Thánh Vinh Sơn, Luật Chung Và Cá Nhân Riêng

0
1262

Thomas Davitt
Tỉnh dòng Ái Nhĩ Lan

Đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu, thảo luận và viết về suy tư của Thánh Vinh Sơn về việc rao giảng Tin Mừng cho người nghèo và đào tạo hàng giáo sĩ. Một số lượng lớn bài viết cố tránh để không đi vào nghiên cứu, thảo luận và viết lách liên quan đến suy nghĩ của ngài về đời sống thiêng liêng thực hành cá nhân về các điều này, đồng nghiệp và vấn đề mục vụ. Tuy nhiên, ngài đã nói với cộng đoàn ở St. Lazare vào ngày 21/02/1659 như sau, “Đời sống thiêng liêng thì quan trọng; đó là mục đích chính của chúng ta; nếu chúng ta thất bại ở đó, thì thất bại mọi thứ” (XII 131). Câu nói nổi tiếng của ngài về các cha dòng Bruno (Carthusians) ở nhà được xem còn hơn là một câu cách ngôn đơn thuần khi bỏ lại trong bối cảnh của nó như sau:

Đàn ông trong công tác mục vụ có một nhu cầu đặc biệt để bù đắp cho sự thiếu hụt trong hoạt động thường ngày của họ qua việc cẩn trọng về sám hối nội tâm. Trong bối cảnh này, trước đây cha Vinh Sơn thỉnh thoảng nói rằng cuộc sống của nhà truyền giáo thì nên giống như cuộc sống của một tu sĩ Bruno khi ở trong nhà và giống như cuộc sống của một tông đồ khi đi truyền giáo và công việc mục vụ và việc thường ngày của ngài cho lợi ích thiêng liêng của người khác thì ít nhiều thành công tương xứng với sự chăm sóc mà trong đó ngài chăm sóc cho chính đời sống thiêng liêng của chính ngài (Abelly 2:1:1:3).

Một sự đánh giá thấp về lời dạy của thánh Vinh Sơn trên đời sống thiêng liêng của một người anh em khởi sự từ 2 đặc tính trong Luật Chung.

Thứ nhất là sự thật rằng họ đau khổ vì đã không cố gắng lắm để gom lại trong một cuốn sách hướng dẫn về đời sống thiêng liêng cho từng cá nhân và những chỉ dẫn điều hành cho cộng đoàn. Nhiều chỉ dẫn điều hành giờ đây cho thấy là được qui định như là điều kiện xã hội và những yếu tố khác của thế kỷ 17 ở Pháp và đặt qua một bên bối cảnh của ngày hôm nay. Nhưng để những thứ này sang một bên bằng cách nào đó có ý để gây sự chú ý rằng cả cuốn sách gồm cả chỉ dẫn về thiêng liêng thì đã lỗi thời; nhưng thực ra là không đâu.

Đặc tính thứ 2 của Luật Chung là cung cấp về sự đánh giá thấp việc hướng dẫn của thánh Vinh Sơn về đời sống thiêng liêng của một anh em thực ra là cuốn sách chỉ tập trung về suy nghĩ của ngài; chính ngài vào năm 1658, điều này cũng đã trở nên “một cỗ máy tinh hoa của nhà vua”. Do đó, những dụng cụ tinh hoa này phải được xem như là điểm đến về suy nghĩ của thánh Vinh Sơn; để hiểu cách suy nghĩ này của thánh Vinh Sơn, chúng ta phải quay lại và xem xét các tài liệu khác mà ngài đã đúc kết. Thỉnh thoảng các anh em dự tĩnh tâm hay hội thảo thì có khuynh hướng lấy một đoạn trong Luật Chung và sử dụng nó như thể là điểm xuất phát cho một quan điểm của họ trong khi giải thích về điều đó, thay vì lấy tư tưởng đó như là điểm đến về suy nghĩ của thánh Vinh Sơn và mở ra những gì ngài có ý gói trong đoạn đó.

