Jack Melito, CM
NDĐ chuyển ngữ
Hình ảnh này sẽ là một bản kịch kịch tính hóa hay nhất về Vinh Sơn Phaolô với tư cách là Đấng Bảo trợ Bác ái, sẽ cho thấy ngài ở trung tâm một cơn lốc xoáy giữa những người xác định trong cuộc đời ngài: Các nhà truyền giáo và các Nữ tử, những cộng tác viên giáo dân và các ân nhân của ngài. Nghị lực của những người này đang quay cuồng vào vô số người nghèo, người đau yếu và những người bị bỏ rơi, được thừa hưởng lòng thương xót.
Những chân dung rõ ràng nhất này của Vinh Sơn đã được miêu tả sinh động, vị ân nhân xuất hiện trong cơn khủng hoảng. Quả thế, người nghèo luôn ở cùng ngài và ngài phục vụ họ trong những phương pháp tuần tự qua việc thành lập các Tu hội và sứ mạng nơi các nhà truyền giáo và các Nữ Tử của mình. Dù những điều bất hạnh đến không do bởi chiến tranh, các đặc tính cho thấy ngài rõ nhất là: đáp ứng theo trực giác, tùy cơ ứng biến, tham dự hàng ngàn nghi thức trao bài sai, thích nghi chiến lược của mình đối với họ, và dốc sức hết mình trong công việc cá nhân bên cạnh những anh chị em cùng sứ vụ.
Một cơn khủng hoảng như thế làm xuất hiện trong tâm trí của ngài một cách dễ dàng phản ứng của ngài đối với dòng chảy tràn lan của những người tị nạn đã chảy trào về Paris, do hậu quả của những cuộc nội chiến giữa thế kỷ đó (thế kỉ 17/1648-1653). Nắm bắt được hành động, Vinh Sơn đã khiến bà hoàng hậu và triều đình mang nợ việc viện trợ nhằm đáp ứng những nhu cầu vô tận. Ngài phục vụ trong các ủy ban quý tộc và các viên chức nhà nước khác, phục vụ vì hòa bình và phân phối viện trợ công khai để nhắm tới những ảnh hưởng của chiến tranh, tôn giáo và chính trị. Ngài cầu xin bà hoàng về việc bảo vệ người nghèo chống lại sự cướp bóc của lính tráng, dù thân thiện hay không thân thiện. Ngài an ủi các nhà truyền giáo và các chị Nữ tử của mình ở gần vùng quê – và tìm sự cứu trợ hoặc thay thế cho họ – khi họ đã bị đánh bại bởi áp lực, bệnh dịch và chết chóc khi dồn hết sức mình trong những sứ vụ của họ.
Giữa tất cả những sự kiện này, ngài đã có thể nói về những tình trạng đó, điều mà ngài tiết lộ khi các mục tin tức được thuật lại trong các lá thư gửi cho các thành viên đang ở xa Paris và Saint-Lazare. Hai lá thư được gửi riêng cho cha Jean Dehorgny, Bề trên nhà Rô-ma và cho cha Lambert aux Couteaux, Bề trên nhà Warsaw. Trong những lá thư này, người ta sẽ suy nghĩ nhiều hơn về các mục tin tức. Chúng dường như là phương tiện để ngài trút nỗi thống khổ về tất cả những gì đang xảy ra với người nghèo, và vượt qua các cuộc chiến đấu của các cộng đoàn, để giữ vững tinh thần đối với sự tàn phá này.
Ngài than thở với cha Lambert aux Couteaux, “tin tức nhỏ bé này của chúng ta luôn như thế”. Người nghèo từ miền quê bị phân tán, một số trong đó bị đẩy ra khỏi nhà vì sợ sẽ bị ngược đãi bởi lính tráng và đã lánh nạn tại Paris. Có hy vọng rằng, lời cầu nguyện và những công vụ tốt lành của nhiều người đã giảm bớt những khổ đau và rằng, một số biện pháp đã được thực hiện để mang lại hòa bình. Sau đó, ngài thuật lại chi tiết những công sự tốt lành đã được thực hiện ở Paris: (1) việc phân phát xúp hàng ngày cho gần 15.000 người nghèo, cả người nghèo và người tị nạn. (2) Khoảng 800 cô gái tị nạn được gửi tại những nhà riêng mà họ được chỉ dẫn và chăm sóc. Cha có thể tưởng tượng thiệt hại thế nào đã xảy ra nếu họ bị bỏ rơi lang thang xung quanh…. (3) Chúng ta sẽ cứu giúp các nữ tu đang gặp sự nguy hiểm tương tự khi bị quân đội đẩy vào Paris. Một số thì trên đường phố, số khác đang sống ở những nơi đáng nghi ngờ và số khác nữa thì đang sống với người thân. Tuy nhiên, vì tất cả số người họ đang ở trong tình trạng phân tán và đe dọa, người ta thấy rằng việc tập trung họ trong một tu viện, dưới sự chăm sóc của các Nữ tử thánh Maria (các nữ tu Thăm viếng) sẽ làm hài lòng Thiên Chúa hết sức.
