những thách đố mà chúng ta gặp phải trước mắt:

Tựa như nguồn cảm hứng ban đầu của thánh Vinh Sơn và những cộng sự đầu tiên của ngài, nguồn cảm hứng đó vẫn tiếp tục mời gọi Tu Hội trong thời đại hôm nay. Đức Giêsu, Đấng rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, vẫn tiếp tục mời gọi chúng ta bước theo Người trên con đường của Người là ở giữa những người bị bỏ rơi và bị gạt ra bên lề xã hội. Sự đáp trả của Tu Hội, dựa trên việc cam kết triệt để của mỗi người để bước theo Đức Giêsu như một môn đệ, là hành động tập thể. Trong suốt cuộc đời của thánh Vinh Sơn, những nhu cầu cấp thiết của người nghèo, sứ vụ tông đồ, đời sống cộng đoàn, lời kêu gọi làm môn đệ Đức Giêsu, cũng như là tấm gương của chính thánh nhân, có thể tạo ra động lực, vốn đã mang lại cho Tu Hội còn non trẻ một căn tính riêng biệt của mình. Trung thành với truyền thống, Tu Hội phấn đấu để bước theo hơi thở của Chúa Thánh Thần trong các biến cố và hoàn cảnh của thời đại chúng ta. Một động lực có đủ khả năng, được tạo nên từ những yếu tố tương tự, thúc giục chúng ta ngày hôm nay thể hiện đoàn sủng Vinh Sơn trong bối cảnh lịch sử mới và để đáp ứng lại những nhu cầu cấp thiết của người nghèo theo những cách thức mới mẻ[36]

Tất cả chúng ta đều biết rằng, một công việc mang tầm mức này giả định những khuynh hướng mà chúng ta không thể thực hiện mà không có: ý hướng chính trực, tinh thần cầu nguyện, sự phân định sâu sắc, học tập nghiêm túc, ý thức chung, hòa hợp với giáo hội, tình yêu đối với Tu Hội, đối thoại tôn trọng, làm việc bền bỉ, kiên trì hướng đến các mục tiêu, linh hoạt trong các phương tiện,v.v… Ngoài ra, thật cần thiết để chống lại một số khuynh hướng xảo quyệt gây rủi ro cho quá trình phục hồi căn tính của chúng ta, làm suy yếu các nền tảng và thu hẹp tầm nhìn của căn tính. Bằng cách minh họa, chúng tôi đưa ra 12 loại:

1. Chủ nghĩa giản lược về tư tưởng bao gồm việc bám víu vào những tư tưởng, tiện nghi hoặc các lợi ích thiên vị từ trước mà không tính đến các nguyên tắc hỗ trợ căn tính và không cho phép bản thân bị thử thách bởi hoàn cảnh (dấu chỉ của thời đại) và nhu cầu (của người nghèo, của Giáo hội, của Tu Hội…)

2. Luyến tiếc quá khứ, với những thành tựu và vinh quang đạt được, như thể người ta có thể đơn giản chuyển tải từ đó những câu trả lời cho những thách đố cụ thể của ngày hôm nay, và điều này dẫn tới nguy cơ suy tàn.

3. Khao khát điều mới lạ, mà không lo lắng việc củng cố bản thân bằng nhựa sống từ rễ và coi thường những gì chưa được tiêu hóa (kể cả khi nó đã được thảo luận nhiều), với nguy cơ đánh mất tầm nhìn về những nguyên tắc căn bản và thay đổi chỉ vì lợi ích thay đổi (điều mà không nhất thiết ngụ ý một sự cải tiến).

4. Cám dỗ để hạ thấp trở ngại về tinh thần, hạ thấp mức độ, từ bỏ lí tưởng Phúc âm – Vinh Sơn, hạ thấp những đòi hỏi của đoàn sủng, hài lòng bản thân với mức tối thiểu cần thiết, làm cho bản thân thích nghi với những gì đã đạt được và định lượng với những nỗ lực đòi hỏi hơn và sáng kiến táo bạo hơn;

5. Chủ nghĩa lạc quan rỗng tuếch, thứ chủ nghĩa che đậy thực tại, đồng thời hóa những điều bất nhất, ngụy trang những thiếu sót, không khuyến khích hoán cải, phớt lờ lòng trung thành, và không nhận ra điều gì cần phải thay đổi (giả định để chuộc lại);

