Jeffrey A. Mirus
Điều quan trọng nhất mà tôi đọc trong tháng này về ơn gọi chính là bài tường thuật ngày 23 tháng 6 của tác giả Phil Lawler, “Một Ủy ban trực thuộc Giáo hoàng đang xét lại Thông điệp Humanae Vitae? Không, nhưng mà…” đây không phải vì Phil đã chứng minh được bất cứ điều gì, mà bởi vì ông đã đưa ra chính xác câu hỏi đúng: điều gì đang xảy ra, dưới thời Đức Giáo hoàng Phanxicô, với Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Sự Sống và Giáo hoàng Học viện Gioan Phaolô II tại Roma?
Đầu năm nay, trước những thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo của hai tổ chức này, có ba giáo sư ở Giáo hoàng học viện Gioan Phaolô II, bao gồm Phó Chủ tịch, đã viết quyển sách có tựa đề Đồng hành, phân định, hợp nhất toàn diện: Một sổ tay về Mục vụ, Chăm sóc Gia đình theo Tông huấn Amoris Laetitia. Được nhà in Emmaus Road xuất bản vào năm nay, quyển sách đặt trên bàn làm việc của tôi. Tôi không có thời gian để nghiên cứu nó một cách công minh, nhưng mục đích của các tác giả này thì rất rõ ràng: đặt việc đọc Tông huấn của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong khuôn khổ Truyền thống của Giáo hội, và phù hợp với tính logic về đạo đức lâu đời của Giáo hội.
Trong phần giới thiệu, các tác giả nêu câu hỏi đầu tiên của mình: tiêu chuẩn nào cho phép đọc hiểu Tông huấn Amoris Laetitia một cách đúng đắn? Họ trả lời: trước hết, bối cảnh của những gì được hai tông huấn chấp thuận khi nói về gia đình, điều này đã dẫn đến tài liệu; thứ hai, bối cảnh được cung cấp trong chính tài liệu đó, chứ không phải là một sự du nhập của một chủ nghĩa cá nhân đương đại đối với Giáo hội; và thứ ba, bối cảnh được cung cấp bởi Truyền thống Giáo hội.
Phần cuối cùng của chương về “Đồng hành” có tựa đề “Con đường hoán cải theo quan điểm của việc có thể lãnh nhận bí tích”. Phần cuối cùng của chương về “Hợp nhất toàn điện” có tựa đề “Sự Hợp nhất toàn diện: Xây dựng ngôi nhà trên đá” và phần cuối cùng của chương về “phân định”, có tựa đề “Kết luận” và bao gồm đoạn cuối cùng của toàn bộ quyển sách, gồm những lời sau:
Vì vậy, sự phân định không bao gồm việc đưa ra những ngoại lệ đối với một số quy tắc phổ quát, nhưng là tìm cách hướng dẫn và đồng hành cùng mọi người trên hành trình. Như thế, một con đường là đường nếu có một đích đến. Không có điểm cuối, mọi người sẽ không đi trên hành trình; đúng hơn họ sẽ chỉ lang thang luẩn quẩn. Vì vậy, đối tượng của sự phân định không phải là đích đến mà là cách thức để đi đến đó.”
Không có câu hỏi nào về những gì ba tác giả này đang cố gắng thực hiện. Chắc chắn là họ mong muốn trình bày chân lý của Đức Kitô. Nhưng trong bối cảnh đương thời, họ đang cố gắng thiết lập tiêu chuẩn cho việc giải thích Công giáo về Tông huấn Amoris Laetitia, giống như Xavier Rynne (Francis Murphy, C.SS.R) và rất nhiều thần học gia và nhà báo Công giáo thế tục khác đã cố gắng đưa ra tiêu chuẩn cho việc giải thích phi Công giáo của Công đồng Vaticanô II.
Những hậu quả mục vụ của sự tối nghĩa về học thuyết
Giờ đây, rõ ràng là nơi Đức Giáo hoàng Phanxicô phù hợp với tất cả điều này, đặc biệt khi ngài từ chối thậm chí không cho tiếp kiến những vị hồng y có những nghi ngờ nghiêm trọng về một số khía cạnh nào đó của Tông huấn Amoris Laetitia (và chắc chắn những nghi ngờ nghiêm trọng khác về những thay đổi trọng tâm và lãnh đạo mà Đức Giáo hoàng đã đưa vào Học viện Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Sự Sống). Không một nhà phê bình có trách nhiệm nào dám khẳng định rằng chính Giáo hoàng bác bỏ bất kỳ Giáo huấn nào trong quá khứ thuộc Huấn quyền. Nhưng khi mô tả trọng tâm đặc biệt của Đức giáo hoàng, như ngài trình bày nó nhiều lần ngay từ đầu, ít người vẫn sẽ phản đối bản tóm tắt sau: Tôi là người con của Giáo hội, nhưng chúng ta không cần nhấn mạnh đến những vấn đề luân lý. Chúng ta phải mời những người khác trải nghiệm tình yêu của Đức Kitô. Những người nhấn mạnh vào sự rõ ràng về luân lý và học thuyết thì đáng buồn thay, sự cứng nhắc của họ đã sai lầm. Họ từ chối hay làm suy yếu tình yêu của Đức Kitô bằng cách trung thành những hệ thống tư tưởng con người của họ.
