HỘI TAM ĐIỂM VÀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA HỌ: NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI CÔNG GIÁO NÊN BIẾT

0
6563

(Freemasons and Their Craft: What Catholics Should Know)

Nguyễn Văn Lộc chuyển dịch từ https://www.catholicworldreport.com/2017/02/07/freemasons-and-their-craft-what-catholics-should-know/

Tất cả các chú thích là của người dịch

Để hiểu tại sao Giáo Hội Công Giáo nhiều lần lên án mạnh mẽ hội viên Hội Tam Điểm hay bất kỳ phong trào nào dính dáng với nó đòi hỏi ta có một cái nhìn thoáng qua về giáo huấn và lịch sử của Hội này.

Nhiều người Công Giáo xem Hội Tam Điểm như một mối nguy thậm chí là âm mưu của Satan thành lập để phá hoại Giáo Hội. Mặt khác, hội này muốn tự trình bày mình như là “một Tổ chức cổ thời tận tâm với Tình anh em của Con Người và Cương vị làm cha của Thiên Chúa.” Một số người trong “anh em cùng hội” có thể mang diện mạo nguy hiểm, dựa vào loại phòng trong dinh thự của Hội mà họ ở. Nhưng Trụ sở họp của Hội có nhiều dãy, nhiều nhà phụ, và nhiều nhà bên ngoài những người ở cùng nhà không nhất thiết phải là anh em với nhau, nhưng ít nhiều gì thì cũng là con cái của Chúa.

Thông thường, đơn vị cơ bản của Hội Tam Điểm là Trụ sở Nhà Xanh, đơn vị này “hoạt động” (phổ biến) ba cấp độ truyền thống của Hội – Tập sự mới được nhận vào (Entered Apprentice), thành viên chính của Hội (Fellow Craft), hội viên lão làng (Master). Lễ kết nạp được tổ chức tại một thánh thất địa phương của Hội. Hội viên học các quy luật, mật hiệu, lễ nghi. Họ thực hiện lại mầu nhiệm trung tâm của họ, cái chết và sự phục sinh của Hiram Abiff, tương truyền là người xây dựng đền Solomon. Trừ những nhà chi nhánh địa phương ở Mỹ thì được nhóm họp ở những nhà chi nhánh lớn hơn của bang, điều này được Nhà Mẹ ở Luân Đôn công nhận. Các bà vợ của trưởng lão có thể gia nhập vào Tổ chức Ngôi Sao Phương Đông (the Eastern Star), các con gái của họ gia nhập vào Hội Những Cô Gái Hướng Nghiệp (Job’s Daughters) hay Tổ chức Kết Nối Các Cô Gái, (the Rainbow for Girls,), và các con trai của họ có thể gia nhập vào Tổ chức hiệp sĩ De Molay[1].

Một thiểu số hội viên Hội Tam Điểm người Mỹ gốc Ănglôxắcxông nhiệt thành đòi hỏi những trình độ bủ sung để dạy về chủ nghĩa biểu tượng tinh vi hơn trong những tổ chức riêng rẽ gọi là những Bộ Phận Phụ không nằm dưới quyền kiểm soát của Nhà Mẹ. Những Bộ Phận này gồm những người theo nghi lễ York (hơn 10 cấp độ) và những người theo nghi lễ Xítcốtlen Cổ và Được Chấp Nhận (hơn 30 cấp độ) được chia thành hai khu vực pháp lý bắc và nam. Những người nắm giữ các cấp độ cao nhất tại một trong hai lễ nghi trên đều có đủ tư cách để gia nhập vào Tổ Chức Giới Quý Tộc Đền Thờ Thần Bí của người Ả-rập cổ phục vụ vì lòng vị tha và niềm vui.

Nguồn gốc và lịch sử thời sơ khai

Hội Tam Điểm bắt nguồn từ quần đảo Anh[2] và đại đa số hội viên vẫn đang sống tại các nước nói tiếng Anh. Theo Hiệp Hội Dịch Vụ Hội Tam Điểm, từ con số 4 triệu hội viên năm 1958, hiện ở Mỹ còn khoảng 1,2 triệu. Xa hơn một chút, các hội viên tại các nước trong vùng Latin[3] thuộc về hệ thống Phương Đông Vĩ Đại (Grand Orient system) riêng biệt, những thành phần của hệ thống này thường không được Nhà Mẹ công nhận. Khá nhiều người vẫn thực hành những hình thức “bên lề Hội Tam Điểm” chẳng hạn như Co-Masonry[4], hội này kết nạp cả nam lẫn nữ. Những Lâu Đài Hoàng Tử (Prince Hall Lodges) vốn dĩ dành cho những người da đen, nhìn chung được các hội viên người Mỹ xem là “không chính quy”.

