Ơn gọi Tu huynh trong Tu Hội Truyền Giáo

Đăng ngày: 26/02/2021

Các định nghĩa hẹp về những thực tế phong phú thì thường không giúp ích. Chúng hạn chế sự hiểu biết của chúng ta hơn là làm rõ nó. Ở đây, thay vì định nghĩa, tôi sẽ cố gắng mô tả cách rộng hơn về ơn gọi của các Tu huynh trong Tu Hội Truyền Giáo ngày nay, như là một chỗ cho những phát triển tiếp theo trong tương lai, giống như đã có sự tiến triển đáng kể trong quá khứ.

Dưới đây, tôi đưa ra bảy yếu tố chính trong ơn gọi của một Tu huynh Vinh Sơn hôm nay và tương lai. Rõ ràng là một số trong số những khái niệm này cũng đã là nhân tố quan trọng trong quá khứ, ngay cả khi có những sắc thái khác nhau.

Các Tu huynh trong Tu Hội Truyền Giáo là những giáo dân sống trong cộng đoàn, cùng với các linh mục và giáo sĩ, bước theo Chúa Kitô, Đấng rao giảng Tin Mừng và Tôi tớ của Người Nghèo.

Sự nhấn mạnh ở đây là ơn gọi giáo dân của các tu huynh. Thực thế, thời của thánh Vinh Sơn thường nhấn mạnh một cách khá mạnh mẽ khía cạnh giáo dân trong ơn gọi của Tu huynh. Ngài  đã làm như vậy trong một khuôn khổ giáo sĩ hóa cao độ. Đối với ngài, rõ ràng, phẩm giá của chức linh mục vượt xa phẩm giá của một Tu huynh. Mặc dù cha Vinh Sơn đối xử rất tốt với các Tu huynh và hầu hết các anh em đều yêu quý ngài, nhưng họ thường được coi là tôi tớ của các linh mục trong Tu hội. Trong thế kỷ XXI, phẩm giá của ơn gọi giáo dân đã có được một điểm nhấn mới, đặc biệt nhấn mạnh đến ơn gọi phổ quát để truyền giáo, ơn gọi nên thánh phổ quát, và ơn gọi phổ quát tạo nên một nền văn minh tình thương. Các Tu huynh là thành viên chính thức của Tu hội, được kêu gọi để đón nhận và sống theo mục đích và lối sống của Tu hội trong sự bình đẳng hoàn toàn với các linh mục và giáo sĩ, trong khi làm như vậy theo cách thức giáo dân.

Theo bước chân của Chúa Kitô, các tu huynh nguyện phục vụ người nghèo suốt đời, trong cộng đoàn, và sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục.

Ngay từ đầu, các Tu huynh trong Tu hội, giống như các linh mục, đã tuyên bố những lời khấn. Trên thực tế, bậc Tu huynh đã ra đời chính thức vào ngày 22 tháng 10 năm 1655, khi cha Vinh Sơn yêu cầu các anh em tập trung tại Nhà Mẹ để đọc Đoản sắc Ex Commissa Nobis của Đức Giáo hoàng về việc chấp thuận bốn lời khấn của Tu hội. Đó là một ngày đáng nhớ! Đoản sắc được đọc to bằng tiếng Latinh và sau đó, cho các Tu huynh, bằng tiếng Pháp. Những người có mặt được yêu cầu ký vào một tài liệu để làm chứng rằng “họ đã chấp nhận đoản sắc này và tự dâng hiến bản thân mình theo những điều ấy.”[1] Con số Tu huynh đã ký tại Sant-Lazare trong vài ngày gần như bằng số lượng linh mục. Các Tu huynh chiếm 1/3 Tu hội lúc bấy giờ.

Các Tu huynh cam kết sống đời sống cầu nguyện hàng ngày chung với các linh mục và giáo sĩ của Tu hội.

Trong những nhận xét của mình về các thầy, thánh Vinh Sơn đã nói đi nói lại về việc cầu nguyện của họ. Ngài  nói với các linh mục, các Nữ Tử Bác Ái và các chủng sinh rằng, ngài đã ấn tượng như thế nào về điều đó. Cá nhân tôi, trong nhiều năm qua, tôi đã bị ấn tượng bởi cùng một hiện tượng: một số những anh em chuyên chăm cầu nguyện nhất mà tôi từng biết (theo như người ta có thể đánh giá bên ngoài) là các Tu huynh.

Điểm mấu chốt, một đời sống cầu nguyện, phục vụ và tình bạn hữu là điều thu hút mọi người đến với cộng đoàn. Như thánh Vinh Sơn thường lưu ý: một người cầu nguyện có thể làm được mọi việc; người không cầu nguyện thì trống rỗng.[2]

Trong bối cảnh này, tuyên bố của thánh Vinh Sơn rằng các Tu huynh thực hiện chức vụ của Matta rõ ràng cần có một sắc thái đáng kể. Trong khi các Tu huynh thường vui vẻ đảm nhận vai trò tôi tớ của Matta trong cộng đoàn, họ cũng hăng hái đảm nhận vai trò lắng nghe/cầu nguyện của Maria.

Để đáp lại lời mời gọi nên thánh phổ quát, trong ơn gọi giáo dân của mình, họ cố gắng sống theo năm nhân đức đặc trưng Vinh Sơn là đơn sơ, khiêm nhường, hiền lành, hãm mình và nhiệt thành.

