Việc canh tân trong các nền văn hóa thế tục: cần phải phân biệt giữa chiên và dê

0
912

Jeffrey A. Mirus

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao thật khó thực hiện một cuộc canh tân có hiệu quả rộng rãi trong Giáo hội vào thời đại của chúng ta? Thật ra, có rất nhiều cá nhân người Công giáo đặt việc canh tân Giáo hội là ưu tiên hàng đầu của họ kể từ giữa những năm 1960. Trong toàn bộ quá trình kêu gọi, chính Giáo hội cũng đã tổ chức và tiến hành Công đồng Vaticanô II, đã cam kết hết lần này đến lần khác với cùng một nỗ lực vô vọng trong cùng khoảng thời gian chông gai đó. Tuy nhiên, trong khoảng những năm 50 đến 60 này, thành tựu đã đạt được là tương đối ít.

Tại sao?

E rằng độc giả cảm thấy ngày tận thế đang ở đây (hoặc tệ hơn nữa đối với kẻ bi quan), vâng! hãy để tôi nhấn mạnh ngay từ đầu rằng, Giáo hội luôn cần canh tân về mặt thiêng liêng (như bạn và tôi luôn cần). Và, không, tôi không nói rằng chúng ta không hoàn thành được điều gì. Tuy nhiên, trên khắp phương tây, những điều sau đây vẫn đúng:

1. Hầu hết các trường cao đẳng, đại học Công giáo và nhiều trường trung học Công giáo vẫn chưa có sự canh tân;

2. Nhiều cộng đoàn tu trì và các tổ chức Công giáo vẫn chưa được cải tổ;

3. Hầu hết các giáo phận tiếp tục sa lầy trong những giá trị thế tục giữa các nhóm quyền lực gồm giáo dân và các linh mục;

4. Và các cơ quan từ thiện lớn nhất của Giáo hội lại xa lạ với với giáo huấn Công giáo về những vẫn đề “yêu thương và chăm sóc” quan trọng nhất trong thời đại chúng ta.

Một lần nữa, câu hỏi là: Tại sao?

Trong quá khứ, một sự công nhận nhân đức tôn giáo

Tôi nghĩ, chúng ta có câu trả lời cho câu hỏi này, khi chúng ta cảm thấy sự khác biệt giữa tính thế tục và chủ nghĩa thế tục hiện đại. Các Kitô hữu thường bị ảnh hưởng bởi tính thế tục. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì chúng ta được kêu gọi để sống trong thế giới, và chúng ta thiếu kỷ luật về đời sống thiêng liêng. Nhưng hầu hết trong các giai đoạn lịch sử, tính thế tục tồn tại chống lại niềm tin vào Thiên Chúa và ít nhất là một nhạy cảm nào đó đối với những nguy cơ lạc quá xa các huấn lệnh của Thiên Chúa, tuy nhiên chúng đã được nhận thức và nhận biết. 

Ví dụ, bối cảnh này liên tục được nhìn thấy trong Cựu Ước. Vào thời kỳ đó, mỗi người có một vị thần riêng với những huấn lệnh riêng, và điều này không gây nguy hiểm cho tôn giáo, vì luôn có một cảm giác cần phải đặt mọi thứ cho đúng vào lúc này và lúc khác, làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được điều thiện hảo của Đấng Toàn Năng. Suy nghĩ khác là sẽ tự chuốc lấy sự phá hủy. Tất nhiên, người Do Thái đã trải qua thời gian khó khăn về điều này so với các nước láng giềng của họ, vì đạo Do Thái giáo về bản chất là luân lý. Vấn đề đáng sợ không phải là không tham gia vào các nghi lễ toàn thiêu mà là không sống đời sống luân lý mà Đức Chúa đòi hỏi.

Trong mọi trường hợp: trước, trong và sau thời Cựu Ước bao gồm thế giới Hy-La và mười bảy thế kỷ đầu kỷ nguyên Kitô giáo, một nhà du hành thời gian hiện đại như chúng ta ngày nay rất khó để tìm một nền văn hóa chưa được hình thành với một nhận thức sắc bén về tầm quan trọng của một vài vị thần hoặc các vị thần, hoặc ít nhất vài lòng đạo đức truyền thống, chống lại đấng ấy (hoặc vật ấy) là điều được coi là sự xúc phạm kinh khủng. Ngay cả khi lòng đạo đức này thường được hoan nghênh khi vi phạm, các nền văn hóa con người thông thường gói gọn và nuôi dưỡng sự quan tâm về Thiên Chúa và trong cái mà chúng ta chỉ có thể gọi là nhân đức tôn giáo.

