Ký sự PNG (Phần 2)

0
734

Cao Viết Tuấn, CM

7. Đọc kinh Mân côi trong xóm.

 

Tháng 10, Tháng Mân Côi kính Đức Mẹ, ở nơi xa xôi hẻo lánh không ai biết tới này, người dân kiệu rước Mẹ qua các xóm làng để cùng nhau đọc kinh Mân Côi. Những lời ca, điệu nhảy mộc mạc đơn sơ của người dân nghèo nơi đây nói lên niềm mến yêu tôn kính dành cho Mẹ.

Kính mừng Maria đầy ơn phước, Đức Chúa ở cùng Bà, Bà có phước lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phước lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. Amen

Xóm tuy nhỏ, tuy nghèo nhưng được cái là con nít không thiếu.

Một hình ảnh thật mộc mạc dễ thương của một em trai cõng em nhỏ đi kiệu Đức Mẹ với nhánh hoa sứ dâng Mẹ.

Lòng sùng kính Đức Mẹ qua tràng hạt Mân Côi là một điểm nổi bật nơi đây.

Kinh Mân Côi quả là một hình thức cầu nguyện bình dân rất sâu sắc với việc suy niệm các biến cố quan trọng trong Tân ước làm trọng tâm.

Ước mong sao Kinh Mân Côi không chỉ dừng lại ở những lời đọc bên ngoài, nhưng người đọc chiêm nghiệm, thấm nhuần giáo huấn của Tin Mừng trong tư tưởng, lời nói và hành động.

Santu Maria, mama bilong God
Pre bilong helpim mipela!

“Bế” Đức Mẹ qua luân phiên các xóm để đọc kinh Mân Côi phải đi băng rừng như vậy đó.

8. Ở Papua New Guinea, người ta mang đồ đạc giống như trong hình. Đầu và cổ sẽ chịu sức nặng.

Mọi người đoán thử cô gái này đang mang gì trong cái giỏ mà cô đeo sau lưng?

9. Sau 5 tháng ở PNG mới tìm đến được một nhà hàng Việt Nam (chủ nhân và đầu bếp đều là người Phi Luật Tân). Tìm mãi trong thực đơn thấy chỉ có phở với bánh mì là Việt Nam thực sự (vì ghi bằng tiếng Việt hẳn hoi). Mấy món còn lại chỉ ghi tiếng Anh, biết ngay ko phải Việt Nam rồi.

Nhưng gọi phở không có (chắc ko ai ăn), đành gọi bánh mì, được hai miếng như trong hình. Hương vị cũng có thể tạm nói là Việt Nam, đánh giá cũng được 6/10. Nhưng khi nghĩ đến giá của hai miếng này thì thực sự nuốt không nổi: 40kina tương đương 300 ngàn VND.

Đề nghị bạn nào nấu ăn được được tí qua đây mở một cái nhà hàng Việt Nam hẳn hoi đàng hoàng, giới thiệu các món ăn tinh tuý và đặc sắc của dân Việt thực sự, chứ nhà hàng Việt Nam mà chỉ có bánh mì như vậy thì mất mặt quốc thể quá đi mất.

10. 25 years ago, I also drawn into my T-shirt like this.

Khoảng 25 năm trước đây, mình và mấy đứa trong xóm thần tượng các cầu thủ bóng đá, thích đá banh và mơ ước có một chiếc áo thể thao có số sau lưng. (Nhưng đó vẫn mãi là một giấc mơ xa vời cho đến khi mình lớn lên)

Thế là mình và các bạn khác có sáng kiến: vẽ số 5, số 7 thật lớn sau lưng những chiếc áo thun có sẵn, thế là cũng có một chiếc áo thể thao có số. Và chúng mình hãnh diện khi được mang số áo của cầu thủ mà mình thần tượng.

Giờ đây, nhìn lại hình ảnh này, mình lại nhớ về những ngày tháng xa xưa ấy, không biết bạn bè đồng trang lứa trong xóm còn nhớ hay không?

11. Ở đây rừng còn rất nhiều. Không người dân nào có ý tưởng chặt cây phá rừng, bởi vì chặt cả ngày mới hạ được một cây, mà hạ xuống rồi người ta cũng không biết làm gì.

Trên đoạn đường khoảng 20km, người ta hạ cây để kéo dây điện, rất nhiều cây to bị đốn hạ, nhưng không ai quan tâm đến việc lấy gỗ. Do đó, người ta chỉ đốt bỏ.

Trong hình là một khu rừng bạt ngàn xanh biếc, dòng sông Laloki thấp thoáng uốn lượn.

(còn nữa)