Thánh Phanxicô de Sales có một ảnh hưởng rất lớn đến thánh Vinh Sơn. Ngày nay, nhiều người nói rằng thánh Vinh Sơn thiên về trường phái của thánh  Phanxicô de Sales hơn là trường phái của hồng y Berulle.[3] Thánh Vinh Sơn thường nhắc đến cuốn sách Dẫn vào đời sống đạo đức của thánh Phanxicô de Sales, nơi mà lời kêu gọi nên thánh được diễn giải rất kỹ.

Nếu năm nhân đức là trọng tâm trong đời sống của tất cả các thành viên của Tu hội, thì chúng dường như (nếu ai đó có thể nói điều này) là tất cả những nét đặc trưng hơn cả trong đời sống của Tu huynh, vì phần lớn việc phục vụ của họ thường khiêm tốn và âm thầm.

Phạm vi phục vụ của các Tu huynh đối với người nghèo và cộng đoàn Vinh Sơn của họ rất rộng lớn.

Nó bao gồm các hình thức lao động chân tay “truyền thống” làm phong phú thêm cuộc sống hàng ngày trong cộng đoàn, cũng như một loạt các việc phục vụ khác. Ngày nay, một phần lớn các  sứ vụ được mở ra cho anh em. Trong cuộc đời mình, tôi đã biết những người anh em phục vụ vui vẻ như nông dân, đầu bếp, thợ điện, thợ ống nước, thợ mộc, lái xe, giáo viên và chuyên gia máy tính. ngày nay, tôi biết những người anh em mang năng lực sáng tạo để thiết lập các trang web và làm sinh động cộng đoàn địa phương thông qua hội họa và nghệ thuật. Các anh em làm quản lý, người lập dự phóng tỉnh dòng, người đứng đầu các hiệp hội địa phương, giám thị trong các trường trung học và đại học, người phiên dịch, người dẫn các buổi cầu nguyện, giáo lý viên, người chủ trì các buổi cử hành Lời Chúa, người phục vụ người bệnh tại nhà và bệnh viện, và, trực tiếp hoặc gián tiếp, với tư cách là đầy tớ của những người thiếu thốn nhất.

Độ tuổi gia nhập và trình độ học vấn của Tu huynh tại thời điểm gia nhập sẽ khác nhau.

Cũng như vào thời của thánh Vinh Sơn, phần lớn sẽ tùy thuộc vào thời điểm ứng viên nghe được tiếng gọi của Thiên Chúa, vào những ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho anh ta, vào sự thu hút và khả năng của anh ta để sống ơn gọi Vinh Sơn, và vào tiến trình phân định mà anh ta sẽ bước vào trong cộng đoàn.

Nói cách khác, không có lối duy nhất của Tu huynh, không có khuôn mẫu. Điều này gây ra một thách đố. Trong ơn gọi của một người Tu huynh, có lẽ còn hơn cả ơn gọi của một linh mục, sự phân định tương hỗ về cách một anh em Tu huynh có thể phục vụ tốt nhất là điều cần thiết. Tu hội được kêu gọi để lắng nghe những ân tứ và ước muốn của các ứng viên. Ứng viên được kêu gọi để lắng nghe những hy vọng và nhu cầu của Tu hội. Tương quan hỗ tương là không thể thiếu. Quá trình đào tạo một ứng viên Tu huynh sẽ bắt nguồn từ cuộc đối thoại này.

Trong khi phác thảo chung về việc đào tạo Tu huynh của Tu hội được mô tả trong Hiến chương Đào tạo (Ratio Formationis)[4] nó phải được điều chỉnh một cách sáng tạo cho phù hợp với tuổi tác và tài năng của các ứng viên.

Cũng như với tất cả các thành viên của Tu hội, việc đào tạo của Tu huynh là một quá trình suốt đời.[5] Tuy nhiên, ở đây, hãy để tôi cung cấp tính chất chính xác. Đôi khi chúng ta nghĩ về việc đào tạo liên tục như một nghĩa vụ để tiếp tục đào tạo sau khi giai đoạn đào tạo sơ khởi kết thúc. Được viết từ quan điểm đó, Hiến chương Đào tạo đã đưa ra trong chương thứ tám và chương cuối cùng của nó. Nhưng nó thực sự là một cách khác. Đào tạo liên tục nên là trước hết! Đào tạo suốt đời là nghĩa vụ cơ bản, cơ bản của tất cả chúng ta. Nó rất quan trọng cho sự phát triển và sự canh tân liên lỉ của chúng ta. Các giai đoạn đào tạo khác nhau (cái mà chúng ta gọi là “sơ khởi” và “thường huấn”) nên phù hợp với một quá trình gắn kết suốt đời. Một người nào đó bất cứ lúc nào không được đào tạo sẽ bị đình trệ và chết.[6]

Phêrô Phạm minh Triều, CM chuyển ngữ từ cmglobal.com


[1] CCD:XIIIa:421.

[2] CCD:

[3] Discourse in Romania, May 2, 2019.

[4] Vincentiana

[5] Gutierrez

[6] Cf. Amedeo Cencini, “Crear una Cultura Vocacional Hoy,” VICENTIANA (Año 63. N°1. Enero-marzo 2019) 92-93.  Cencini treats this theme convincingly in many of his books.  Cf. also, Rolando Gutiérrez, C.M., Donde Dios nos quiere (CEME & La Milagrosa. 2020).