Chúa Nhật thứ XXV TN Năm C

Đăng ngày: 17/09/2022

(Bài đọc I: Am 8,4-7; Bài đọc II: 1 Tm 2,1-8; Tin Mừng: Lc 16,1-13)

Có và không có

Các bài đọc Lời Chúa hôm nay thách đố chúng ta cầu nguyện cho những người giàu có và những kẻ có quyền lực bóc lột người nghèo và người không nơi nương tựa và hãy thận trọng hơn nếu chúng ta là một trong những người như thế. Trong suốt Kinh Thánh, Thiên Chúa cảnh cáo những ai “có” chăm sóc những người “không có”. Thật không may, những lời cảnh báo của Thiên Chúa thường không được chú ý.

Bài đọc I trích từ Sách ngôn sứ Amos (8, 4-7). Amos sống vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, trong thời kỳ đầu của cuộc suy thoái chế độ quân chủ Do Thái. Tình hình xã hội và chính trị giống như ngày nay. Thông điệp mà Amos rao giảng khá rõ ràng và không cần giải thích. Nhưng hãy lắng nghe những gì Chúa nói, “Ta sẽ chẳng bao giờ quên một hành vi nào của chúng” (Am 8,7). Câu nói về “Trăng mới” ám chỉ một ngày lễ trọng thể nào đó của người Do Thái khi không thể mua bán. Giống như ngày nay chúng ta thường nói “tôi không thể đợi cho khi thánh lễ kết thúc… rồi tôi có thể đi bất cứ đâu”.

Thánh vịnh đáp ca (Tv 113,1-2,4-8). Người viết thánh vịnh ca ngợi Thiên Chúa trong mọi sự và trong mọi vấn đề, vì Ngài nhân từ đối với người giàu, cũng như người nghèo khi họ vâng lời; nhưng Ngài quan tâm nhiều hơn đến người nghèo, vì họ quá nhỏ bé để kêu gọi.

Trong Bài đọc II, từ thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi cho Timôthê (2,1-8), Thánh Phaolô khuyên tất cả chúng ta hãy cầu nguyện, không chỉ cho những người khó khăn, mà còn cho những người có quyền lực để giúp đỡ những người khốn khó “tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền” (1 Tm 2,1-2). Làm như vậy, Đức Kitô sẽ ngự trị trong tâm hồn của toàn thể nhân loại và từ đó sinh ra sự bình an thiêng liêng “để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh” (1 Tm 2,2).

Bài Đọc Tin Mừng được trích từ Tin Mừng Luca (16,1-13). Trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu kể một câu chuyện có vẻ xa lạ đối với chúng ta, chẳng hạn như “hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16,9). Các hoạt động kinh doanh vào thời của Chúa Giê-su khác nhiều so với ngày nay. Những người quản lý (người giám sát), chẳng hạn như người trong câu chuyện, được giao trách nhiệm đối với một phần công việc của chủ nhân của họ. Tiền công của người quản lý đến từ bất cứ thứ gì anh ta có thể bán hàng hóa với giá cao hơn số tiền nhất định.

Vì vậy, bằng cách giảm hóa đơn của một người mua nhất định, về thực tế, anh ta đang giảm lương của chính mình chứ không phải của chủ nhân. Anh ta đã kết bạn với những người mua để nhận được sự giúp đỡ từ họ khi anh ta bị sa thải. Điều này ngụ ý rằng anh ta đã bán quá mắc ngay từ đầu. Chúa Giêsu tiếp tục nói rằng, sự thiếu trung thực là hành động sai trái bất kể số lượng hay hoàn cảnh và, sự thiếu trung thực trong điều nhỏ, sẽ dẫn đến lớn hơn “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn” (Lc 16,10).

Lý do mà Chúa Giêsu Kitô đã nói và rao giảng rất nhiều về người nghèo và sự cần thiết của chúng ta để giúp đỡ họ. Vì là vào thời của Ngài, “người nghèo” được coi là những tội nhân nghiêm trọng và hoàn cảnh của họ là quả báo của Thiên Chúa. Ngài cũng dạy rằng, nhận thức này là không đúng, nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Bất cứ ai từng lo lắng về bữa ăn kế tiếp của mình khi nào sẽ có nào hoặc đến từ đâu, đều biết rằng nghèo đói và ích kỷ không đi đôi với nhau. Hơn nữa, khi mọi người đang gặp khó khăn, chúng ta không thể và không được phán xét về nguyên nhân tình trạng của họ. Lòng bác ái chân chính là vô điều kiện và vì vậy, những bài đọc này thách thức chúng ta tự vấn bản thân: “Khi được một ai đó cần đến sự giúp đỡ của chúng ta, phản ứng của chúng ta nên như thế nào?”

Lm Phêrô Phạm Minh Triều, CM