Để hiểu tại sao Giáo Hội Công Giáo nhiều lần lên án mạnh mẽ hội viên Hội Tam Điểm hay bất kỳ phong trào nào dính dáng với nó đòi hỏi ta có một cái nhìn thoáng qua về giáo huấn và lịch sử của Hội này. Các Hội viên buộc phải duy trì những bí mật cổ xưa được truyền từ các nhà xây dựng của Salomon và những bí ẩn của tà giáo thờ cúng qua Hội Hiệp Sĩ Thánh Chiến (Knights Templar) thời trung cổ. Thậm chí một số người còn đồng hóa Adam, Nôe, và tác giả Tin Mừng Gioan là những anh em hội viên. Hội Tam Điểm tuyên bố đề ra “Ánh sáng” không thể đạt được ở một nơi nào khác ngoài ánh sáng sẽ làm hoàn thiện hội viên kết nạp và làm phát triển hội này. Henry Wilson Coil, diễn giả hiện đại lỗi lạc nhất của họ, mô tả Hội Tam Điểm như “một hệ thống luân lý và đạo đức xã hội, một tôn giáo nguyên thủy, và một triết lý sống”.

Nhưng nguồn gốc thực sự của Hội Tam Điểm, như bây giờ các sử gia của Hội này thừa nhận, nằm trong tính bí truyền của thời phục hưng, xen vào trong các truyền thống phường hội phát triển nhờ các công trình bằng đá kiên cố thời trung cổ. Được làm vững mạnh bởi mối quan tâm đến khả năng kiến trúc mang tính biểu tượng, những người thợ làm đá không chuyên (thực tế không phải là thợ) bắt đầu gia nhập vào các nơi hội họp của công nhân ở Scotland vào thập niên 1590. Một người Công Giáo tên là William Schaw, kiến trúc sư trưởng của nhà vua, đã chuyển các nhóm thợ này thành những tổ chức vững bền. Giáo sư David Stevenson đã đưa ra nhiều tài liệu chứng minh sự chuyển đổi này trong cuốn Nguồn Gốc Của Hội Tam Điểm: Giai đoạn 1590 – 1710 tại Scotland (Đại học Cambridge xuất bản, năm 1988).

Những nơi hội họp của những hội viên “không phải là thợ” này xuất hiện ở Anh vào những năm 1640, đã thu hút được từng lớp quý tộc và giới tri thức của các tôn giáo khác nhau vào Hội Tam Điểm. Năm 1717, bốn nơi hội họp ở Luân Đôn liên kết thành một trụ sở lớn của Hội ở Anh, trụ sở này công bố hiến pháp năm 1723 và trở thành Nhà Mẹ của tất cả các thành viên chính thức của Hội. Lan rộng khắp thế giới – đến năm 1721 Hội Tam Điểm vươn ra lục địa châu Âu, đến năm 1730 Hội này lan sang tận Mỹ. Những người Scotland theo hệ phái Tin lành của Hoàng gia (the Catholic Stuarts) đã đưa Hội Tam Điểm đến Pháp, nơi đó Hội này cho thấy sự phổ biến đặc biệt giữa giới quý tộc và những người dễ tiếp thu Thời đại Khai sáng.

Sự hấp dẫn ban đầu của Hội là nơi dành cho những người có nhiều niềm tin khác nhau tụ họp và phát biểu trong hòa bình, tôn giáo, và chính trị không được thảo luận tại đây. Haydn, Mozard và nhiều danh nhân khác đã tham gia Hội này. Nhưng họ tránh những cuộc tranh luận mang óc bè phái có khả năng cao là đẩy Hội Tam Điểm đến thuyết Duy Thần luận. Vị Thiên Chúa hiếm khi được đề cập đến của Hội là một Kiến Trúc Sư Vĩ Đại (the Great Architect) của vũ trụ, Đấng mà ta có thể đạt tới bằng lý trí thuần túy. Niềm tin vào Đấng Tối Cao và sự bất tử của linh hồn là những đòi hỏi đối với các thành viên chính thức của Hội Tam Điểm vào thế kỷ thứ 18.