6. Chủ nghĩa bi quan tiêu cực, thứ đánh cắp hi vọng, che đậy niềm vui, đóng cửa các khả năng và chồng lên nhau sự sáng tạo đi đôi với lòng trung thành;

7. Thiếu vắng thang giá trị công bằng, có nghĩa không phân biệt giữa điều thiết yếu và ngẫu nhiên, trung tâm và ngoại biên, chính và phụ, như thế mọi thứ đều có tầm quan trọng và cấp bách như nhau;

8. Chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa không rời khỏi phạm vi tư tưởng, tự giới hạn bản thân nơi những điều trừu tượng có ít hoặc không có phạm vi ảnh hưởng, không dựa trên thực tại, và không cho phép bản thân bị thách đố bởi các tình huống;

9. Chủ nghĩa hợp pháp, chủ nghĩa tuyệt đối hóa các quy tắc, không khai thông các quy trình, và bản thân không sẵn sàng chấp nhận sửa đổi, cho thấy bản thân đã bị bại liệt;

10. Chủ quan chủ nghĩa, chủ nghĩa giới hạn chính mình trong những cảm giác và phản ứng sơ khai, trở nên cố thủ trong các quyến luyến và không tự phóng mình vào trong những thách đố, điều chỉnh những đòi hỏi của ơn gọi cho phù hợp với nhu cầu hay những tiện nghi cá nhân;

11. Chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa đánh giá thấp sự biện phân và suy tư, và do đó có thể che lấp khoảng trống tinh thần, che đậy những khiếm khuyết không được khắc phục và thoái hóa thành chủ nghĩa cưỡng bức hay chủ nghĩa tích cực không có mục đích hay siêu việt;

12. Thuyết thần học phủ nhận tội tổ tông, học thuyết không lưu tâm đến thực tế, rằng việc phục hồi căn tính Tu Hội Truyền Giáo không thể bị giảm lược thành các giải thích duy lý, những dự án và chiến lược, nhưng là đòi hỏi một hành động của đức tin, được đồng hành và được củng cố bằng việc phó thác những nỗ lực của chúng ta cho Đấng là tác giả và là người hoàn thiện ơn gọi truyền giáo của chúng ta.

Một tài liệu khác mà Tu Hội gửi cho Bộ Đời Sống Thánh Hiến và Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ đã tóm tắt những cám dỗ như vậy và đại diện cho một cộng đoàn mong muốn bắt kịp căn tính của mình:

Mọi hệ thống ổn định có khuynh hướng chống lại sự thay đổi và làm mọi thứ hợp lý để duy trì vị trí của nó, đôi khi che đậy những điều phi lý, lúc khác lại chấp nhận lối tiếp cận nghèo nàn giữa cái cũ và cái mới, hoặc phủ nhận thực tế và sự xích mích nhân danh một thỏa hiệp mà thỏa hiệp đó thì không có thực, hoặc thậm chí che dấu những mục đích riêng bằng những điều chỉnh hời hợt. Thật không may, không thiếu những minh họa mà trong đó người ta tìm thấy một sự tuân thủ hình thức thuần túy, mà không cần đến sự hoán cải của con tim[37].