Hiện tại, một sự công nhận về nhân đức không tôn giáo

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa thế tục (không chỉ là thế tục, mà là thế tục như một học thuyết) đã làm đảo lộn tất cả những điều này. Nền văn hóa đương đại của chúng ta không chỉ khắc sâu tính thế tục mà còn là sự biện minh tích cực của những ước muốn trần tục và sự giới hạn cái nhìn đúng đắn của con người đối với ước muốn và mục tiêu của thế giới này. Chủ nghĩa thế tục tôn trọng quan điểm phủ nhận Thiên Chúa và vì vậy nhấn mạnh rằng không dính dáng gì đến tôn giáo, vì chủ nghĩa thế tục cho rằng tôn giáo dựa vào định nghĩa sai lầm và vì thế cả hai không dính dáng gì và còn nguy hại nữa.

Vì vậy, dưới áp lực chủ nghĩa tục thế đang thống trị này, phạm vi hiểu biết cơ bản về Thiên Chúa và việc thực hành bổn phận tôn giáo đã biến mất. Những người muốn duy trì cảm giác thoải mái về tinh thần phải dùng đến việc xác định lại những chân lý mà trước đây họ đã sống như là truyền thống, điều khác biệt nhưng không bao giờ mâu thuẫn, lẽ ra phải được đón nhận với các truyền thống khác của con người. Ví dụ, một người nhớ lại công thức rèn luyện lặp đi lặp lại việc suy gẫm của tu sĩ Dòng Tên trong truyền thống hơn là việc thực hành Đức tin Công giáo.

Qua câu chuyện trong bản tin về trường Đa Minh ở California đã từ bỏ lập trường Công giáo, bạn sẽ thấy việc nhấn mạnh gần giống như sự cứu rỗi đối với truyền thống (trong bối cảnh đa văn hóa cuồng dại). Nhưng bạn sẽ chẳng tìm thấy gì về sự phù hợp của tâm trí với thực tại, nghĩa là chẳng có gì là chân lý cả. Hoặc bạn có thể nhìn thấy sự phát triển của việc chấp nhận hệ tư tưởng giới tính khắp tây phương. Thống kê quan trọng nhất trong cuộc thăm dò ý kiến: chỉ có 51% người Công giáo Mỹ vẫn đồng ý rằng giới tính được ấn định một cách tự nhiên khi sinh ra (một cách diễn đạt kỳ quặc và không chính xác, nhưng bạn hiểu rõ).

Một phần của vấn đề đó là thuật ngữ “Công giáo” bao gồm tất cả những người tuyên bố gia nhập “Công giáo” cho dù họ chấp nhận niềm tin đó hoặc thực hành tôn giáo đó ít đến mức nào. Chúng ta cũng biết rằng việc tham dự thánh lễ hằng tuần và đặc biệt tham dự thường xuyên hơn, có tương quan mạnh mẽ với các câu trả lời cho câu hỏi thăm dò về chân lý Công giáo. Tuy nhiên vấn đề vẫn còn ở đây là: chúng ta sống thực hành trong một Giáo hội bị đánh tráo khái niệm, với những người tự xưng mình là “Công giáo” nhưng về cơ bản họ lại chọn chủ nghĩa tục hóa làm hướng sống của mình. Đối với họ, Đạo Công giáo tồn tại chủ yếu để mang lại cảm giác thoải mái cho tinh thần giả tạo, hoặc làm cho họ duy trì vị trí của mình với tư cách như những chuyên gia thiêng liêng (việc làm đúng có thể là một công việc rất thoải mái). Nhưng lưu ý rằng: nơi đâu giáo huấn tôn giáo xung đột với hệ tư tưởng thế tục, thì nơi đó giáo huấn không được tôn trọng như thời đại trước đây. Nó phải bị thay đổi.

Vấn đề lớn nhất từ trước đến nay

Sự đổi mới đích thực có thể được thực hiện một cách thực sự đối với những người tôn trọng tôn giáo đủ để quan tâm đến những gì mà tôn giáo ấy giảng dạy hoặc một phong trào cải cách cụ thể đòi hỏi. Điều này đòi hỏi một mối quan tâm nào đó đến tôn giáo (giống như người ta có thể quan tâm đến xe cộ hoặc múa ba-lê), hoặc một cam kết để thật sự hiểu về thực tại (biết chân lý), hoặc mong muốn làm hài lòng Thiên Chúa hoặc “các thần”. Nhưng sự đổi mới đích thực không thể xảy ra đối với những người cho rằng Thiên Chúa là một huyền thoại hoặc một nhân vật nhân hậu, những người luôn tán thành với bất cứ điều gì mà những người từ chối Ngài đã biết là đúng và tốt; và cũng không phải là những người có sự quan tâm đến tôn giáo giới hạn trong phạm vi mong muốn được thoải mái, tự biện hộ hoặc muốn có một tương quan xã hội tốt.