Hội Tam Điểm ở Anh và Bắc Âu vẫn giữ những niềm tin mơ hồ này và thực hành nó như là một mẫu thức tôn giáo thông thường ở cấp độ thấp nhất “mà mọi người đều tán thành”. Thậm chí họ đọc Kinh Thánh trong suốt lễ nghi của họ như là “Bản Luật Thánh”. Họ là những người trung thành ủng hộ thiết chế xã hội đang thịnh hành. Cho đến gần đây, họ đã chi phối các hoạt động chính trị, mọi ngành nghề, quân đội, tài chính, và thậm chí là cả cảnh sát. Trước Hoàng tử Charles, cũng như một số giám mục Anh giáo, nhiều người trong hoàng gia Anh cảm mến Hội Tam Điểm. Trong tác phẩm Tình Đồng Chí của Martin Short: Những Bí mật thâm sâu của Hội Tam Điểm là một nghiên cứu có giá trị về ảnh hưởng của họ trên Vương Quốc Anh.

Trong thời cách mạng Mỹ, có càng nhiều hội viên là thành viên Hoàng gia hơn là những người yêu nước, nhưng những người này cũng bao gồm Những Vị Lập Quốc (Founding Fathers), như Washington, Franklin, Hancock, Hamilton, và Monroe. (tuy nhiên John Adams đã lên án Hội Tam Điểm.) Điều đáng ngạc nhiên là Hội Tam Điểm cũng đã kết nạp Daniel Carrol, một trong hai người Công Giáo duy nhất tại Hội Nghị Lập Pháp, người anh của vị Giám mục đầu tiên của nước Mỹ, Tổng Giám mục Baltimore John Carroll, và người anh em họ Charles Carroll, là hai người Công Giáo duy nhất ký vào Tuyên Ngôn Độc Lập. Để bảo vệ Carroll, những lời kết án của Giáo hoàng về Hội Tam Điểm vẫn chưa được chính thức tuyên bố tại Mỹ.

Năm 1826 sự biến mất của một người đàn ông New York – người đã tiết lộ những bí mật của Hội Tam Điểm – đã làm lóe lên đốm lửa cảm thức chống đối Hội Tam Điểm, nhưng các Tổ chức của Hội sớm phổ biến trở lại. Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những người Công Giáo Mỹ chịu đựng thái độ thù nghịch của Hội Tam Điểm là những hội viên người Mỹ, đã quay lại Nhóm bảo hộ dân bản xứ và phản Công giáo, và Hội Kín Ku Klux Klan được họ hồi sinh[5]. Năm 1882, Linh mục Michael J. McGivney thành lập Hội hiệp sĩ Columbus đã mời gọi những người Công Giáo vào Hội này.

Những hội viên người Mỹ bắt đầu nắm giữ quyền lực không phù hợp ở tất cả mọi nấc thang của chính quyền, bao gồm chức tổng thống, Quốc hội, và Tòa án tối cao. Họ lãnh đạo cuộc chiến chống lại những trường học của các giáo xứ và yêu cầu chia cắt hoàn toàn giữa Giáo Hội và nhà nước. Mạng lưới ảnh hưởng trong các hội viên dã dập tắt cuộc đấu tranh của các cơ sở kinh doanh và nghề nghiệp bên ngoài.

Trong giai đoạn 1920 đến 1960, các thành viên của Hội trở thành dấu chỉ của tầng lớp Thệ phản trung lưu đáng kính ở trên chóp bu của Hội Tam Điểm.

Hội Tam Điểm và Chủ nghĩa bài Công Giáo

Trong khi đó, Hội Phương Đông Vĩ Đại (the Grand Orient Lodges) ở Pháp, Iberia, và Mỹ La Tinh đã và đang xây dựng một dinh thự bài Công Giáo hung hăng hơn. Họ lôi kéo những người có tư tưởng thù nghịch với Giáo Hội và Nhà nước, những người này thành lập các cơ sở Hội Tam Điểm và bí mật sử dụng để lật đổ chính trị. Những hội viên đóng vai trò nổi bật trong cách mạng Pháp và sự nổi dậy của người Ailen năm 1798. Họ đóng vai trò hàng đầu trong việc giúp người Nam Mỹ nổi dậy chống lại người Tây Ban Nha cũng như sự thống nhất của nước Ý. Loại bỏ ngay cả việc lấy cớ là hữu thần, Hội Phương Đông Vĩ Đại đã ngừng sùng kính Kinh Thánh hoặc bất cứ Bộ Luật Thánh nào. Họ đã chi phối nền Đệ Tam Cộng Hòa Pháp (French Third Republic: 1870 – 1940) để bài giáo sĩ một cách cay đắng. Bằng cách tịch thu tất cả tài sản của Giáo Hội tại Pháp. Họ đã ngược đãi và tàn sát người Công Giáo sau Chiến Tranh Dân Sự Tây Ban Nha. Thậm chí trong Liên Minh Châu Âu ngày nay, các Hội viên Tam Điểm ủng hộ sự thế tục hóa tận gốc.

