Công lý Công giáo: khi Giáo Hội không nên cản trở chính quyền

0
655

Jeffrey A. Mirus

Phil Lawler đã mở đầu bằng một câu hỏi hợp lý khi anh ấy giải thích vào ngày thứ tư “Tại sao Giáo Hội vẫn hoạt động một cách thinh lặng trong vấn đề lạm dụng”. Trong bối cảnh Giáo Hội tiếp tục giải quyết một cách nghèo nàn về những trường hợp lạm dụng, và mặc dù thường xuyên hứa hẹn sẽ làm tốt hơn, Phil đã bình luận về vụ bê bối mới nhất như sau:

Theo luật quốc tế, Vatican có mọi quyền để triệu hồi một nhân viên ngoại giao thay vì thu hồi quyền miễn trừ của người đó. Nhưng đó có phải là một lựa chọn khôn ngoan? Tôi chắc chắn rằng, các công tố viên Vatican cần thúc đẩy cuộc điều tra của họ một cách mạnh mẽ. Nhưng liệu thế giới có bị thuyết phục về cam kết của họ? Thỉnh thoảng, khi uy tín của một cá nhân hoặc tổ chức bị tổn hại nghiệm trọng, cần phải thực hiện các biện pháp đặc biệt để khôi phục lòng tin của dân chúng.

Tôi hiếm khi không đồng ý với Phil. Chúng tôi thấy mình rất hiếm khi bị phản đối (và chỉ đối với những vấn đề thận trọng) mà nó thực sự tiếp thêm sinh lực. Nhưng tôi cảm thấy đặc biệt can đảm trong trường hợp này, vâng vì, Phil đang ở nông thôn.

Không may là, tôi không thể tận dụng một cách đầy đủ sự vắng mặt của anh ấy, vì anh bạn đồng nghiệp của tôi chỉ đơn thuần đưa ra một vấn đề. Chỉ thông qua hàm ý của việc nêu ra vấn đề đó, anh ấy dường như cho thấy, anh ấy có thể chuẩn bị đưa ra một câu trả lời cụ thể. Tuy nhiên, Giám Đốc Tin Tức của chúng tôi thường không ở ngoài phạm vi nổi bật, vì vậy tôi sẽ nhân cơ hội này để khẳng định Nguyên Tắc Thứ Hai của Jeff về Công Lý Giáo Hội:

Bất cứ khi nào có thể, Giáo Hội nên xét xử các thừa tác viên của mình, chỉ giao họ cho thẩm quyền dân sự để xét xử nếu họ từ chối thẩm quyền của Giáo Hội, hoặc chỉ trừng phạt nếu công lý đòi hỏi một hình phạt mà Giáo Hội không thể thực thi.

Những nguy hiểm của công lý dân sự

Trong hầu hết các tình huống, chúng ta đang đề cập đến một vấn đề thận trọng ở đây, được điều khiển bởi những nguyên tắc khá phổ quát cho phép sắp xếp công việc khác nhau ở những thời điểm và địa điểm khác nhau. Ví dụ, theo nguyên tắc thứ hai trong thời Trung cổ, Giáo Hội thường “chuyển giao” một giáo sĩ phạm tội sang “thế quyền” trong những trường hợp nghiêm trọng ảnh hưởng đến lợi ích chung. Vào thời điểm đó, quyền của các thừa tác viên Giáo Hội là bị xét xử bởi Giáo Hội – được gọi là “đặc quyền giáo sĩ (khỏi chịu quyền tòa án thế quyền)” – được công nhận rất rộng rãi và được đánh giá cao.