Tổng Kết

Cuộc hành trình đầy rủi ro của đại dịch Coronavirus đã làm cho chúng ta, ít nhất một phần, dừng nhịp điệu điên cuồng và rối loạn của cuộc sống bình thường và thách thức chúng ta chuyển từ cái nhìn qua loa sang xem xét sâu hơn về sự hiện hữu, ý nghĩa,  các giá trị, và các mối tương quan của nó. Do đó, nó thúc giục chúng ta chuyển từ phân tán sang chiều sâu, ở đây, chúng tôi đã phát hiện ra một thách đố dành cho chúng ta, các thành viên của Tu Hội, trong nỗ lực không ngừng để phục hồi căn tính của chúng ta, giữa một nền văn hóa rực rỡ và hay thay đổi, vốn đang làm trì trệ trong sự hời hợt, nhất thời và kích động[38]. Chúng ta phải làm cho chiều sâu trở thành mấu chốt cho quá trình này. Điều này đòi hỏi chúng ta phải củng cố những xác tín của chúng ta, nói rõ những kinh nghiệm của chúng ta và quảng bá chứng tá của chúng ta trong tất cả mọi chiều kích cấu thành nên căn tính Vinh Sơn. Chiều sâu này được biểu lộ trong một nhân tính trưởng thành, trong một tình cảm quân bình, trong một linh đạo nhất quán, trong một chương trình đạo tạo vững chắc, trong một cam kết truyền giáo quảng đại, trong một cuộc sống thực sự huynh đệ với nhau, trong những nỗ lực liên lỉ để điều chỉnh, một cách tự do và vui vẻ trước những đòi hỏi của dự phóng cuộc đời mà chúng ta chấp nhận để bước theo Đức Giêsu Kitô, Đấng rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, theo bước chân của thánh Vinh Sơn Phaolô. Và chúng ta chắc chắn rằng, sự cộng hưởng của cam kết này được đức tin soi chiếu sẽ trở nên cởi mở, như trong các vòng tròn đồng tâm, từ đời sống của mỗi nhà Thừa sai và mỗi Cộng đoàn đến các cơ cấu của mỗi Tỉnh dòng và của của toàn thể Tu Hội. Vì vậy, chúng tôi hi vọng rằng, Tổng Đại Hội lần thứ 43 sẽ mang lại cho chúng ta một sự thúc đẩy mới mẻ theo hướng này khi chúng ta hướng tới kỷ nguyên mới trong thế kỷ thứ năm của Tu Hội.

                                                  Bản Anh ngữ: R. Rex Hays, CM.

Bản Việt ngữ: Phạm Đình Khoa.

[1] La vida después de la pandemia. Vaticano: Liberia Editrice Vaticana, 2020, p. 21.

[2]  Conference on the spirit of the world, July 28, 1648

[3] Conference on the spirit of the world, July 28, 1648

[4] Conference on the use of the goods made available to the Sisters, August 5, 1657

[5] Conference on the spirit of the Society, February 9, 1653

[6] Conference on the purpose of the WC, 6 December 1658.

[7] O personalismo. São Paulo: Centauro, 2004, p. 66.

[8] SUESS, Paulo. Introdução à Teologia da Missão. Convocar e enviar: servos e testemunhas do Reino. Petrópolis: Vozes, 2007, p. 186.

[9] Conference on love of vocation and assistance to the poor, February 13, 1646

[10] Sobre el carácter evolutivo de toda identidad, ver: BAUMAN, Zigmunt. Identidade. Entrevista a Benedetto Vecchi. Rio de Janeiro: Zahar, 2005, pp. 16-31. En la perspectiva cristiana: BÜHLER, Pierre. A identidade cristã: entre a objetividade e a subjetividade. Concilium, 216 (1988/2), pp. 25-27.

[11] Cf. SUESS. Introdução à Teologia da Missão, p. 185-188.

[12] Apostolic Letter for the Proclamation of the Year of Consecrated Life, n. 1

[13] Conference on charity, May 30, 1659. Also to the Daughters of Charity, in the conference of February 9, 1653, the founder will say: “All Christians, my sisters, are obliged to practice these virtues (charity, simplicity and humility), but the Daughters of Charity have this obligation in a special way (…). The Carthusians are bound to the practice of all the virtues, but they are especially devoted to singing the praises of God. The Capuchins also have an obligation to practice all the virtues, but none of them are so dear to them as the virtue of poverty. In the same way, God wants the Daughters of Charity to dedicate themselves especially to the practice of three virtues, humility, charity and simplicity” (ES IX-A, 537|SV IX, 596).

[14] The emblematic case of the Christian Union of St. Chaumond, founded in 1652 by Mrs. De Pollalion, a close collaborator of Father Vincent de Paul in the Confraternities of Charity, serves as an example. From its origins until today, this religious congregation recognizes St. Vincent as its founder at the side of the aforementioned lady (Cf. PEYROUS, Bernard; TEISSEYRE, Charles. A spiritual tradition: l’Union-Chrétienne de Saint-Chaumond. Poitiers: Union-Chétienne, 2000, especially pages 45-53).

[15] Conference to the Missionaries on the good use of slander, June 6, 1659.

