Chúa Nhật Thứ III Thường Niên – Năm A

0
314

(Bài đọc I: Is: 8:23-9:3; Bài đọc II: 1 Cr 1:10-13,17; Tin Mừng: Mt 4:12-23)

Mở rộng tâm hồn

Các Bài đọc hôm nay tách khỏi một số câu chuyện quen thuộc và mang đến cho chúng ta một số bối cảnh về sự khởi đầu của giáo huấn của Chúa Giêsu. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng công khai của Ngài, ở phía Bắc của Israel không? Trong khi Giêrusalem ở phía Nam là thành phố quan trọng nhất lúc bấy giờ. Tại sao Ngài không bắt đầu từ đó? Nazareth và Caphacnaum là những thị trấn nhỏ trên vùng đồi núi ở phía Bắc. Ngay cả Nathanael, một trong những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, đã nói: “ở Nazareth có gì hay? (Ga 1:46). Ở Israel xưa, Nazareth nằm trong xứ Zebulun và Caphácnaum thuộc xứ Néptali. từng là ngã tư thương mại lớn và khu vực này có rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới. Ngay cả những người Do Thái ở khu vực đó cũng có tính quốc tế hơn và cởi mở với những ý tưởng mới hơn so với người dân miền Nam Israel (ở khu vực Giêrusalem). Vì vậy, các bài đọc hôm nay cho chúng ta biết về việc cởi mở với những ý tưởng mới, đặc biệt khi chúng đến từ Chúa Thánh Thần.

Trong Bài đọc thứ nhất, trích từ sách Ngôn sứ  Isaia (8:23-9:3), chúng ta nghe Thiên Chúa, qua vị ngôn sứ, đã trừng phạt các lãnh thổ Zebulun và Naphtali vì tội ác của họ khi từ bỏ Thiên Chúa, để chạy theo sự giàu có từ thương mại. Đồng thời, Ngài hứa rằng, nếu họ từ bỏ con đường xấu xa của mình, Ngài sẽ lại chiếu “ánh sáng rực rỡ trên họ” (Is 9,2) và “họ sẽ vui mừng như vào mùa gặt” (Is 9, 3). Thật không may, điều này đã không xảy ra trong cuộc đời của họ, bởi vì họ đã từ chối mở rộng trái tim và khối óc của mình cho Chúa. Chúng ta có thể nói rằng, khi Chúa Giê-su sống ở trong vùng đấy, Ngài là “sự sáng”. Đáng tiếc là họ cũng không đón nhận Ngài.

Thánh vịnh Đáp ca (27:1-14) là một lời cầu nguyện hy vọng và tin tưởng vào Thiên Chúa và đường lối của Ngài. Nếu bị bỏ lại một mình, chắc chắn chúng ta sẽ kết thúc giống như dân Zabulun và Néptali, bị kẻ thù bắt làm nô lệ. Đây là một lời cầu nguyện mà tất cả chúng ta nên lặp lại thường xuyên.

Bài Đọc II, trích Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô (1:10-17). Trong đoạn này, Phaolô nói với chúng ta rằng, có nhiều người “ở ngoài kia” dường như thông minh hoặc quan trọng theo một cách nào đó, và họ đòi hỏi sự chú ý của chúng ta để theo họ đến sự giàu có và hạnh phúc. Tuy nhiên, như Gioan Tẩy Giả làm trong các bài đọc Tin Mừng hôm nay và như Thánh Phaolô dạy, chúng ta nên lắng nghe tiếng Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô, qua Kinh Thánh và Chúa Thánh Thần “hãy đoàn kết chặt chẽ trong cùng một thần khí và cùng một tâm tình” ( 1 Cr 1, 11). Đây là nơi “ánh sáng vĩ đại” thực sự sẽ đến từ đó.

Trong Bài Đọc Tin Mừng, trích từ Tin Mừng Mátthêu (4:12-23), chúng ta nghe cách Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của Ngài, bằng cách chọn những người từ các vùng phía Bắc cởi mở với những ý tưởng và cuộc thảo luận mới. Người dân phía Nam, xung quanh Giêrusalem, quá cố định trong đường lối của họ, dựa trên Luật pháp Môisê và bị kiểm soát bởi những lời dạy của người Pharisiêu.

Có phải chúng ta cũng quá bận rộn và đóng kín tâm hồn, để sẵn sàng đón nhận việc Chúa Kitô mời gọi chúng ta đến với một điều gì đó mới mẻ hoặc khác biệt trong cuộc sống của chúng ta không? Vì vậy, chúng ta thường nghe những người đi nhà thờ nói rằng: “Tôi không nhận được gì từ Thánh lễ cả,” hoặc “tôi không biết tại sao tôi đi nhà thờ. Nó cứ lặp đi lặp lại và nhàm chán.” Có lẽ vì họ quên rằng, thờ phượng có nghĩa là dâng hiến thời gian, sự chú ý và đời sống của bạn cho Thiên Chúa, rồi lắng nghe Ngài nói với tấm lòng của bạn. Điều này sẽ thật hấp dẫn chỉ khi rồi thì sẽ nhận ra rằng, bạn đã nhận được “một điều gì đó” khi tham gia cử hành Bí tích Thánh Thể. Bạn có thực sự nhận ra những đặc ân đấy mỗi khi đến nhà thờ tham dự thánh lễ không?

Lm Phêrô Phạm Minh Triều, CM