Nhưng nhược điểm của sự “chuyển giao” này, trừ khi “thế quyền” có quyền lợi chính đáng về mặt luân lý, đến nỗi Giáo Hội luôn có động cơ mạnh nhất để tránh nó. Công lý thế tục luôn luôn mâu thuẫn với nhau về các điều khoản, và các quan chức thế tục thường theo đuổi những lợi ích vô lý chống lại những lợi ích của Giáo Hội. Trong thời đại của chúng ta, điểm yếu này là vô cùng lớn: Đối với những vấn đề bị kiểm soát nhiều nhất, công lý thế tục là tất cả nhưng không tồn tại. Thế giới thế tục ngày nay hầu như phủ nhận luật tự nhiên như là một nguyên tắc công lý, chứ đừng nói đến nguyên tắc đệ nhất.

Trong nhiều lĩnh vực luân lý, các chính quyền thế tục thậm chí không nhận ra sự cần thiết phải ngăn cản những hành vi sai trái nghiêm trọng. Ở những lãnh vực khác, họ có khuynh hướng chấp thuận những gì xấu và trừng phạt những gì tốt. Hơn nữa, trên toàn cầu, các chính quyền thế tục bước vào lĩnh vực công lý với thành kiến nghiêm trọng đối với Giáo Hội Công Giáo, chính sự hiện diện của Giáo Hội đã mâu thuẫn với những tuyên bố chung của Nhà Nước. Thành kiến này dẫn đến nhiều bất công tương đối, chẳng hạn như việc điều tra và trừng phạt những người Công Giáo nghiêm khắc hơn nhiều so với những người khác có cùng tội danh.

Những thái độ chống Công Giáo của các xã hội và chính quyền trốn tránh Thiên Chúa đến mức Giáo Hội có rất ít chính quyền (nếu có) mà Giáo Hội có thể cậy dựa vào để đòi công lý. Hơn nữa, vì sự chống đối Giáo Hội đã phổ biến trong nhiều thế kỷ ngay cả trong các chính quyền thế tục do người Công Giáo kiểm soát, nên tối thiểu đó là một tiền đề nguy hiểm đối với Giáo Hội để nhường lại cho Nhà Nước bất kỳ vai trò nào mà chính Giáo Hội có thể tuyên bố một cách thích hợp trong vấn đề công lý. Ở đây, quy tắc tương tự cũng được áp dụng như trong tất cả các vấn đề kỷ luật: Để mọi thứ trôi qua thì dễ và lấy lại chúng thì rất khó.

Sự tách biệt hợp lý của các lãnh vực

Dĩ nhiên, Giáo Hội có quyền xét xử mọi người trên thế gian trong những vấn đề thiêng liêng và luân lý, quyết định những gì là tốt và những gì là xấu, giống như đó là quyền của Chúa Kitô đã thi hành. Hơn nữa, Giáo Hội có quyền quyết định giá trị luân lý của cả mục đích và phương tiện của chính quyền dân sự – cũng như nghĩa vụ của chính quyền dân sự là phải để ý đến những quyết định luân lý này.

Nhưng tôi không muốn bị hiểu nhầm. Giáo Hội không có quyền phán xét và đưa ra hình phạt tạm thời đối với tất cả những ai vi phạm các yêu cầu luân lý vì lợi ích chung của xã hội. Đây là đặc quyền của chính quyền dân sự, và đó là vai trò mà Giáo Hội không thể chiếm đoạt về mặt thể chế – cho dù chính quyền dân sự có thể tỏ ra tồi tệ đến mức nào.

Tuy nhiên, có những lãnh vực đáng lo ngại đang chồng chéo lên nhau. Giáo Hội phải xét xử các thừa tác viên của mình, những người được kêu gọi với một trách nhiệm cao hơn, và sự hình thành một xã hội cao hơn, so với chính quyền dân sự. Điều này không có nghĩa là chính quyền dân sự cũng không có quyền xét xử họ vì những hành vi vi phạm lợi ích chung. Do đó, trên thực tế, đôi khi có thông lệ rằng chính Giáo Hội sẽ giải quyết mọi vấn đề về công lý liên quan đến các giáo sĩ của mình. Rốt cuộc, điều đó là đủ để giải quyết các vấn đề ngoại trừ khi một thừa tác viên từ chối thẩm quyền của Giáo Hội. Vì vậy, trong trường hợp đó, thừa tác viên sẽ được chuyển giao cho chính quyền thế tục.

