Thay Đổi Hệ Thống – Các Chỉ Dẫn Học Hỏi Về Vinh Sơn

0
849

NỘI DUNG

1. SỰ VIỆC ĐÁNG NHỚ – CHATILLON-LES-DOMBES

2. THÁNH VINH SƠN VÀ THAY ĐỔI HỆ THỐNG

3. CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI NGHÈO VÀ VIỆC BIẾN ĐỔI

4. DẤN THÂN CHÍNH TRỊ THEO HƯỚNG VINH SƠN

5. TRỞ THÀNH TIÊN TRI TRONG TRUYỀN THỐNG VINH SƠN

1. SỰ VIỆC ĐÁNG NHỚ – CHATILLON-LES- DOMBES

Câu chuyện ban đầu về kinh nghiệm của Vinh Sơn, linh mục chính xứ ở Chatillon-les-Dombes, cách này hay cách khác, câu chuyện đó đã làm nên khuôn mẫu cho một chiến lược mạch lạc.

Vinh Sơn nghe nói về một gia đình trong tình trạng khốn cùng và ngài cho một bài giảng cảm động, thu hút người khác – “Chúa đụng đến trái tim của người nghe.”

Sau đó khi viếng thăm gia đình, ngài phát hiện là có nhiều người khác đang giúp đỡ, có quá nhiều thứ đồ chất đầy ở gia đình đó. Ngài nhận thấy rằng các thành viên của gia đình có nhiều hơn những gì họ cần, một số thức ăn có thể hư hỏng và lãng phí – và gia đình cũng sẽ ngán tới cổ. Điều cần thiết là cần có tổ chức! Vinh Sơn đã có kế hoạch, có cuộc họp, lập nên một nhóm và giao phó công tác và trách nhiệm cho các người của giáo xứ. Từ khởi sự khiêm tốn này một cách làm việc mới được khởi sự. (Cf. Roman P. 123).

Thánh Vinh Sơn đệ Phao-lô đã triệt để tiến trình giao quyền hạn. Ngài lắng nghe ý kiến của  người khác và tìm sự trợ giúp của họ, và cung cấp những công cụ cần thiết ngang qua các cộng tác viên để hoàn tất sứ vụ theo tinh thần Vinh Sơn. Ngài đã giao phó quyền cho các người làm việc với mình bằng cách áp dụng những giá trị căn bản, các luật và các đặc tính như là việc trợ giúp trong sự tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau; ngài khuyến khích mối tương quan của những người tham dự theo phương thức là phục vụ người nghèo.

Những câu chuyện của Chúa Giê-su chữa lành người bệnh, và người nghèo được biến chuyển là tâm điểm về đời sống của các thánh trong gia đình Vinh Sơn của chúng ta và được trợ giúp nhờ Tin Mừng Matheu 25, 31-41.

2. THÁNH VINH SƠN VÀ THAY ĐỔI HỆ THỐNG

Mặc dù thay đổi hệ thống là một ý tưởng đương thời, không được biết vào thời thánh Vinh Sơn, chúng ta có thể tìm thấy ý tưởng ngang qua cuộc sống và các công việc của ngài. Chúng ta thấy khả năng của ngài là ôm lấy từng người riêng lẻ trong tim của mình cùng với việc thẩm vấn các nhà cầm quyền thời đó, noi gương Chúa Giê-su Ki-tô của ngài.

Một ví dụ điển hình xảy ra vào cuối đời của Vinh Sơn khi tổ chức bác ái của ngài đã được mở rộng. Đặc sủng ban đầu là giúp người nghèo đã biến thành công cụ chống lại những người vô gia cư. Nhiều tổ chức xã hội khác đã lấy ý tưởng về các đề án mà Vinh Sơn đã làm, nhưng lại không giữ được tinh thần của chúng. Vinh Sơn tiếp cận các vấn đề từ góc cạnh của một người nghèo, họ cần giúp đỡ nhưng những người công sở thì lại kết cục với mục đích chính trị: xã hội phải được bảo vệ khỏi tệ nạn của người ăn xin. Về căn bản, đây là 2 cái nhìn khác nhau về người  nghèo: Cái nhìn Ki-tô giáo xem người nghèo là hình ảnh đau khổ của Chúa Giê-su, và cái nhìn trần tục xem họ là mối đe dọa của một trật tự đã được thiết lập. Vinh Sơn muốn giúp người nghèo, các nhà chính trị muốn loại bỏ họ.