Luật Chung không chỉ là nguồn duy nhất về điều mà Vinh Sơn soạn thảo, và trước khi miêu tả thế nào để phiên bản sau cùng liên quan, thật hữu ích xem cách tiếp cận của ngài về luật của Hội Bác Ái khác với luật của các chị Nữ Tử Bác Ái nữa.

Qui Luật Của Hội Bác Ái

Vinh Sơn đến Chatillon-les-Dombes vào cuối tháng 7 năm 1617 và làm cha xứ ngày 1 tháng 8. Biến cố là có một gia đình bị bệnh và sự trợ giúp không có tổ chức cho giai đoạn này vào Chúa Nhật ngày 20/08. Để tránh sự thiếu tổ chức như thế trong bất cứ dịp nào đó là lý do để Vinh Sơn làm thành luật (XIII 423f). Không có ngày nghĩ, nhưng điều đó đã có rất sớm vì luật đã được dùng một thời gian khi nó được quyết định nhờ vào những lý do thực tế, một số yếu tố cần được điều chỉnh; sự thay đổi ngày 12/12 cùng năm.

Vinh Sơn từ chức cha xứ Chatillon vào ngày 31/01/1618 và trở về với gia đình Gondi, nhưng với một cách thức mới; ngài không chỉ là gia sư cho các đứa trẻ nhưng còn là linh hướng cho dân chúng sống trên lãnh thổ của gia đình. Có khoảng 8000 người. Ngài lập hội các Bà Bác Ái tại đó dựa trên mô hình đã làm ở Chatillon và đem cho mỗi người trong hội một tập sách luật. Những luật này, phần lớn mỗi phần được giữ (XIII 417-537). Năm 1618 ngài đem luật cho các bà Bác Ái ở Joigny và Montmirail; năm 1620 cho Folleville; 1621 cho các bà giữa hội Joigny và Macon; 1622 cho Courboin; 1627 cho Montreuil; 1629 cho Paris, St. Sauveur; 1630 cho Paris, St. Nicolas du Chardonnet; 1634 cho Argenteuil. Vinh Sơn đem luật cho mỗi nhóm dường như ngay khi thành lập.

Luật cho các Nữ Tử Bác Ái

Nhóm đầu tiên của các cô gái bắt đầu sống thành cộng đoàn với Louise là ngày 28/11/1633 và luật tiên khởi được viết ra dường như sau đó không lâu (Genese de la Campagnie, 1968, p.5). Cuộc hội thảo biết đến sớm nhất của thánh Vinh Sơn cho các Nữ Tử Bác Ái được đề ngày 31/07/1634 và đã có ghi trong luật. Cũng giống như các Bà Bác Ái, Vinh Sơn đã đem cho các Nữ Tử Bác Ái luật rất sớm khi họ có mặt.

Luật cho Tu Hội Truyền Giáo

Khi nói đến câu hỏi về Luật Chung cho Tu Hội của ngài, Vinh Sơn đem ra một cách tiếp cận khác; ngài không lập nên một tổng hợp luật ngay từ đầu.

Sắc chỉ thành lập Tu Hội được đề ngày 17/04/1625 và nó bao gồm điều khoản sau:

Những người sau đây sẽ được nhận vào làm việc sẽ phải tuân thủ có ý hướng phục vụ Thiên Chúa trong Tu Hội theo cách thức đề cập ở trên và giữ luật mà theo mục đích này sẽ được họ làm ra (XIII 201).

Việc thiết lập được Đức Tổng Giám Mục Paris chấp thuận ngày 24/04/1626, đó cũng là ngày sinh nhật 45 của thánh Vinh Sơn; không có đề cập đến trong văn bản này (XIII 202). Ngày 04/09 cùng năm, Vinh Sơn, Antoine Portail, Francois du Coudray và Jean de la Salle đã ký sắc lệnh thành lập và luật đặc biệt được soạn ra cho hợp với công việc (XIII 204). Một năm 5 tháng sau khi thành lập, luật mới được đem ra, một sự khởi đầu ấn tượng về thánh Vinh Sơn theo cách làm của ngài với luật ngài làm trước đó.