Trong bối cảnh này, Phil Lawler có lý khi tự hỏi – và thực sự hỏi rất nghiêm túc – về hướng đi hiện đang được thực hiện ở Roma nói chung, và tại Học viện Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Viện Hàn lâm Giáo hoàng về Sự Sống nói riêng. Học viện Giáo hoàng Gioan Phaolô II được lập ra như một sự tiếp nối di sản của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người có khả năng trình bày những cách diễn đạt chân thực và đầy đủ về chân lý Công giáo mà ngay cả những những người bị dị dạng trong nền văn hóa đương đại của chúng ta có thể nắm bắt được, đặc biệt là sự nhấn mạnh của ngài về nhân vị như là một tác nhân luân lý và thần học của ngài về thân xác. Trên thực tế, hai học viện này cùng được thiết kế, nhằm phơi bày và giải quyết một cách sáng tạo những dối trá về thực tại vốn thống trị phương Tây đang bị tục hóa.
Thế nhưng, ít nhất về tổng thể, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn một cách tiếp cận mục vụ về cơ bản rất khác biệt. Đáng buồn thay, đó là một cách tiếp cận đưa ra hai vấn đề lớn. Thứ nhất là nó làm mất giá trị một trong những khía cạnh quan trọng nhất của Tin Mừng, như được nhắc đi nhắc lại không chỉ bởi Chúa Kitô nhưng còn bởi tất cả tác giả được linh hứng của Tân ước. Ý tôi là sứ điệp rằng việc chấp nhận Đức Kitô đòi hỏi một sự thay đổi chân thành trong quan niệm, từ thế gian sang thiêng liêng, từ đó đòi hỏi một nỗ lực cơ bản để thay đổi đáng kể lối sống của chúng ta, điều này đem lại lợi ích cho những người khao khát trở thành bạn của Chúa chúng ta:
Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian yêu thích cái gì thuộc về nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em.Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy. Giả như Thầy không đến và không nói với họ, họ đã chẳng có tội. Nhưng bây giờ, họ không thể chữa tội được. Ai ghét Thầy, thì cũng ghét Cha của Thầy. Giả như Thầy không làm giữa họ những việc không một ai khác đã làm, họ đã không có tội. Nhưng nay họ thấy rồi mà vẫn ghét cả Thầy lẫn Cha Thầy. (Ga 15,18-24).
Những lời này cho thấy việc rao giảng to lớn, sự phục vụ to lớn, tình yêu to lớn. Nhưng chúng hoàn toàn không cho phép hạ thấp cách sống mà Chúa của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải sống một cách rõ ràng, cũng không che giấu sự thật rằng chúng ta có thể được tự do chỉ khi chúng ta chấp nhận Người, Đấng không chỉ là Sự Sống mà còn là Sự Thật và là Con Đường. Nếu chúng ta nghi ngờ điều này, thì đã đến lúc phải đọc lại các thư, đặc biệt là những phần thực tế nhất của Thánh Phaolô, Thánh Phêrô và Thánh Giacôbê.
Dưới danh nghĩa sai lầm của việc chăm sóc mục vụ, những người Công giáo thích hạ thấp hoặc thậm chí che giấu những sự thật khó khăn, cuối cùng chỉ lôi cuốn được những người tin chắc rằng Chúa Kitô chấp nhận quan điểm luân lý của họ. Theo đó, những người này cũng tin chắc rằng những thái độ phê bình luân lý chỉ xuất phát từ những người điều hành các phần cụ thể của Giáo hội về mặt chính trị hoặc những người bị gắn chặt vào những giáo huấn có điều kiện lịch sử trong quá khứ. Ảo tưởng này cho phép họ đánh giá sai lầm về lòng tin của mình khi họ chắc chắn rằng cả thời gian và sự vĩnh cửu đều đứng về phía họ. Họ nhấn mạnh rằng những giáo huấn chính thức của Giáo hội cuối cùng phải thay đổi — và khi họ thực hiện nó sẽ chứng minh rằng tất cả những ai từ chối giáo huấn này trong thời đại của chúng ta thực sự đã vượt xa đường luân lý.