[16] At this point, the secular clergy can benefit greatly from the so-called Fraternities, Associations or Priestly Institutes, such as those that follow the respective spiritualities of Blessed Charles de Foucauld (Jesus Caritas), Blessed Anthony Chevrier (Prado) and Blessed James Alberione (Jesus Priest). Perhaps one day we can offer similar help to diocesan priests, transmitting to them the richness of Vincentian spirituality applied to the specifics of their way of life.

[17] General Audience of October 1, 2014.

[18] Cf. CODINA, Víctor. Teologias da Vida Religiosa. In: CODINA; ZEVALLOS, Noé. Vida Religiosa: história e teologia. Petrópolis: Vozes, 1987, pp. 122-125. | Ver también: VITÓRIO, Jaldemir. A pedagogia na formação: reflexão para formadores na Vida Religiosa. São Paulo: Paulinas, 2008, pp. 20-24.

[19] Cf. QUINTANO, Fernando. Palabras y escritos esenciales. Madrid: CEME|La Milagrosa, 2020, pp. 319-321.

[20] El don de la fidelidad. La alegría de la perseverancia. Orientaciones (2020), n. 32.

[21] On the subject, there is abundant bibliography. Here, we have used mainly: RENOUARD, Jean-Pierre Saint Vincent de Paul, maître de sagesse: initiation à l’esprit vincentien. Bruyères-le-Châtel: Nouvelle Cité, especially the second part, pp. 79-107. | UBILLÚS, José Antonio. Returning to Jesus to Evangelize. Annals of the Congregation of the Mission and the Daughters of Charity, Madrid, volume 123, n. 3, May-June 2015, pp. 251-265.

[22] La vie du vénérable serviteur de Dieu Vincent de Paul, instituteur et premier supérieur général de la Congrégation de la Mission. Paris: Florentin Lambert, 1664, tomo III, p. 118.

[23] Conference on the search for the Kingdom of God, February 21, 1659.

[24] Repetition of Prayer from August 1, 1655.

[25] Conference on the members of the Congregation of the Mission and their duties, December 13, 1658.

[26] Conference on simplicity and prudence, March 21, 1659

[27] On this subject, in all its richness and breadth, we do not know of a more solid reference than this: GROSSI. Um místico da Missão, Vicente de Paulo. 2ª ed. Belo Horizonte: PBCM, 2016, pp. 49-112. Ver también: FERNÁNDEZ, Celestino. El pobre en el corazón de San Vicente. VV.AA. La experiencia espiritual de San Vicente de Paúl. 35 Semana de Estudios Vicencianos. Salamanca: CEME, 2011, pp. 507-529.

[28] Conference on the purpose of the Congregation of the Mission, December 6, 1658.

[29] On the two topics, see: FARÌ, Salvatore. La formazione iniziale al Presbiterato nell’esperienza vincenziana. Roma: CLV, 2009 | RENOUARD, Jean-Pierre. Los laicos y el Señor Vicente. In: VV.AA. Avivar la Caridad. Salamanca: CEME, 1998, pp. 71-94.

[30] Repetition of Prayer from October 25, 1643.

[31] The following item also refers to the subject: “Prepare among our people, as well as among the laity and clergy, agents for Systemic Change who will make it alive and promote it” (n. 3.5.e).

[32] Conference on the purpose of the CM, 6 December 1658.

[33] See, for example: Lumen Gentium, n. 31 | Apostolicam actuositatem, n. 8

[34] Outline of a conference on the love of God. Not dated

[35] Letter from Pope John Paul II to the Superior General of the CM. May 12, 1981.

[36] Instruction on stability, chastity, poverty and obedience in CM. Rome: General Curia, 1996, pp. 11-12.

[37] A vino nuevo, odres nuevos. La Vida Consagrada desde el Concilio Vaticano II. Retos aún abiertos. Orientaciones (2017), n. 11.

[38] At the inauguration of the 2011-2012 academic year at the University of Deusto, the recently deceased Fr. Adolfo Nicolás (1936-2020), general superior of the Society of Jesus, expressed himself thus: “Today wisdom is not common currency in our markets. In fact, it has never been. For the first time we have more information than the capacity to digest and process it. What is sold is not wisdom but superficiality: immediate solutions, prefabricated explanations, throwaway cultures, cheap grace… In spite of this, human beings tend untiringly to the ideal of wisdom” (Cited in the Annual Review of the University of Deusto: Deusto, n. 143, 2002, p. 47).