Các Bà Bác Ái đã có một chỗ đứng trong đó và họ nói với Vinh Sơn những gì họ suy nghĩ. Họ muốn lập nên một tổ chức lớn mà có thể cung cấp cho người nghèo chỗ ở và nơi nghỉ ngơi và làm việc cho những ai có thể. Họ đã quyên góp tiền bạc và rồi báo dự án cho Vinh Sơn như là vòng hoa nguyệt quế cho công việc lâu dài của ngài. Họ đã rất ngạc nhiên khi ngài cần thời gian để suy nghĩ về điều đó.

Ngài đã cho thấy những ưu tư của mình và rồi khuyên họ nên tiến hành cách từ từ, xây dựng cơ sở dần dần, và phải cẩn trọng về thái độ của những ai làm việc. Người nghèo phải đi vào trong nơi làm việc cách tự nguyện và không ai được ép buộc họ cả. Đây là nỗi sợ hãi lớn nhất của ngài. Một trong những điều làm ngài buồn nhất là về kế hoạch mà họ lên để loại trừ những người không phải đến từ Paris – do vậy các người tị nạn và nông dân thì ép họ phải trở về nơi sinh quán của họ. Paris có nhiều của cải, ai có quyền cản ngăn người nghèo đến từ nơi khác để hưởng bổng lộc?

Ngài đã rất dè chừng về việc dấu người nghèo và nhốt họ trong một nơi. Một câu chuyện dài tiếp tục nói về tất cả những điều này cho tới khi quốc hội đã đứng ra đảm trách việc này bất chấp tất cả những khoản tiền đầu tư vào. Vinh Sơn cảm thấy nhẹ nhàng vì ít ra là không có tên của ngài. Ngài hoàn toàn không tin rằng dự án này là cách làm hợp lý cho người vô gia cư.

Nhưng, trước sự mất tinh thần của Vinh Sơn, chương trình tiếp tục ám ảnh ngài. Tình cờ, ngài khám phá ra rằng các linh mục truyền giáo đã được chỉ định làm tuyên úy cho chương trình này. Điều này đã được loan báo cách hãnh diện trong tờ rơi tuyên truyền đã ca ngợi những lợi thế cho người nghèo và công chúng mà chương trình đem lại. Chương trình đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn không quan tâm theo cái nhìn của ngài và những điều tệ hại hơn là đi ngược lại sự xác tính mãnh mẽ của ngài là người nghèo không thể bị cưỡng ép. Quyết định đã được làm hoàn toàn để chấm dứt những người ăn xin. Ngài đã cân nhắc lâu ngày và trăn trở và đã hỏi ý kiến của cộng đoàn. Cuối cùng họ đã đóng góp những ý tưởng thiêng liêng vì lợi ích của người nghèo, nhưng họ không đảm nhận chức vụ tuyên úy chính thức.

Điều thú vị là Vinh Sơn, vì tôn trọng những người có quyền, nên ngài không lên tiếng chống lại dự án cách công khai, thậm chí khi chính người nghèo đã hiểu sai và thách thức ngài để đóng cửa. Các nhà chức trách đã chiến thắng trong việc loại bỏ những người ăn xin khỏi đường phố và làm dự án như là một doanh nghiệp từ thiện lớn nhất của thế kỷ.

Đó không phải là ý định của Vinh Sơn để giảm đi người ăn xin nhưng là đi vào gốc rễ của vấn đề và dời họ ra khỏi đó với tình yêu thương (Cf. Roman P. 635 ff).

Câu chuyện này chứng tỏ Vinh Sơn tự trục xuất mình và cộng đoàn của ngài ra khỏi một tổ chứng từ thiện không tương hợp, chống lại các nhà chức trách và từ chối tham gia – thậm chí khi bị chính những người nghèo gây áp lực. Một số xem hành động của ngài là một thất bại.

3. CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI NGHÈO VÀ VIỆC BIẾN ĐỔI (Việc Lột Xác)

Có vài lần trong các thư của Vinh Sơn đề cập rằng ưu tiên của ngài là quan tâm đến cái họ cần theo từng cá nhân và tiếp theo là phục vụ không chỉ để làm xoa dịu nhưng là biến đổi bền vững điều cốt yếu trong đời sống của họ và trang bị cho họ một tương lai.

