(Bài đọc I: 2 V 5:14-17; Bài đọc II: 2 Tm 2:8-13; Tin Mừng: Lc 17:11-19)
Hành động của đức tin
Hôm nay các bài đọc nói về Đức tin cùng song hành với sự kiên nhẫn. Chúa nhật này, các bài đọc nói về đức tin và đặt niềm tin đó vào hành động. Đây là những gì chúng ta gọi là Tin cậy. Đôi khi Chúa có thể thử thách chúng ta, bằng cách yêu cầu chúng ta bước ra khỏi vùng an toàn của mình và làm điều gì đó để chứng minh đức tin của chúng ta, như trong bài đọc thứ nhất và một lần nữa trong Tin Mừng. Chúng ta hãy xem có biết sự khác biệt giữa đức tin và sự tin cậy?
Trong Bài đọc thứ nhất, từ Sách Các Vua quyển thứ hai (5,14-17), Naaman, một người Syria có tầm quan trọng ở trong đất nước ông, hành trình đến Israel để được ngôn sứ Êlisa chữa lành. Ông ấy có niềm tin. Mặc dù yếu ớt, nhưng đủ để ngôn sứ Êlisa có thể chữa lành bệnh phong cùi cho ông. Nhưng ông ta không sẵn lòng làm điều gì đó khó chịu một chút, để có được sự chữa lành. Sự tự kiêu của ông ấy đã cản trở ông ấy hành động. Chỉ có sự thuyết phục của một người hầu, mới khiến Naaman thay đổi ý định và thực hiện nhiệm vụ đơn giản để được chữa lành bệnh: “Vậy ông xuống dìm mình bảy lần trong sông Gio-đan, theo lời ông Ê-li-sa, người của Thiên Chúa”(2 V 5,14). Sự kiêu ngạo có thể là một trở ngại cho khả năng chúng ta bước ra trong đức tin, để hoàn thành điều gì đó mà Thiên Chúa muốn chúng ta làm. Chúng ta phải đề phòng trước trở ngại này và cầu nguyện cho sức mạnh để vượt qua nó.
Thánh vịnh Đáp ca là Thánh vịnh (98,1-4). Tác giả thánh vịnh chọn chủ đề Thiên Chúa muốn bày tỏ chính Ngài cho dân chúng thuộc mọi quốc gia và chủng tộc. Thánh vịnh tuyên bố rằng: “Toàn cõi đất này đã xem thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta”. Chúng ta cũng phải hiểu rằng Sự Cứu Rỗi dành cho mọi người, thuộc mọi tín ngưỡng và nguồn gốc, không chỉ Kitô giáo hay Công giáo.
Bài đọc thứ hai, trích từ Thư thứ hai của thánh Phaolô gửi Timôthê (2,8-13). Đây là phần tiếp theo của các bài đọc cho Chúa Nhật tuần trước, nơi thánh Phaolô khuyến khích ông Timôthê hãy kiên nhẫn và tin cậy nơi Chúa Giêsu, để mọi việc trở nên đúng đắn: “Vì Tin Mừng ấy, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi… Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn” (2 Tm 2, 8-9). Trong bài đọc hôm nay, thánh Phaolô tiếp tục những lời khuyên này, vì tầm quan trọng của nó đối với hành trình hướng tới sự cứu rỗi của chúng ta. Chúng ta nên lắng nghe cẩn thận những lời khuyên mà thánh Phaolô đưa ra.
Bài Đọc Tin Mừng được trích từ Tin Mừng Luca (17,11-19). Trong các bài đọc hôm nay, chúng ta có một ví dụ điển hình về chủ đề “đặt niềm tin vào hành động.” Ở đây, chúng ta có mười người đàn ông đến gặp Chúa Giêsu và xin chữa khỏi bệnh phong cùi, mà theo Kinh thánh, là một tai họa rất lớn. Chúa Giêsu hướng dẫn họ làm những gì đã được Môisê quy định, tức là “Hãy đi trình diện với các tư tế” (Lc 17,14). Một số người trong số mười người này có lẽ đã đi lang thang, vì họ không tin Chúa Giêsu. Một số có thể đã làm những gì họ được nói và sau đó vui mừng; nhưng chỉ có một người trở lại để tạ ơn Thiên Chúa trong Chúa Giêsu, khi đã được chữa lành. Chúa Giêsu đảm bảo với anh ta rằng: “Đứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh” (Lc 17,19).
Hành động quay lại để tạ ơn, đã cho thấy niềm tin của anh ấy được sống trong hành động. Thông thường, chúng ta được yêu cầu chứng tỏ đức tin của mình bằng một số hành động đơn giản, có thể liên quan đến người khác. Không phải lúc nào Thiên Chúa cũng muốn hành động, mà là sự sẵn lòng của chúng ta để thực hiện những gì được yêu cầu ở chúng ta. Đây là niềm tin, hành động được thực hiện, để đưa niềm tin của chúng ta vào hành động.
Hãy nhìn nó theo cách này: Đức tin là mối quan hệ mà chúng ta có với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô, với thanh đứng của thập tự giá. Tin tưởng là đặt niềm tin đó vào một hành động có ảnh hưởng hoặc liên quan đến người khác, là thanh ngang của thập tự giá. Thánh Giacôbê nói với chúng ta rằng: “Cũng vậy, đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết” (Gc 2,17), Vì vậy, câu hỏi suy niệm là: “Tôi có đặt đức tin của mình vào hành động không?”
Lm Phêrô Phạm Minh Triều, CM