Vào ngày 22/08/1628, Vinh Sơn thỉnh nguyện tới Bộ Rao Giảng Tin Mừng về một số vấn đề, gồm việc soạn thảo qui luật và Hiến Pháp và quyền để thay đổi. Bất cứ ai giải quyết vấn đề này với Roma cũng biết rằng “Sứ vụ của Bá Tước và Nữ Công Tước của Joigny” nên giới hạn 20 hay 25 linh mục và không nên là vĩnh viễn, vì khi các cuộc truyền giáo đã giảng quanh các vùng đất thì không cần cho Tu Hội Truyền Giáo nữa (XIII 222, 224).

Vào giai đoạn này nên để ý rằng trong nhiều tài liệu tham khảo về luật chung có liên quan tới Tu Hội thì một người phải hiểu là không chỉ có Luật Chung nhưng giờ đây là tất cả những gì gọi là Hiến Pháp và Nội Qui; Điều này đặc biệt là có hầu hết trong các thư của thánh Vinh Sơn với người mà Vinh Sơn liên hệ ở Roma. Ngài gởi Francois du Coudray tới đó năm 1631 và cha ở đó cho tới 1635. Năm 1639, một nhà được thành lập ở trong thành phố và một trong những anh em ở đó lâu đời làm bề trên. Trong những năm đầu của cha Coudray ở Roma, cha nhận một thơ từ thánh Vinh Sơn mà trong đó Vinh Sơn đã nói là từ ngữ của luật thì không phải là điều quan trọng nhất nhưng là nội dung thì không thể thay đổi (1116).

Mặc dù không có gì chính thức đã được ban hành vào năm 1632, nhưng đã có một số nguyên tắc đã được tuân giữ vì có một anh em cho thấy rằng trong cuộc tĩnh tâm của cộng đoàn ở Saint-Lazare năm đó Vinh Sơn đã giảng cho họ rằng họ “nên yêu mến cách say mê tất cả các qui luật, nhìn vào các luật đó như thế là Thiên Chúa ban cho chúng ta ngõ hầu chúng ta có thể hoàn thiện chính mình trong ơn gọi của ta…” (XI 101). Điểm sau hết đó có thể xem là điểm căn bản cho mỗi anh em để hoàn thiện hóa chính mình trong ơn gọi.

Sự chấp thuận cho Tu Hội đến với Sắc Chỉ Đấng Cứu Độ chúng ta do đức Giáo Hoàng Urbano VIII vào ngày 12/01/1633. (Nên chú ý rằng ngày trên sắc chỉ thì năm 1632, nhưng trong việc sử dụng thời gian đề cập đến Năm Thánh thì kết thúc cho tới 24/03/1633; Năm Thánh bắt đầu ngày 25/03). Một đoạn trong sắc chỉ này có nói đến luật căn bản của đời sống thiêng liêng của các thành viên như: Lễ mỗi ngày, xưng tội mỗi tuần và hiệp thông với các sinh viên và các thầy giáo, một giờ nguyện gẫm mỗi ngày cho từng người, và xét mình (XIII, 261).

Vào năm 1635 vẫn chưa có định nghĩa về luật. Cha Abelly trích đoạn của một lá thư được thánh Vinh Sơn viết cho một anh em mà không đề tên như sau:

Hai ba ngày qua tôi cảm thấy bệnh tật của tôi rất nguy hiểm làm cho tôi nghĩ đến cái chết. Nhờ ơn Chúa, tôi tôn thờ và chấp nhận tất cả nơi tâm hồn tôi, và khi xét mình về những gì làm cho tôi suy nghĩ là những gì mà tôi thấy rằng ngoài việc tách khỏi sự thật là chúng ta chưa có luật chung (1291).

Vào năm sau đó, 1636, Vinh Sơn đã viết ra một số luật cho các anh em làm linh hướng cho quân đội. Họ phải “tuân giữ hết sức đầy đủ nhất quy luật đơn sơ của Tu Hội, đặc biệt là giờ đi ngủ và thức dậy để cầu nguyện và các giờ kinh sách, đọc sách thiêng liêng và hồi tâm” (XIII 281).

