Tiếp tục đặt giáo xứ làm trung tâm

0
707

Jeffrey A. Mirus

Trở lại cuối những năm 1960, khi lần đầu tiên tôi nhận thấy sự cấp thiết của việc canh tân Giáo hội, những lựa chọn sẵn có vừa ít ỏi vừa thô sơ. Sự gián đoạn quyền lãnh đạo của hàng giáo sĩ trong các giáo phận, các giáo xứ và các cộng đoàn tu trì khắp phương tây diễn ra nhanh chóng và triệt để, đến mức rất khó để thúc đẩy lòng trung thành Công giáo thông qua cơ cấu Giáo hội thông thường. Thường xuyên hơn, các tông đồ giáo dân Công giáo, những người đã nổi lên để lấp đầy khoảng trống mà hàng giáo sĩ để lại, phải thành lập hoặc tham gia các tổ chức không gắn liền các giáo xứ và các giáo phận cụ thể.

Việc xuất bản của Công giáo chính yếu cũng đã xuống cấp nhanh chóng. Những người cầm bút nhấn mạnh sự trung thành với các giáo huấn của Giáo hội bị hạn chế khá nhiều ở các bài báo có lượng phát hành thấp và liên doanh xuất bản mới chưa có sức ảnh hưởng đáng kể. Nhưng kể từ những ngày đầu tiên đó, một số tổ chức do giáo dân thành lập và điều hành đã thành công trong việc cung cấp tài liệu giáo dục và đào tạo cho các giáo xứ và giáo phận (ví dụ: Viện Augustine, Viện Sophia), hoặc tham gia vào mục vụ trong khuôn viên trường trong các giáo phận khác nhau (ví dụ: FOCUS), hoặc cung cấp những ứng viên xuất sắc cho ơn gọi linh mục ở các giáo phận khác nhau (ví dụ: Trường Thomas Aquinas, Trường Christendom).

Những phát triển tích cực như vậy đã tạo ra nhiều khả năng cho những bước tiến lớn hơn đối với sự đổi mới sẽ được hoan nghênh và có kết quả trong môi trường giáo xứ. Tình hình ở các giáo phận rất khác nhau, nhưng ở nhiều nơi (tôi hy vọng là hầu hết), việc lảng tránh gắn bó với một giáo phận hoặc một giáo xứ không còn là “vị trí mặc định” của những giáo dân tận tâm với công cuộc canh tân Công giáo. Số lượng các cơ hội của giáo phận và giáo xứ đã tăng lên rất nhiều trong thế hệ vừa qua. Điều này áp dụng cho giáo dục tôn giáo, công tác giới trẻ (và làm việc với các nhóm tuổi khác), mục vụ thánh nhạc, nỗ lực vì sự sống, phục vụ người nghèo và ngày càng có nhiều lựa chọn khác, cả về truyền thống và cái mới – từ các tổ chức giáo dục tại nhà và các nơi làm việc, ở giáo xứ tôi gọi là tác vụ rạp hát (theater ministry).

Điều quan trọng là phải nhìn lại về tầm quan trọng và những khả năng của giáo xứ. Tôi biết ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta về điểm quan trọng này vào ngày 30 tháng 4, khi ngài nói với hàng ngàn người tham gia Công giáo Tiến Hành ở Ý:

“Tôi mời gọi anh chị em tiếp tục cắm rễ kinh nghiệm tông đồ của mình vào giáo xứ, đó ‘không phải là một cơ chế lỗi thời’, anh chị em có hiểu điều này không? Giáo xứ không phải là một cơ chế lỗi thời, bởi vì “sự hiện diện của Hội Thánh tại một lãnh thổ nhất định, một môi trường để nghe lời Chúa, để tăng trưởng trong đời sống Kitô hữu, để đối thoại, rao giảng, làm việc bác ái, thờ phượng và cử hành (Tông huấn Evangelii gaudium, 28).

Sự thoái trào và trổi dậy của giáo xứ

Một trong những thảm kịch lớn nhất ở phương tây đương đại là sự suy sụp đời sống cộng đoàn. Trong nhiều thế hệ qua, hơi nghịch lý một chút là sự hòa hợp giữa đời sống giáo dục và nền kinh tế của chúng ta đã dẫn đến cái mà chỉ có thể được gọi là suy nhược khả năng vận động. Sự sung túc đã ảnh hưởng trên những cam kết cần thiết của địa phương cho một sự lành mạnh của đời sống gia đình với việc cắm rễ sâu vào một cộng đoàn cụ thể. Với việc có ít con hoặc không có con, hoặc đơn giản là do giàu có hơn, mọi người ngày càng tìm thấy sự thư thái của họ trong những chuyến du lịch xa. Với tần suất ngày càng tăng, những người trẻ đi học đại học, cao đẳng ở một khu vực khác, thường phá vỡ những mối quan hệ địa phương của họ (hoặc không phát triển chúng ngay từ đầu). Lực lượng lao động trí thức có tính di động cao. Việc thuyên chuyển liên tục trong nước hoặc thậm chí ra nước ngoài là điều phổ biến. Ngoài ra, sự phát triển ồ ạt của các khu ngoại ô và việc giao thương đã làm giảm mối quan hệ giữa các địa phương, khi đời sống công việc của chúng ta bị ràng buộc tương đối xa nhà.