Ngài mở rộng cánh tay ngay cả với các vị mục tử đáng thương, các cha phó, và các linh mục khác ở những vùng thôn quê đã phải bỏ lại giáo xứ để chạy trốn lên thành phố này. Chúng ta đang tiếp nhận một số vị mỗi ngày; họ sẽ được chăm sóc ăn uống và sẽ được huấn luyện về những điều họ nên biết và thực hành.
Thánh Vinh Sơn dành sự tôn vinh đặc biệt đối với các Nữ tử Bác ái trong “nhiều dự án thánh thiện” này. Các chị em bị “đòi hỏi phải trợ giúp về thể xác cho người nghèo nhiều hơn chúng tôi. Họ chuẩn bị và phân phát xúp hàng ngày cho 13.000 người nghèo tại nhà cô Le Gras và cho 800 người tị nạn ngoại ô Saint-Denis. Giáo xứ Saint-Paul chỉ có bốn chị Nữ tử, thực hiện phân phát cho năm ngàn người nghèo, ngoài ra còn có khoảng sáu mươi cho tới tám mươi bệnh nhân cũng tay họ chăm sóc.”
Từ đầu đến cuối chương trình to lớn này, Vinh Sơn không chỉ trợ giúp ân cần về thể chất nhưng còn lo cho những nhu cầu về tinh thần nữa, thậm chí những hành động của ngài có vẻ xem ra mâu thuẫn với chính sách đã được ngài thiết lập. Như ngài nói với cha Jean Dehorrgny, “tôi đã tình nguyện mang những sứ mạng cho (người tị nạn), theo đường lối châm ngôn đã được tuyên bố rằng chúng ta nên mang điều tốt lành tới bất cứ nơi nào ta tìm thấy. Chúng ta buộc phải ra đi và phục vụ họ trong những vùng thôn quê, nơi họ hiện diện. Họ là thành phần của chúng ta và giờ đây, thành phần này đến với chúng ta, bị trục xuất bởi những khó khăn chiến tranh; nơi mà vùng quê bị vơ vét, dường như ở đó, chúng ta cũng bị ràng buộc hơn để hành động cho ơn cứu độ của họ trong những khổ đau đang hiện diện nơi họ lúc này, dĩ nhiên đây là ý muốn tốt lành của đức Tổng Giám Mục.”
Vinh Sơn đã xác nhận một số người sẽ phản đối rằng đó không phải là chính sách của Tu hội chúng ta, để thực hiện sứ vụ trong các thành phố thuộc Đức Giám Mục. Theo quan điểm của thánh nhân, cả hai ràng buộc có thể được tôn vinh trong tình huống hiện nay: “Tôi đã trả lời rằng sự phục tùng chúng ta có đối với các vị giám mục không cho phép chúng ta miễn trừ những sứ vụ như thế, khi các ngài huấn dụ chúng ta làm như vậy, và như thế chính chúng ta hoàn thành thích hợp cho một sứ vụ ở Terni, nơi (Đức Hồng y) đã giao cho anh em làm việc. Bởi thế, chúng ta có thể làm điều tương tự ở đây theo lệnh của Đức Tồng giám mục Paris, đặc biệt vì điều đó chỉ cho những người tị nạn đau khổ đáng thương này.”
“Chúng ta nên tận dụng sự tốt lành của chúng ta mọi lúc mọi nơi ta thấy.” Đó là thiên hướng của nhà bảo trợ bác ái – gồm cả sự thanh thoát và quên mình. Bất cứ dịp nào Vinh Sơn được yêu cầu, ngài đều đáp ứng một cách thích đáng. “Những lời cầu nguyện và những công việc tốt lành của nhiều người” đã luôn là nguồn tài nguyên rất thuận tiện, nhưng lòng nhiệt thành và ý thức thực tế đã mang lại nỗ lực và đường hướng để thực hiện những kỳ công bác ái mà nhờ đó, Vinh Sơn Phaolô trở nên nổi tiếng.
Tháng 05/1993