Vào năm 1642, Tổng Công hội đầu tiên của Tu Hội diễn ra từ ngày 13/10, Vinh Sơn đã nói với toàn thể Công hội nhiệm vụ quan trọng nhất là soạn thảo qui luật chung cho Tu Hội. Ngài nói, luật chung là rất cần thiết, nếu Tu Hội muốn đạt được mục đích của mình. Ngài phát cho mỗi anh em hiện diện (chỉ có 10 người, ngoài ngài ra) bản phác thảo về luật chung được đề nghị và xin mỗi người đọc và “nghi lại những gì cần chỉnh sửa, hay viết ngắn lại hay bỏ đi”; sự góp ý của mỗi anh em thì được bàn thảo sau đó. Ngày hôm sau 14/10 họ làm việc từ 7-9 giờ sáng và 4-6 giờ chiều; vào ngày 15 và 16 họ tiếp tục cũng một lược đồ mặc dù ngày 16 họ làm việc cho tới 10 đêm. Vào ngày 17 họ gặp nhau lúc 8 giờ sáng và quyết định rằng vì có nhiều điều góp ý về luật nên không thể tiếp tục bàn thảo trong Tổng Công hội. Do đó, một ban trù bị đã được chỉ định để nghiên cứu những vấn đề và báo cáo lại cho Bề trên Tổng quyền. Cha Antoine Portail và Jean Dehorgny là những thành viên chính và cha Francois du Coudray và Lambert aux Couteaux thì làm việc với 2 cha đó bao lâu những luật này được ra đời tại cộng đoàn Saint-Lazare; vì sự vắng mặt của hai cha đó, nên cha Rene Almeras được thay vào.

Chúng ta không biết rõ là khoản luật nào được nêu lên, nhưng dường như hầu hết đó là một bản phác thảo của luật chung sơ khởi vì sau khi quyết định thành lập một ủy ban rồi đại hội tiếp tục đề cập đến văn phòng của Bề trên Tổng quyền, các lời khấn, và sự phân chia Tu Hội ra các Tỉnh, các cuộc Tổng Công hội Tỉnh, sự từ nhiệm của Vinh Sơn với tư cách là Bề trên Tổng quyền và việc bầu ra 2 vị cố vấn. Việc từ nhiệm của Vinh Sơn đã không được tán thành và cha Portail và Dehorgny được bầu làm cố vấn. Tổng Công hội kết thúc ngày 23/10 (XIII 287ff).

Vào tháng 5, 1646 Boniface Nouelly và Jean Barreau, một thầy trợ sĩ, đã chỉ định đi Algiers. Trước giờ khởi hành, cha Vinh Sơn khuyên họ: Anh em hãy trung thành với luật, các phong tục và châm ngôn của Tu Hội, đó là những gì liên quan đến Tin Mừng; Họ đã cố gắng sống nhân đức nhiệt thành, khiêm nhường, hy sinh và tuân phục (XIII 306).

Một lá thư gởi cho cha Antoine Portail đề ngày 14/02/1648 liên quan đến luật cho bệnh viện của các tù nhân ở Marseille và trong đó Vinh Sơn đã nhấn mạnh rằng châm ngôn tốt lành cho những ai được Thiên Chúa mời gọi để làm việc là bao lâu cởi bỏ hết sức có thể những qui luật “vì kinh nghiệm cho thấy rằng những gì lúc khởi sự cũng chênh vênh mà sẽ có kết quả tốt sau đó hay mang đến những sự phiền toái.” Ngài nói các cha Bruno đã không làm ra luật của họ 100 năm và thánh Ignatio chỉ đem ra bản thảo của mình; thánh Phan-xi-cô de Sales đã đem ra những luật thăm viếng quá vội vàng và sau đó ngài đã phải đem ra một hướng dẫn giải thích cho họ sau đó (III, 272).

Cuối năm đó, ngài viết cho cha Almeras ở Roma rằng cố gắng để cho Tòa Thánh chấp thuận, đặc biệt cho những ai đã khấn và cho Bề trên Tổng quyền là vĩnh viễn; Nếu có vấn đề, những người khác có thể giảm đi những tiêu đề nhưng 2 điểm đó không thể xóa bỏ (III, 381).