Những xu hướng này càng trở nên trầm trọng hơn do sự suy yếu của cộng đoàn Kitô hữu trong nền văn hóa không ngừng thế tục hóa, chưa kể đến mối bận tâm của chúng ta với giải trí kỹ thuật số, thường phải trả giá bằng những mối quan hệ thực. Đã qua rồi cái thời mà chúng ta có thể cho rằng những người hàng xóm của chúng ta chia sẻ các giá trị của chúng ta. Đã qua rồi cái thời mà chúng ta có thể cho rằng việc con em chúng ta ra ngoài chơi với những đứa trẻ hàng xóm khác là một điều tích cực. Ngày càng có nhiều các mối quan hệ sâu sắc nhất của chúng ta, liên quan đến những người trong gia đình có cùng hoàn cảnh, họ chia sẻ với chúng ta các giá trị gia đình, với những người sống xa cách ta hằng dặm. Chúng ta thấy điều đó càng ngày càng khó khăn để thực hiện mục tiêu chung vì lợi ích trong cộng đoàn địa phương mà giờ đây chúng ta chỉ có sự gắn bó không thực lòng.

Trong những năm kể từ năm 1960, tất cả các xu hướng đều tăng nhanh. Càng nhiều càng tốt, lẽ ra phải là giáo xứ địa phương phục vụ như một liều thuốc giải cho vấn đề này. Tiếc thay, từ khoảng năm 1965 đến năm 1985, các giáo xứ suy thoái nhanh chóng dưới sự lãnh đạo của các giáo sĩ và tôn giáo bất đồng chính kiến và thế tục hóa, cuối cùng cho đến khi nhiều người trong chúng ta đã không công nhận, thậm chí ngay cả các giáo xứ địa phương của mình là cộng đoàn đúng nghĩa, nơi mà chúng ta có thể hỗ trợ và tận hưởng.

Tuy nhiên, từ năm 1985, nhiều giáo phận và các giáo xứ đã có những bước tiến vượt bậc. Khả năng lãnh đạo của linh mục nói chung được cải thiện. Lòng sùng kính cổ điển đã trở lại. Sự độc lập của giáo xứ dựa trên việc cầu nguyện chân thành thực sự (không phải là thế phẩm giả mạo) đã tăng lên. Hiển nhiên, ích lợi của bạn sẽ thay đổi. Nhưng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đúng khi nhắc chúng ta rằng, bất cứ khi nào có thể và thích hợp, chúng ta nên bám rễ việc tông đồ của mình vào giáo xứ, không chỉ để nâng cao việc canh tân giáo hội địa phương, mà còn để tạo ra cảm thức thật về cộng đoàn với sự hiện diện trọng yếu của nhà thờ xứ ở trung tâm giáo xứ. Hơn thế nữa, các giáo xứ và các nhà thờ của giáo xứ là những trung tâm tự nhiên của việc tiếp cận cộng đoàn bền vững, các trung tâm tự nhiên của việc rao giảng Tin Mừng và phục vụ theo vô số cách cho những người có nhu cầu.

Trong bối cảnh càng ngày càng có nhiều giáo xứ tiến bộ vượt bậc, một vài lo lắng và chia rẽ của xã hội siêu di động của chúng ta cũng sẽ biến mất. Nhờ Giáo hội, chúng ta sẽ có anh chị em thật sự ở nhiều nơi, và những cuộc di chuyển quá nhiều của chúng ta trở nên giống như những phòng thay đổi bên trong ngôi nhà đức tin. Nói cách khác, Đức Thánh Cha Phanxicô đang nhắc nhở điều gì đó ở đây. Chúng ta cần đánh giá một cách thường xuyên và đặt giáo xứ làm trọng tâm hơn khi có cơ hội. Khi không có gì ép buộc chúng ta, chủ nghĩa cá nhân cô lập nhanh chóng trở thành một thói quen rất xấu. Chúng ta hãy cầu nguyện rằng, mỗi năm trôi qua, chúng ta thành công trong việc quy hướng về giáo xứ hơn.

(Trích Mệnh lệnh canh tân, các bài viết về việc canh tân Giáo hội

Nhóm dịch thuật Durando chuyển ngữ)