Đây là thách thức duy nhất do chủ nghĩa tục hóa trình bày và đó là vấn đề cụ thể đối với Giáo hội Công giáo vì hai lý do chính: (1) Giáo hội, trong khi đang tham gia vào công cuộc đổi mới đích thực, không thể thường xuyên lượng giá lại các giáo lý của mình cho phù hợp với “kiến thức” mới mẻ của các xã hội thế tục; và (2) Giáo hội không thể loại trừ toàn bộ số đông “các Kitô hữu” phổ biến đã bị tục hóa, những người vẫn khăng khăng nhận mình là người Công giáo, hoặc rất ít hay chỉ thỉnh thoảng tham gia vào các cử hành phụng vụ của Giáo hội, hoặc tuyên bố là thành viên trong các cộng đoàn tôn giáo hư hỏng của Giáo hội (hoặc trong các trường đại học mang danh Giáo hội).

Dĩ nhiên, thông thường, xã hội cam kết với các giá trị khác hơn so với các giá trị Công giáo, và đàn áp Giáo hội một cách trực tiếp và gay gắt. Dưới ánh sáng này, chúng ta thấy khó khăn to lớn do cuộc bách hại gián tiếp gây ra, ý tôi là sự gạt bỏ tính chính thống Công giáo trong các nền văn hóa hiện đại được đặc trưng bởi chủ nghĩa thế tục nói chung, và ở những người Công giáo đồng nhất với các giá trị của các nền văn hóa này. Hãy xem điều này quan trọng như thế nào: Dưới sự đàn áp trực tiếp đối với đạo Công giáo và các tín đồ “Công giáo”, những người yếu thế dần dần từ bỏ cái tên “Công giáo” của mình. Họ ngừng xác định mình là “Công giáo” khi họ trả lời các cuộc thăm dò. Họ không quan tâm về những thay đổi sẽ sớm được thực hiện trong các tổ chức Công giáo nơi mà họ đã cam kết với những điều kiện của riêng họ.

Trong hoàn cảnh như vậy, khi danh xưng “Công giáo” hiếm khi được những người không có đức tin sử dụng, Giáo hội dễ dàng phát triển mạnh mẽ hơn vì không còn phải dung túng những người theo chủ nghĩa thế tục trong Giáo hội. Nhưng trong hoàn cảnh của chúng ta ngày nay, Giáo hội phải đối mặt với việc đáp ứng này ở khắp nơi. Nói thẳng ra vấn đề là, một nửa trong số những người tuyên bố dưới lớp vỏ của sự canh tân là những người theo chủ nghĩa thế tục hóa. Điều này có nghĩa đơn giản là: Bên trong Giáo hội Công giáo, có sự tồn tại của giáo hội trong một xã hội được đặc trưng bởi chủ nghĩa thế tục hóa, theo vô số cách mà sẽ không được dung túng trong bất kỳ tổ chức nào khác dưới bất kỳ hình thức nào, việc đổi mới đích thực luôn gặp phải sự cản trở và phải xác định lại căn tính của mình.

Phần kết luận

Trên thực tế, sự cản trở và xác định lại căn tính như vậy không thể được dung túng trong bất kỳ tổ chức nào khác mà không phá hủy nó. Nhắc lại một lời nhận xét nổi tiếng của Hilaire Belloc, nó có thể sẽ được coi là bằng chứng về đặc tính thần thiêng của Giáo hội rằng: Giáo hội có thể chịu rất nhiều cản trở bên trong về mặt con người mà vẫn không ngừng là Thân thể và Hiền thê của Chúa Kitô.

Tuy nhiên, chủ nghĩa thế tục hóa của nền văn hóa phương Tây hiện đại đưa ra một thách thức dị thường và khó khăn đối với Giáo hội vì lý do đơn giản là chủ nghĩa tục hóa này khiến bất cứ ai trong Giáo hội, từ trên xuống dưới, đều không thể tham gia vào các nỗ lực đổi mới đủ sâu để trở nên có sức ảnh hưởng.

Tôi thừa nhận một lần nữa rằng đã có một số tiến bộ, thực sự, tiến bộ rất quan trọng, trong hai hoặc ba thế hệ qua. Nhưng việc canh tân Giáo Hội một cách triệt để và hiệu quả, trong thời kỳ mà từ “canh tân” được dùng trên mọi ngôn ngữ vì những lý do hết sức mâu thuẫn, sẽ không thể thực hiện được cho đến khi Giáo hội tìm ra cách nào đó phù hợp với sứ mệnh của mình trong việc phân biệt rõ ràng hơn bên trong giữa chiên và dê. Và điều này, chắc chắn, sẽ đòi hỏi một số dạng thức để lấy lại tên Công giáo.

(Trích Mệnh lệnh canh tân, các bài viết về việc canh tân Giáo hội

Nhóm dịch thuật Durando chuyển ngữ)