Vào ngày 1/07/1651, Tổng Công hội lần thứ 2 bắt đầu và kết thúc là 11/08; vào lúc này có 13 anh em dự và cả cha Vinh Sơn (14 người). Luật chung được thảo luận lâu và khi tới giờ kết thúc đại hội thì một bản nháp được đa phần tán thành, việc chỉnh sửa chỉ 2 hay 3 cha sửa thôi “Với luật đó trong tay, càng gọt dũa thì càng sáng sủa, hay nó cũng giống như con gà mẹ luôn luôn tìm cái gì đó để mổ vào một điểm mà chúng đã mổ cả hằng trăm lần.”  Văn bản cuối cùng đúc kết của Tổng Công hội cho thấy rằng các bản luật đó tương xứng với cách sống hiện hành của Tu Hội, với mục đích và tiêu chí thành lập của mình, họ đã đáp ứng những đòi hỏi do Sắc Chỉ Đấng Cứu Độ chúng ta đem ra và thực ra đó là những gì đã làm 25 năm trước đây hay tương tự (XIII, 326ff).

Hai năm sau, vào năm 1653, Jean le Vacher và Martin Huson, một luật sư dân sự đã rời đi Tunis va Vinh Sơn đã khuyên họ như sau: Họ đã giữ luật Tu Hội, họ đã cố gắng thực hành những nhân đức cho những ai đã đi Algiers 7 năm trước đây, đó là nhiệt thành, khiêm nhường, hy sinh và vâng lời; đơn sơ thì không nằm trong bảng liệt kê trước đó và nó được thêm vào sau (XIII, 363).

Hai năm sau đó 1655, Vinh Sơn đã viết cho Charles Ozenne ở Warsaw rằng Luật Chung cuối cùng đã được in nhưng lại có nhiều lỗi đánh máy nên nó nên cần in lại (V, 337).

Năm sau đó, 1656, Antoine Durand ở tuổi 27 đã được chỉ định làm bề trên chủng viện ở Agde. Vinh Sơn thường đem người mới bổ nhiệm vào phòng riêng của mình để khuyên bảo đêm trước khi ra đi. Ghi chép mà Durand đã ghi lại cho cuộc nói chuyện này được giữ lại (XI 342-351). Thật thú vị cho thấy trật tự bài nói chuyện mà Vinh Sơn nhắn nhủ như sau:

1. Durand sẽ đi làm bề trên ở chủng viện; đây là công việc của Chúa;

2. Do đó anh ta phải rủ bỏ con người của mình để cho Chúa in dấu trên mình;

3. Cầu nguyện là quan trọng;

4. Khiêm nhường, đặc biệt là giảm đi tính đánh bóng về mình;

5. Vinh Sơn nói dựa vào Tân Ước;

6. Để thi hành nhiệm vụ bề trên của mình, anh lấy Chúa Giê-su là gương mẫu;

7. Để thực hiện công việc của mình anh không nhắm tạo danh tiếng cá nhân, nhưng để thực hiện những luật và phong tục của Tu Hội.

Vào tháng 7, 1657, ngài viết cho Edme Jolly ở Roma rằng ngài đã thấy thư gần đây gởi cho Portail có đề nghị về luật, và ngài nói rằng quá sai lầm khi đề nghị giữ thinh lặng về những ý tưởng mà Chúa đã mặc khải cho ngài về vấn đề đó. Jolly đã suy nghĩ và viết lại cho cha Portail và báo lại cho Vinh Sơn về vấn đề đó (VI, 364) vào ngày 5/10 Vinh Sơn cám ơn ngài về đề nghị này, nhưng chúng ta không có thư của cha Jolly (VI 507).