Ngày nay, việc sắp xếp như vậy thì hiếm, điều này cũng có thể chấp nhận được. Nhưng một thỏa thuận tương tự vẫn tồn tại giữa tất cả các chính quyền đối với các nhà ngoại giao, và nếu một thỏa thuận như vậy tồn tại vì bất kỳ lý do gì, thì nó cần được đề phòng một cách thận trọng. Do đó, ý kiến của riêng tôi là Giáo Hội không nên từ bỏ quyền miễn trừ ngoại giao trừ khi hoặc cho đến khi nhân viên ngoại giao được đề cập không chấp nhận thẩm quyền của Giáo Hội (hoặc Giáo Hội kết luận rằng công lý đòi hỏi một hình phạt mà Giáo Hội không thể thực thi).

Kết Luận

Đối với tôi, đó không phải là một lập luận phản bác bắt buộc để cho rằng, sự mất lòng tin của Giáo Hội trong xã hội dân sự có thể được xoa dịu bằng cách Giáo Hội tự nguyện từ bỏ quyền phán xét của mình. Tôi nói điều này một phần vì sự nghi ngờ và thành kiến sẽ lan tràn trong mọi trường hợp: Giáo Hội và trật tự xã hội lớn hơn có những mục đích khác nhau và, thường thì, những giá trị khác nhau một cách triệt để.

Nhưng lý do quan trọng nhất mà tôi có thể đưa ra cho lập trường của mình không đụng đến vấn đề thành kiến. Không thể tìm thấy nó trong Nguyên Tắc Thứ Hai Của Công Lý Giáo Hội, theo đó một số cách sắp xếp khác nhau là có thể hợp pháp. Đúng hơn, lý do quan trọng nhất được tìm thấy trong Nguyên Tắc Thứ Nhất Của Công Lý Giáo Hội:

Giáo Hội luôn phải được chuẩn bị cách đầy đủ để điều tra, xét xử và trừng phạt những người trong số những thừa tác viên của Giáo Hội phá hoại một cách cố chấp hoặc quá đáng đối với Đức Tin Công Giáo, từ chối quyền lợi của người tín hữu, không tuân theo Giáo Luật, hay vi phạm luật tự nhiên.

Trên nguyên tắc này, Phil Lawler chưa bao giờ đưa ra thậm chí một luồng gợi ý nhẹ về bất cứ điều gì trái ngược. Về nguyên tắc này, đồng nghiệp của tôi đã không ngừng đòi hỏi công lý của Giáo Hội trong hơn nhiều thập kỷ mà bất kỳ ai trong chúng ta muốn ghi nhớ. Thành kiến sẽ không bao giờ ngừng ảnh hưởng đến Giáo Hội, nhưng như thánh Phêrô đã dạy: “Thà chịu đau khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý của Thiên Chúa, còn hơn là vì làm điều ác” (1 Pr 3,17).

Vậy thì càng có nhiều lý do hơn nữa để Giáo Hội đưa ra một quan điểm lớn và ấn tượng trong việc thực thi những việc lành. Nếu Giáo Hội gặp rắc rối với bản thân nhiều hơn trong vấn đề này về công lý Giáo Hội, các thành kiến có thể thay đổi… hoặc nói chung, chúng có thể không. Nhưng điều này sẽ mang lại lợi ích cho các tín hữu và sẽ làm hài lòng Thiên Chúa. Cuối cùng, nhiều người trong chúng ta có thể dâng hiến cuộc sống của mình cho một điều gì đó thỏa mãn hơn, và chắc chắn là thú vị hơn nhiều so với việc lạm dụng trong Giáo Hội.

(Trích Mệnh lệnh canh tân, các bài viết về việc canh tân Giáo hội

Nhóm dịch thuật Durando chuyển ngữ)