Những hiểm họa khi kêu “Lạy Chúa, Lạy Chúa”
Kết quả không phải rằng những giáo huấn của Giáo hội luôn thay đổi, mà là quá nhiều người thậm chí có thẩm quyền giả vờ rằng họ chắc chắn sẽ làm, hoặc rằng những giáo huấn này không được phép làm bất cứ ai khó chịu, hoặc thậm chí giáo huấn của Giáo hội hiện tại không nên nghi ngờ cái mà họ coi là sự hiểu biết vượt trội của họ về thực tại luân lý. Trên thực tế, toàn bộ cách tiếp cận “mục vụ” này là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng Đức tin kể từ khi giữa những năm 1960 — sự xác tín rằng quyền giảng dạy của Giáo hội là một chủ nghĩa lạc hậu và rằng mọi người có thể chọn tin bất cứ điều gì mà nền văn hóa chủ đạo nhầm tưởng là đúng. Luân lý bị giảm xuống thành bất cứ thứ gì tôn vinh ý thức xã hội đang thịnh hành. Nó được bày tỏ không phải bởi Chúa Thánh Thần mà bởi Thần của Thời đại.
Sai lầm to lớn này, thường bắt nguồn từ niềm kiêu hãnh và nhục dục, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy tàn nhanh chóng của Giáo hội trong sáu mươi năm qua và hơn thế nữa. Nó được tiết lộ một cách đáng kể nhất trong tình trạng thiếu linh mục quá lớn trong các giáo phận vốn không đứng lên chống lại trào lưu thế tục; trong sự sụp đổ của rất nhiều đời sống tu trì Công giáo; và trong tình trạng không chung thủy về trí tuệ đang tràn lan vốn được đưa vào giáo dục đại học Công giáo trong hầu hết các cơ sở học thuật ngày nay. Quá nhiều người trong các vị trí Công giáo tin tưởng đã cứu lương tâm của những người trong sâu thẳm đã khước từ Đức Kitô là Chúa và Đấng Cứu Độ của họ. Đồng thời, họ đã gạt ra bên lề, làm chán nản, và thậm chí xua đuổi những người chấp nhận Ngài — những người háo hức, bất chấp bị lên án hay nghi kị, để giành lấy quyền năng của Ngài trên cách sống của họ.
Một cách tiếp cận Tin Mừng dựa trên những quan niệm sai lầm này đôi khi có thể bị kích động bởi lòng bác ái sai lầm, chẳng hạn như miễn cưỡng xa lánh những người chưa sẵn sàng sống Đức Tin một cách không cần thiết. Tôi cho rằng điều này ở trong trường hợp của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Nhưng phần lớn Thông điệp Veritatis Splendor của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Thông điệp Caritas in Veritate của Đức Giáo hoàng Bênêdictô XVI được viết chính xác nhằm ngăn ngừa sai lầm như vậy. Thật không may, chúng ta cũng đã thấy cách tiếp cận “mục vụ” tương tự này được sử dụng lặp đi lặp lại như một vỏ bọc cho việc từ chối luân lý của các giáo sư thần học, giám mục, giáo sĩ và tu sĩ (và rất nhiều giáo dân). Những gì có thể bắt đầu một cách chân thành sẽ kết thúc bằng một kiểu diễn thuyết hai mặt che giấu sự băng hoại đạo đức bên dưới lớp áo khoác công bình giả tạo. Dù được thực hiện một cách chân thành vì một tình yêu sai lầm hay không, đây vẫn là phương pháp được những người không chịu nhận ra tội lỗi của chính mình sử dụng khi giúp đỡ những người cùng chia sẻ với họ, ngay cả khi họ chỉ ra những nhân đức mà họ thiếu sót vì sự lên án dứt khoát.
Trong hoàn cảnh như vậy, các tín hữu không có lựa chọn nào khác ngoài việc dành một phần lớn thời gian và sức lực của họ để phân tích rất kỹ những gì hàng giáo phẩm trong Giáo hội nói để phân biệt nó một cách chính xác với những gì Chúa Kitô và Giáo hội thực sự dạy. Dĩ nhiên, điều này luôn cần thiết ở một mức độ nào đó vì một nền linh đạo Công giáo trưởng thành, nhưng trong thời đại chúng ta, nó đã trở thành một lối sống bi thảm. Tôi cho rằng nó có thể phục vụ như một con đường thánh thiện hoàn hảo cho một số người trong chúng ta. Nhưng đối với nhiều người khác, nó chỉ có thể là một bản án tử hình.
Cuối cùng, những người đang bối rối một cách thành thật có thể được cứu bởi sự vô tri của chính họ, một sự vô tri mà những pha nguy hiểm không phá hủy hoàn toàn cuộc sống của họ trong Đức Kitô. Nhưng đối với những người hiểu biết hơn, với những người thực sự có sự chăm sóc của các linh hồn và không vô tri một cách bất khả thắng, một chân lý truyền cảm hứng cho toàn bộ lý luận của tôi vẫn được áp dụng: “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình ; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.” (Lc 6,45f).
Hoặc để tôi nói theo cách khác: “Tại sao anh em gọi Thầy là ‘Lạy Chúa, Lạy Chúa’,” Đức Giêsu Kitô hỏi, “mà anh em không làm theo những gì Thầy dạy?”
(Trích Mệnh lệnh canh tân, các bài viết về việc canh tân Giáo hội
Nhóm dịch thuật Durando chuyển ngữ)