Vào ngày 17/05/1658, Vinh Sơn gởi các bản sao về từ bản La-tinh mới in này cho cộng đoàn ở Saint-Lazare trong cuộc nói chuyện hằng tuần. Đây là văn bản sau cùng và nhất thống, nhưng một cuộc nói chuyện 7/03/1659, ngài đề cập tới việc cần thiết để thay đổi. Ngài nói trong chương II, triệt 3, “Có một lỗi in đã cho vào” (XII 151). Một điều tranh luận nổi lên ở đây. Giống như trong bản in đó, thậm chí trong thế kỷ 17 ở Paris, có thể do lỗi đánh máy từ Aequaliter grata vel non grata (Rất vui vẻ tiếp đón hay không tiếp đón) nếu bản in trước đây của ngài đã có từ quae nee sunt grata nee ingrate? (Có nên biết ơn hay không?) Dường như sự cắt nghĩa cho thấy, Vinh Sơn đã viết câu trước nhưng khi ngài thấy in ra thì nhận ra rằng nó không hợp với phong thái mà ngài muốn. Nó cần được đổi mới suy nghĩ thậm chí ngài đã 78 tuổi, Vinh Sơn có thể đã sai và ngài đổ lỗi cho ai đó! Coste cũng dường như cũng đồng thuận với điểm này; trong đó cha Vinh Sơn, khi nói lỗi này, chỉ nói rằng “một lỗi đã chèn vào văn bản” (Vol. II, p.13).

Vào ngày 3/06/1658, Vinh Sơn viết cho Louis Rivet, bề trên ở Saintes, rằng ngài sẽ gởi bản in về luật chung “trong đó chúng ta sẽ thấy sự thánh hóa toàn vẹn, bao lâu chúng chứa đựng những gì mà Chúa đã làm và Ngài muốn chúng ta thực hiện” (VIII, 168).

Vào tháng 8/1659, Vinh Sơn viết cho Jacques Pesnelle, bề trên ở Genoa: “Chúng ta không có trong luật chung những điều nhỏ mọn mà đã thực hành trong Tu Hội và điều mà một người nên làm” (VIII, 71).

Hầu hết các trích dẫn là để chứng minh cho luật được soạn thảo và đã phê duyệt, nhưng rải rác trong đó là những tư tưởng sâu sắc trong suy nghĩ của Vinh Sơn về những luật mà có ý muốn nói cho từng anh em riêng lẽ, và cũng như sự chỉ dẫn của ngài về những yếu tố nền tảng trong luật đó.

Khi khuyên bảo cho một anh em nào đó mà không ghi tên vào, khoảng năm 1632 trong cuộc tĩnh tâm, Vinh Sơn nói về luật với nhã ý là do Thiên Chúa ban cho chính anh em để anh có để đạt đến sự hoàn thiện thiêng liêng. 26 năm sau, trong thư công bố luật cuối cùng đã được in ra và gởi đi, ngài viết thêm: “Trong các luật, chúng ta thấy sự thánh hóa toàn vẹn của chúng ta bao lâu các luật đó chứa đựng những gì mà Chúa đã làm và những gì Ngài muốn chúng ta làm” (VIII, 71). Sự hoàn thiện hay thánh hóa của một cá nhân riêng lẽ thì vẫn là mục đích chính của luật.

Trong trích đoạn ở trên từ những lá thư và những nguồn khác có một số điểm đã được chỉ ra nhấn mạnh: Trong Sắc Chỉ Đấng Cứu Độ Chúng Ta (1633) gồm: thánh lễ, xưng tội hằng tuần và rước lễ cho những ai không phải là Linh Mục, một giờ nguyện gẫm mỗi ngày và xét mình.

Trong bảng hướng dẫn cho các các cha linh hướng cho quân đội (1636) các điểm được đề cập đến là cầu nguyện, kinh sách, sách thiêng liêng và xét mình.

Trong bảng hướng dẫn cho những ai đi Algiers (1646) những điểm đề cập là giữ luật, phong tục và châm ngôn của Tu Hội vì đó là những ai thuộc về Tin Mừng và thực hành các nhân đức nhiệt thành, khiêm nhường, hy sinh và vâng phục. Các anh em đi Tunis (1653) thì cũng được khuyên tương tự và thêm vào nhân đức đơn sơ.

Lời khuyên cho Antoine Durand (1656) có những điểm như sau và theo thứ tự: Cầu nguyện, khiêm nhường, những gì cha Durand nói là dựa vào Tin Mừng, Chúa Giê-su Kitô là mẫu mực của ngài và ngài là người làm theo luật của Tu Hội.