Bị xúc phạm bởi các hoạt động này, những người Công Giáo theo thuyết âm mưu đã tuyên bố rằng, tất cả họ là thành phần của “Âm mưu Tam Điểm – Do Thái” rộng lớn. Thuyết này cũng tạo nên Chủ Nghĩa Cộng Sản. Nhiều tác phẩm của linh mục Denis Fahey người Ailen, chẳng hạn như tác phẩm Vương Quốc Của Đức Kitô và Chủ Nghĩa Tự Nhiên Có Tổ Chức (năm 1943) điển hình cho thuyết như thế. Họ tranh luận rằng sự liên hệ của Cựu Uớc với kinh sách Do Thái trong các lễ nghi của Hội Tam Điểm chứng minh nguồn gốc Do Thái của Hội này. Nhưng những nhà sáng lập Hội Tam Điểm là những Kitô hữu người Xitcốtlen và Hiến Pháp của Hội được một mục sư Tin Lành soạn thảo. Chủ nghĩa Mác-xít không những là một thực thể hoàn toàn khác, mà các chính thể Cộng Sản còn đàn áp Hội Tam Điểm, như Hitler và Mussolini đã làm. Tuy nhiên, Hội Tam Điểm có thể bị lên án như là một thế lực hoặc điển hình cho thuyết Thần Trí (Theosophy), một vài chủ đề trong tư tưởng Tân Thời (New Age), và ma thuật (Wicca)[6] được phát triển bởi Gerald Gardner.

Nỗi sợ “Hội Tam Điểm Do Thái” và những hình thức đại loại như thế bao trùm lên những sự phân tích về các nhược điểm tự bản chất và không thể sữa chữa của nó: Thuyết Tương Đối và Chủ Nghĩa Duy Tự Nhiên. Hội Tam Điểm Nhà Xanh (Blue Lodge Freemasonry) coi tất cả các tôn giáo đều giống nhau nhưng thấp hơn “Ánh Sáng”. Hội này đưa ra sự lựa chọn của họ là Phong Trào Giám Lý. Họ tin vào lý trí thuần túy chứ không phải là mặc khải siêu nhiên. Nhưng những người Kitô hữu biết rằng ơn cứu rỗi xuất phát từ Sự sống thật, Cái chết và Sự Phục sinh của Đức Giêsu, chứ không phải là huyền thoại mù mờ của Hiram Abiff[7].

Hơn nữa, những cấp bậc cao hơn của các Cơ Quan Bổ Trợ cho Hội Tam Điểm bị báng bổ thẳng thắn. Nhóm Tam Điểm Royal Arch Degree thuộc phái York Rite[8] mặc khải Danh thật của Thiên Chúa là Jahbulon, sự kết hợp của Danh Giavê trong tiếng Do Thái với những danh xưng của các thần ngoại giáo là Baal và Osiris. Cấp độ thứ mười tám của phái theo nghi lễ Scottish (Scottish Rite) là Rose Croix giải thích lại từ Thập Giá (Cross) và câu I.N.R.I viết trên đó như là những biểu tượng ngoại giáo. Một ứng viên thuộc cấp độ thứ ba mươi (Knight Kadosh) dẫm đạp lên mũ giáo hoàng và kêu lên rằng: “lật đổ kẻ lừa đảo!” Anh ta thề truyền bá ánh sáng và vứt bỏ những đặc tính như “sự dị đoan, chủ nghĩa cuồng tín, sự lừa đảo, và tính bất bao dung” ngấm ngầm đồng nhất với Kitô giáo. Tác phẩm tốt nhất biện minh cho Đạo Công Giáo chống lại Hội Tam Điểm là Kitô giáo và Hội Tam Điểm ở Mỹ (Christianity and American Freemasonry) Nhà xuất bản Inhaxiô, do William J.Whalen biên soạn.