Ngài viết cho Mark Coglee, bề trên ở Sedan vào năm 1656, Vinh Sơn khuyến khích các nhà truyền giáo đầu tư cho các em ở trường học. Ngài kêu gọi không chỉ mua sách giáo khoa để các em nào không được đến trường có thể học, nhưng nên giúp cho các em lâu dài hơn. Ngài yêu cầu các em nên được dạy về thương mại để cho tương lai của mình, các em có thể tự cung tự cấp được cho mình. Ngài giao cho các Bà Bác Ái để lo điều này và đánh giá những thành quả họ đạt được cho đến nay.

4. DẤN THÂN CHÍNH TRỊ THEO HƯỚNG VINH SƠN

Cuộc sống của chúng ta với tư cách là Kito hữu thì không thể tách rời khỏi chính trị. Yêu thương người khác chưa đủ nếu chúng ta không có ý định cải tiến những lý do về những hoàn cảnh mà chính họ ở trong đó.

Trong nhiều dịp, Thánh Vinh Sơn đã phải can thiệp vào những vấn đề chính trị để giảm bớt sự khổ đau của người nghèo. Ngài có ảnh hưởng lớn trong chính trị. Lúc đương thời, ngài liên hệ với các vua, nữ hoàng, các bộ trưởng, chính quyền dân sự, quí tộc, các thành viên cấp cao nhất trong giáo hội, các khuôn mặt trong và ngoài nước nữa. Ngài yêu cầu những người có quyền để giúp cho những người bần cùng. Ngài biết rằng các quyết định họ làm có ảnh hưởng lớn tới nhóm nhỏ. Ngài tận dụng những hoàn cảnh để ngài có dịp trở thành thành viên của hội đồng Lương Tâm cho nhiếp chính Hoàng Hậu Anne của nước Áo, mẹ của Vua Louis 14.

Ngài đã chứng kiến cảnh tang thương khốn cùng, ngài đã quyết định hành động dựa trên những người đem ra quyết định vì giống như hôm nay, các quyết định liên quan đến chính trị gây nên nạn đói, chiến tranh và thiên tai.

Vào thời của ngài, nghèo đói ở Paris thường do các chính sách tham vọng của các thủ tướng của nước này như hồng y Richelieu, và sau đó hồng y Mazarin.  Vinh Sơn chưa bao giờ sợ nói chuyện với các người quyền lực. Trong khi có sự chống đối của cuộc xung đột Fronde, Paris đã ở trong tình trạng bao vây tới 6 tháng bởi quân đội hoàng gia, họ bỏ đói để ra đầu hàng. Thánh Vinh Sơn tận mắt chứng kiến sự tuyệt vọng thê thảm đó và ngài quyết định hành động về mặt chính trị để tránh thảm họa cho con người. Ngài đã cố gắng thuyết phục hoàng hậu Ann từ bỏ cuộc bao vây tàn khốc và để sa thải hồng y Mazarin. Để làm được điều này, ngài đã mạo hiểm vì ngài có thể bị xem là một kẻ phản bội và bị xử tử.

Trong nhiều dịp, và khi đối diện với tình huống tồi tệ của các tù nhân bị biến thành nô lệ bởi chính quyền Alger, ngài cố gắng ra tay. Ngài đã kêu gọi giải phóng họ với một đô đốc người Pháp. Một lần khác, ngài đi gặp một nhân viên cao cấp của nhà nước để cho các nhà truyền giáo của tu hội có thể được làm tuyên úy cho các lãnh sự quán Pháp ở Tunis và Alger để giúp cho các tù nhân tốt hơn.

Thánh Vinh Sơn đã làm việc đến độ các nhà chức trách vào thời ngài hiểu rằng họ phải ủng hộ công việc bác ái. Ngài cảm hóa các chính trị gia về trách nhiệm luân lý của họ đối với người nghèo. Do vậy, ngài có thể lập và điều hành các bệnh viện với tiền công.

Trên hành trình của thánh Vinh Sơn, các thành viên Vinh Sơn phải đạt được những nhu cầu riêng của người nghèo, là anh chị em trong Chúa Giê-su Ki-tô, và cùng lúc đó, dưới ánh sáng của châm ngôn Tin Mừng, ngài phải cố gắng đổi mới cấu trúc xã hội bất công, ngõ hầu chúng không tiếp tục hoặc che dấu những lý do về nghèo đói. Điều này có nghĩa là chúng ta phải có “một trái tim bác ái cùng nhau với một lương tâm xã hội” (P. Corera, CM.).

Cuối cùng chúng ta có thể nói rằng thánh Vinh Sơn đệ Phao-lô không phải là một nhà chính trị, nhưng là một vị thánh với những phẩm chất của một chính trị gia.