Kết Luận

Hai điểm nổi bật rõ ràng là: 1) Vinh Sơn không bao giờ nói rằng luật chỉ được giữ vì mục đích của chúng mà thôi; với ngài không còn là một vấn về “Đây là những điều luật nói, do đó anh em phải thực hành” hay thậm chí “Đây là những gì những người lãnh đạo nói, do đó anh em phải làm.” Những gì Vinh Sơn đặt trước chúng ta là “Luật là để phát triển và đào sâu đời sống thiêng liêng của anh em.” Thoạt nhìn, điều này xem có vẻ chỉ là một tình huống nhân quả cơ học, nhưng trong những hoàn cảnh khác như trong bối cảnh chung chung, khi chúng ta trở về và truy ra lối suy xét cho thấy từ ngữ mà chúng ta thấy ban đầu như thế là sai.

Điểm thứ 2 nổi bật là không phải mọi thứ trong luật được xem như ngang bằng với nhau; điều đó có lẽ không có ý nói, ngoại trừ có một vài lần có xu hướng bị bỏ qua. Bất cứ lý do gì khi Vinh Sơn chọn ra một vài điểm để nhấn mạnh thì ngài chọn những điểm mà luôn luôn xem như là căn bản cho riêng từng người như: Cầu nguyện, Tân Ước, Chúa Giê-su là Gương Mẫu, Đọc sách thiêng liêng, xét mình và một số nhân đức. Ngài không bao giờ chỉ ra những gì mà có thể gọi là loại qui tắc của luật, những điều mà để giải quyết vấn đề điều hành cộng đoàn.

Ý Vinh Sơn nói gì về “Sự Hoàn Thiện”

Vào lần tĩnh tâm năm 1632 Vinh Sơn nói về luật như thể là Thiên Chúa ban tặng để giúp cho một người anh em tiến đến hoàn thiện. Từ này thường được Vinh Sơn sử dụng. Trong đoạn thứ 1 trong chương I về Luật Chung, ngài để việc nghiên cứu luật như là kết cục của Tu Hội. Trong từ điển La-tinh của Chambers-Murray (1976) chữ “studere” phiên dịch là “Hứng khởi, nóng lòng hay nhiệt huyết; bận rộn với chính mình; gánh lấy đau khổ với; áp dụng chính mình cho.” Giờ đây nếu Vinh Sơn đặt tiêu chí Tu Hội, và cho mỗi thành viên, “bận rộn với chính mình hay áp dụng cho riêng mình” cho một điều gì đó, thật quan trọng là chúng ta biết cách chính xác điều đó là gì. Thành ngữ mà Vinh Sơn sử dụng đối với ngài là chúng ta phải theo ý nghĩa đó và không bị mắc bẫy để tự mình gán cho nó ý nghĩa riêng.

Ngài đã giải quyết vấn đề này trong một buổi nói chuyện vào ngày 6/12/1658. Ngài trích Tin Mừng Mat-thêu 5, 48: “Hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng Hoàn Thiện,” và rồi ngài nói “mục đích đó cao cả!” và ngài tiếp tục giải thích những gì ngài có ý giải thích.

Hoàn thiện là làm tốt mọi sự mà chúng ta làm: “Trước tiên, là những người có đầu óc bình thường, chúng ta sống với nhau hài hòa và tôn trọng quyền của nhau; thứ hai, là người tín hữu chúng ta thực tập những nhân đức mà Chúa đã làm gương; cuối cùng, là thành viên của Tu Hội, chúng ta làm tốt công việc mà Ngài đã làm và một thần khí như sự yếu đuối của mình, Thiên Chúa biết và Ngài cho phép; đó là những gì mà chúng ta phải đặt ra hướng đi đó” (XII 76-78).

Ở cuộc hội thảo ngày 14/02/1659 ngài nói:

Cho tới bây giờ, anh em đã được nói về cùng đích của Tu Hội, trước tiên là làm việc và trên hết là cho sự hoàn thiện cá nhân, và chúng ta làm điều này bằng cách bắt chước nhân đức mà Chúa Giê-su đã dạy chúng ta bằng gương sáng và lời của Ngài. Do vậy, chúng ta phải giữ hình ảnh linh thiêng này trước mắt chúng ta (XII 114).

