Thời kì đen tối, nhưng tốt cho đức tin
Cho dù COVID-19 đang mang đến chết chóc và đau buồn, nhưng nó cũng mang một tia sáng đến tôn giáo với việc có nhiều người Úc hơn suy gẫm về tương quan của họ với Thiên Chúa và Giáo hội.
Từ lâu Úc được xem là một xã hội thế tục rộng lớn, đức tin đã trở thành mối bận tâm hàng đầu khi người Úc đương đầu với dịch bệnh, theo nghiên cứu gần đây nhất cho thấy những con số mới mẻ liên quan đến đời sống thiêng liêng của người dân.
Tạp chí nhân chủng học Mainstress Insight đã cho thấy rằng kể từ khi coronavirus xuất hiện, trong bốn người Úc thì có một người cầu nguyện nhiều hơn (28%), và nói chuyện về đời sống thiêng liêng nhiều hơn (26%). Trong khi đó, ba trong số mười người suy nghĩ về Thiên Chúa nhiều hơn (33%) và trong năm người thì một người đọc Kinh Thánh nhiều hơn (19%).
Nhìn vào cách người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19, người ta thấy một trong năm người xác định mình là người Kitô hữu (21%) tham dự thánh lễ thường xuyên hơn – bằng trực tuyến hoặc thể lý – và một phần tư muốn giữ lại khía cạnh đời sống đức tin ấy của họ trong tương lai (25 %).
Nhà nghiên cứu Mark McCrindle nói rằng khi chúng ta nghĩ chúng ta sống trong một quốc gia thế tục với sự ảnh hưởng của Giáo hội đang suy giảm, thì có một thực tế rộng lớn hơn đó là rõ ràng người Úc đang tìm kiếm ý nghĩa đời sống tâm linh sâu sắc hơn.
Ông nói: “Nghiên cứu cho chúng ta thấy một cách cụ thể trong thời kỳ bấp bênh như đại dịch Covid-19 này, người Úc đã nhìn xa hơn chính họ và hoàn cảnh của họ để tìm câu trả lời.”
“Thực tế là thảm họa bởi vì số người chết và những số liệu đã có, điều này khác với một cơn đại dịch của các năm trước… khả năng chống chọi của chúng ta với căn bệnh này là cực kì thấp, dưới một phần trăm, và nó khiến chúng ta nghĩ ngay về cái chết… Và thật ngạc nhiên khi chúng ta nhận thấy kết quả là, 1/3 người dân Aus đã nghĩ nhiều hơn về Thiên Chúa trong đại dịch này và thật đáng ghi nhận khi ¼ người dân dành nhiều thời gian hơn trong việc cầu nguyện.
“Khi chỉ có 16% dân số đến nhà thờ theo bất kỳ mức độ thường xuyên nào và chúng ta có hơn ¼ dân số cầu nguyện nhiều hơn trong thời kỳ này, điều ấy cho thấy mức độ thực hành thiêng liêng ở Úc, con số này vượt xa những số liệu về việc tham dự thánh lễ.” Đức Tổng Giám mục Sydney Anthony Fisher OP hoan nghênh các kết quả và quan niệm về Giáo hội có liên quan và cần thiết hơn bao giờ hết.
“Nghiên cứu này là một lời nhắc nhớ rằng: Hơn bao giờ hết, hiện nay Giáo hội có một vai trò trong các nhu cầu tâm linh và xã hội của thời đại chúng ta.”
“Giờ là lúc các mục tử và giáo dân tiếp cận những người đang tìm kiếm điều gì đó trường tồn, vững bền, tìm kiếm ai đó mà họ có thể gặp trên đường đời.”
“Trong thời kỳ khủng hoảng này, chúng ta có thể trao cho người khác tình yêu, niềm an ủi và hy vọng chắc chắn vào Chúa Kitô thông qua tình bạn, chăm sóc mục vụ và việc loan báo Tin Mừng của chúng ta, ngay cả trong thời kỳ đầy thách thức này.”
Một khía cạnh rõ ràng của nghiên cứu đã cho thấy ảnh hưởng to lớn của công nghệ đối với nhiều người trong việc dấn thân vào đức tin của họ, điều này mang lại những cơ hội tuyệt vời cho việc loan báo Tin Mừng.
Ông McCrindle nói Giáo hội cần cố gắng nắm giữ số giáo dân mới theo này bằng cả hai tay để đảm bảo họ được nối kết tốt trong tương lai.
Ông nói: “Giáo hội chắc chắn sẽ có một diện mạo khác với những gì chúng ta đã biết trong quá khứ và chúng ta sẽ có một vài thách đố trong những năm tới. Tuy nhiên từ những phản ứng lại với nghiên cứu của chúng ta, đó là những kênh tiếp cận mới mà Giáo hội đã khai mở – tương tự như học cách làm việc tại nhà hay là kết nối với bạn bè thông qua công nghệ – và điều này sẽ tương tự với Thánh lễ hay Giáo hội.
Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử, khi Kitô giáo xuất hiện, khi chúng ta có những nhu cầu to lớn, và cộng đoàn tìm kiếm những câu trả lời và Giáo hội có thể đem lại sự nâng đỡ… Tôi nghĩ rằng đó là một thời kỳ mới cho Giáo hội và với những cơ hội mới này chúng ta cần chắc chắn rằng chúng ta tận dụng hết cơ hội với những gì nó đã trình bày cho một quốc gia đang bị xáo trộn, không thỏa mãn với những bận rộn và theo đuổi trước đây và bây giờ đang tìm kiếm ý nghĩa và những câu trả lời thiêng liêng.”
Và nếu như Giáo hội có những câu trả lời này, chúng sẽ thu hút người Úc lúc này và cả trong tương lai.
Nguồn: https://www.catholicweekly.com.au/bad-time-but-good-for-faith/
Chuyển ngữ: Nhóm dịch thuật Học viện Durando