Kể từ khi Hội Tam Điểm thâm nhập vào Châu Âu, Giáo Hội Công Giáo đã theo dõi và chống lại nó. Năm 1738, Giáo hoàng Clement XII kết án Hội này về việc chỉ cậy dựa vào các nhân đức tự nhiên của họ trong khi lại phớt lờ vai trò duy nhất của Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế. Giáo hoàng Clement cũng lên án những lời tuyên thệ khô cứng và thiếu suy xét này đòi hỏi các hội viên bảo vệ những bí mật tầm thường của Hội. Trớ trêu thay, những bí mật họ coi là đáng giá đó đơn thuần chỉ là những điều bình thường. Tất cả những chi tiết này được tiết lộ nhiều lần, ví dụ trong tác phẩm Nhìn Trong Đêm Tối của một người xuất khỏi Hội Tam Điểm, Walton Hannah (ex-Mason Walton Hannah’s Darkness Visible): một sự đánh giá về Hội Tam Điểm của Kitô hữu.

Giáo hoàng Clement ra sắc lệnh những người Công Giáo tham gia vào Hội Tam Điểm thì bị vạ tuyệt thông với quyền xá giải dành cho Tông tòa. Đáng tiếc thay, điều này chẳng mấy ảnh hưởng vì luật này không được phổ biến trong mọi đất nước, hoặc những nước phổ biến luật này thì người ta cũng chẳng lấy gì làm điều. Tám đời Giáo hoàng sau đã phải lặp lại thông điệp, mạnh mẽ nhất là Đức Leo XIII trong Tông thư 1884 của ngài, Humanum genus. Sự lên án Hội Tam Điểm như là “kẻ thù xảo quyệt và dối trá”, Giáo hoàng Leo tuyên bố: “Đừng có ai nghĩ rằng họ có thể gia nhập vào Giáo phái Tam Điểm với bất cứ lý do nào nếu họ quý trọng danh xưng Công Giáo và ơn cứu độ đời đời của họ như họ phải đánh giá (coi trọng) chúng”. Lệnh cấm nghiêm ngặt này được liệt kê trong Bộ Giáo luật 1917.

Tuy nhiên, sau Công Đồng Vaticano II, sự đối lập kéo dài giữa Giáo Hội với Hội Tam Điểm dường như đã bớt căng thẳng. Một sự giải thích lại những điều luật chống lại Hội Tam Điểm vào năm 1974 khiến một số người Công Giáo nghĩ rằng chỉ những nhóm Tam Điểm tích cực âm mưu chống lại Giáo Hội mới bị ngăn cấm mà thôi.

Thật đáng buồn, sự mở rộng tự do này không phải lúc. Một số hội viên có uy thế đã và đang âm mưu chống lại Vatican thông qua ngân hàng của Tòa Thánh. Vào tháng 3 năm 1981, hai trong số những cố vấn tài chính hàng đầu của Giáo Hoàng Paul VI – họ được biết đến là những người theo Hội Tam Điểm – bị vạch rõ chân tướng là những thành viên của Hội Kín có tên là Propaganda Due (P2), hội này đang chuẩn bị tiếp quản phát xít Ý. Cả hai thành viên sau đó đã chết một cách bí ẩn, có thể bị ám sát. Vatican mất 240 triệu đô trong vụ sụp đổ ngân hàng này.

Hội kín P2 này là một âm mưu nhằm vào Hội Tam Điểm Phương Đông Vĩ Đại ở Ý cũng như đối với Giáo Hội. Có 953 hội viên được kết nạp, bao gồm những nhân vật cấp cao trong chính phủ, quân đội, nhân viên an ninh, học giả, doanh nhân, luật gia, giới truyền thông và tài chính. Không có ai là người Công Giáo. Mặc dù một cuộc tranh luận trong thinh lặng không hoàn toàn vạch trần sự tồn tại của Hội Tam Điểm Giáo sĩ (Ecclesiastical Masonry), một vấn nạn đáng lo đối với người Ý và những người theo chủ nghĩa truyền thống hướng nguồn gốc. Bằng chứng này mang tính gợi ý.

Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay mặt khác, Roma đã có một sự suy xét lại, chỉ trước khi vụ bê bối P2 xảy ra, năm 1981 các giám mục địa phương được cảnh báo rằng họ không có quyền phán xét các nhân vật của các hiệp hội Tam Điểm địa phương và giảm bớt những lối chỉ trích cũ kỹ. Mặc dù Bộ Giáo Luật mới phát hành năm 1983 không đề cập tới Hội Tam Điểm hoặc những nhóm có tên tương tự như thế, Hồng Y Joseph Ratzinger, người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin đã tóm lại lệnh cấm cũ vào ngày 26 tháng 11 năm 1983 một cách chắc chắn rằng: “vậy lập trường phủ nhận của Giáo Hội đối với các hiệp hội Tam Điểm không thay đổi vì các nguyên tắc của họ luôn được coi như là không thể tương hợp với giáo lý của Giáo Hội.” Giáo Hoàng John Paul II đã ban hành sắc lệnh này trong sự liên kết chặt chẽ với luật của Giáo Hội. Năm 1985, các giám mục ở Mỹ đã ra thông báo cùng kết luận tương tự: không ai có thể vừa là người Công Giáo vừa là hội viên Tam Điểm.

Các tổ chức Kitô giáo lớn khác cũng kết án Hội Tam Điểm, bao gồm phái Luther, phái Phúc Âm, phái Ngũ Tuần, phái Thánh Tẩy, và những người theo Chính Thống Hy Lạp. Ngay cả những người theo phái Mormons[9] mà nguồn gốc của nó có ảnh hưởng bởi Hội Tam Điểm, cũng kết án Hội này.

Giáo Hội Công Giáo và Hội Tam Điểm chưa bao giờ có thể hòa thuận với nhau. Hội Tam Điểm giáo huấn cho một tôn giáo đối nghịch về chủ nghĩa tự nhiên, có hay không Hội này âm mưu, bắt bớ, báng bổ, làm từ thiện, hay cư xử hiếu hòa. Hội này đối xử với tất cả các tôn giáo bình đẳng với nhau nhưng thấp kém hơn  phái Ngộ đạo Khôn ngoan của chính Hội này. Than ôi, sâu xa của sự khoe khoang khoác loác trong việc tỏ ra sẵn sàng đó không bao giờ hiện hình ra khỏi bóng đêm bí mật. Ngay sau khi một người đàn ông đưa mỗi cấp độ được biết đến vào tòa nhà của Hội Tam Điểm, anh ta sẽ không được làm sáng tỏ hơn khi anh ta mới bắt đầu, nhưng xa hơn đáng kể so với Ánh Sáng thật. Kiến Trúc Sư Vĩ Đại, Vũ trụ Thần thánh và Hội Tam Điểm không phải là Một Chúa Ba Ngôi – Cha, Con, và Thánh Thần – của Kitô giáo.

(ghi chú của tác giả: câu cuối cùng của bài báo này được duyệt lại vào ngày 8 tháng 2 cho có phần dễ hiểu hơn. Bài báo này được xuất bản dưới nhiều hình thức hơi khác nhau trong tạp chí Catholic Answer vào tháng Bảy/ tháng Tám năm 2006).

Về tác giả Sandra Miesel

Sandra Miesel là một nhà văn và là nhà trung cổ học người Mỹ. Bà là tác giả của hàng trăm bài báo về lịch sử và nghệ thuật, với các chủ đề khác nhau, và bà đã viết một số cuốn sách, bao gồm Trò Bịp Bợm Da Vinci: vạch trần những sai lầm trong cuốn Mật Mã Da Vinci, cuốn sách này bà đồng tác giả với Carl E. Olson.

[1] Để bảo vệ Hội theo tinh thần của Thập tự chinh thời xưa.

[2] Quần đảo bao gồm các đảo của Anh, Ailen và các đảo gần bờ khác.

[3] Những dân tộc thuộc nền văn hóa Latinh như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Rumani.

[4] Co-Masonry không chủ trương dạy giáo lý, thay vào đó mục đích của hội này là tìm kiếm Chân Lý bằng cách tranh luận về các vấn đề tôn giáo, triết học và xã hội.

[5] Một tổ chức đề cao người da trắng, bài Do Thái giáo, Công Giáo, Cộng Sản,…

[6] Hình thức ma thuật của các phù thủy có từ thời tiền Kitô giáo ở Châu Âu.

[7] Theo quan niệm của Hội Tam Điểm, vị này là kiến trúc sư trưởng xây đền thờ Salomon, nắm giữ những bí mật của Hội bị ám sát bởi ba tên vô lại trong khi ông đang xây dựng đền thờ.

[8] Royal Arch thuộc cấp độ thứ tư trong Tam Điểm York Rite theo truyền thống Anh, còn Tam Điểm Scottish Rite theo truyền thống Pháp.

[9] Đạo Mormon, tên gọi chính thức là Giáo hội Chúa Giêsu Kitô của các Thánh ngày Sau hết. Đạo này đã được ông Joseph Smith lập ra năm 1829.