Người giữ những ghi chú của người anh em này ghi rằng thánh Vinh Sơn lặp lại “cho sự hoàn thiện của một người” và nói về điều đó trong một cung cách trang trọng và nghiêm túc để nhấn mạnh về điều đó.

Tại một buổi nói chuyện một tuần sau đó vào ngày 21/02/1659, ngài đã giải quyết câu này như sau, “Trước tiên tìm nước Thiên Chúa” và ngài nói tiếp mặc dù “tìm kiếm” là từ đơn mà nó lại chứa đựng nhiều ý nghĩa như sau:

Tìm kiếm, tìm kiếm; điều đó đề cập đến hoạt động. Tìm Chúa trong chính mình điều mà Thánh Augustino đã thú nhận rằng khi ngài tìm Chúa, ngoài Ngài thì ngài không gặp được Chúa. Tìm Chúa trong linh hồn bạn thì nơi đó ngài được ở lại. Đó là điều căn bản mà nơi đó các tôi tớ của Ngài bám vào những nhân đức mà họ đang cố gắng để thực hành (XII 131).

Ngài cắt nghĩa thêm như sau:

Chúa chúng ta muốn chúng ta trên hết mọi sự là để tìm kiếm vinh quang, vương quốc, sự công chính của Ngài và để đạt được điều này chúng ta phải từ bỏ mọi sự khác để cho đời sống thiêng liêng của mình… (XII 132).

Và ngài lại cắt nghĩa thêm:

Khi chúng ta đọc luật, chúng ta thấy luật đòi hỏi ta trước hết là cố gắng tìm sự hoàn thiện của chính mình; nghĩa là Thiên Chúa ở trong chúng ta và ở trong tôi; ở một nơi khác, để cộng tác với Ngài trong việc nới rộng vương quốc của Ngài (XII 138).

Hiến Pháp Năm 1984

Khi giải thích hoàn thiện có nghĩa là gì, Vinh Sơn đề cập đến cách thực hành các nhân đức mà Chúa Giê-su đã làm gương. Trong Luật Chung, chương II # 14, ngài đề cập đến 5 nhân đức “phù hợp hơn với chúng ta.” Trong Hiến Pháp đã được chuẩn nhận năm 1984 #7 và 8 viết thế này:

Hơn thế nữa, Tu Hội Truyền Giáo tìm kiếm để diễn tả tinh thần của mình qua 5 nhân đức được kín múc từ cách đặc biệt nhìn vào Đức Kitô, đó là Đơn Sơ, Khiêm Nhường, Hiền Hòa, Hãm Mình và Nhiệt Thành  cho các linh hồn. Nói về các 5 nhân đức này Thánh Vinh Sơn nói: “Tu Hội chính mình sẽ áp dụng cách kiên trì nhất để vun trồng và thực hành các nhân đức ngõ hầu năm nhân đức này có thể trở thành sức sống cho các linh hồn của cả Tu Hội, và ngõ hẫu tất cả các việc làm của các thành viên luôn luôn được nâng đỡ qua các nhân đức đó.” Mỗi thành viên sẽ nhắm vào việc tiếp tục phát triển về sự hiểu biết theo tinh thần này bằng việc kiểm điểm dựa vào Tin Mừng, lời dạy của Thánh Vinh Sơn và các gương sáng của ngài, hãy nhớ rằng tinh thần và cách làm mục vụ của chúng ta là củng cố người khác.

Do đó, kết quả của việc nhìn lại mình điều mà Tu Hội đã trải qua từ Công đồng Vaticano II đó là tái khám phá lại về giá trị lâu dài của những điểm căn bản về lời dạy của Thánh Vinh Sơn liên quan đến đời sống thiêng liêng của từng thành viên.

Fr. Doai Dang, CM chuyển ngữ

Nguồn: http://vincentians.com/en/st-vincent-the-common-rules-and-the-individual-confrere/?shared=email&msg=fail