Về phần mình, thánh Louise mời gọi các chị em tiên khởi giới thiệu mình với các nhà chức trách để họ biết và để bảo vệ quyền lợi cho người nghèo nếu và khi cần thiết. Các sơ không nên sợ để cho họ biết và thúc dục những ai đem ra quyết định quan tâm đến những hiệu quả về các hành động của họ liên quan đến những người nghèo khổ nhất. Vào một dịp nọ, Barbe Angiboust, một cô gái miền quê, đi gặp nữ hoàng Ann của nước Áo. (Con đường dẫn đến sự thánh thiện, trang 134 – xem trích dẫn của Louise cho Barbe phía dưới).

5. HÃY TRỞ NÊN TIÊN TRI TRONG TRUYỀN THỐNG VINH SƠN

Thánh Vinh Sơn yêu sự thật. Thực ra, ngài đề cập trong suốt cuộc sống của ngài về điều này. Ngài gọi niềm đam mê này là cho sự thật “Đơn sơ.” Đơn sơ “là nhân đức mà tôi yêu thích nhất,” Thánh Vinh Sơn nói với chúng ta. “Tôi gọi nó là Tin Mừng của Tôi.

Trong con mắt của thánh Vinh Sơn, Chúa Giê-su thì hoàn toàn đơn giản. Ngài nói sự thật. Ngài nói những gì như chúng là. Ý tưởng của ngài thì trong sáng, qui chiếu mọi sự trong đời sống cho Chúa.

Ngài không sợ lên tiếng và trong Tin Mừng Luca bắt đầu sứ vụ của ngài theo cách này. Trích dẫn Cựu Ước, báo hiệu Tin Mừng cho người nghèo, Chúa Giê-su công bố khuôn mẫu cho sứ vụ của Ngài. Nhiều lần trong các Tin Mừng, ngài thách thức các nhà cầm quyền dân sự và những người lãnh đạo giáo hội, mời gọi họ suy nghĩ về sự thật (Lk 12:1ff).

Ngày nay, cũng giống như vào thời của Thánh Vinh Sơn, đơn sơ có nghĩa là chân thật, minh bạch. Nó vẫn rất thu hút con người của thời đại hôm nay, họ được mời gọi để phục vụ. Có nghĩa là:

  • Nói sự thật (một kỷ luật khó, đặc biệt khi sự thuận tiện của chúng ta bị đe dọa hay khi sự thật đang phơi bày)
  • Làm chứng cho sự thật (hay tính xác thực cá vị làm nên cuộc sống của một người hợp với lời nói của mình).
  • Tìm kiếm sự thật như là một người du hành hơn là sở hữu nó như là một “chủ nhân”.
  • Gồng mình cho ý tưởng trong sáng.
  • Thực hành sự thật qua những công việc công bình và bác ái.
  • Sống khiêm tốn và chia sẻ những gì chúng ta có.
  • Sử dụng ngôn từ cách rõ ràng và trong sáng, đặc biệt khi giảng dạy hay thuyết giảng.

Tôi nói cho tất cả các thành viên của gia đình chúng ta hôm nay: Hãy đam mê sự thật.  Hãy thành thật (Robert Maloney, “Sống Tinh Thần Vinh Sơn ngày hôm nay,” một bài nói chuyện ở Á Nhĩ Lan vào tháng 3 năm 2000).

Lời tiên tri có nghĩa là thách thức người ta cho một tầm nhìn mới mẻ. Nó thường không dễ đón nhận gì lắm.

Vinh Sơn đã làm đảo lộn giáo hội. Ngài đặt người nghèo lên trên, với hầu hết mọi người chúng ta trong khi phục vụ và nâng đỡ, hãy để cho họ rao giảng Tin Mừng cho mình và đó là cách chúng ta rao giảng Tin Mừng cho họ. Sự quan tâm thường xuyên để tìm kiếm một xã hội công bằng đòi hỏi sự đoàn kết và liên đới là trọng tâm của các giá trị Vinh Sơn. Chúng ta có thể làm rất ít mà không gây ảnh hưởng và thu hút người khác. Chúng ta không những hiểu Vinh Sơn và Louise trong bối cảnh của họ, nhưng cũng cần chuyển đổi các lời dạy của họ cho thời đương đại của mình (Robert Maloney, Cách của Vinh Sơn đệ Phao-lô).

Nguồn: https://famvin.org/wiki/Systemic_Change_-_Vincentian_Study_Guides