Những Chị Nữ Tử Bác Ái Đầu Tiên Và Đoàn Sủng Vinh Sơn

0
975

Martín Abaitua, CM

Nội dung

1. Trình bày chủ đề

1.1 Họ đã lắng nghe lời mời gọi của Thiên Chúa.

1.2 Một cam kết để sống đời sống cộng đoàn.

1.3 Cho tình yêu của Chúa Giêsu Kitô và để phục vụ Chúa Giêsu trong người nghèo.

1.4 họ đã học để sống theo tinh thần của các đấng sáng lạp.

    1.4.1 cầu nguyện

    1.4.2 quy luật

    1.4.3 hiệp hành

2. Những chị Nữ Tử Bác Ái đầu tiên

2.1 Những người phụ nữ trẻ lắng nghe lời mời gọi của Thiên Chúa.

2.2 Những người phụ nữ cam kết sống đời sống cộng đoàn.

2.3 Những người phụ nữ đã tận hiến mình cho Thiên Chúa và phục vụ người nghèo.

2.4 Những người phụ nữ trung tín.

Trình bày chủ đề

Trong suốt thế kỷ XVII, xã hội cũng như giáo hội, đã không còn quan tâm đến sự hiểu biết Phúc âm của người nghèo. Người nghèo không được coi là “hình ảnh của Đức Kitô”, mà được coi là những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, do gây nhiều phiền toái. Trước thực tế này, thánh Vinh Sơn Phaolô vào năm 1617, đã bắt đầu một phong trào với giáo dân, linh mục và nữ tu, những người đã nghe lời kêu gọi của Thiên Chúa, những người học cách nhìn người nghèo “trong mối tương quan với Chúa Giêsu Kitô” và là những người sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình để phục vụ người nghèo.

Tại sao những phụ nữ trẻ này (nhiều người trong số họ đến từ các vùng nông thôn của Pháp), lại quyết định dấn thân làm thành viên của Hiệp hội Bác Ái và sau đó là thành viên của Tu hội Nữ Tử Bác Ái? Lý do của họ để làm điều này là gì? Sự cam kết của những người phụ nữ này liên quan đến việc phục vụ người nghèo và chỉ người nghèo; sự cam kết của họ là sự bày tỏ tình yêu của họ đối với Thiên Chúa và đời sống Kitô giáo; sự cam kết của họ được cho là một sự bức phá, một sự hoán cải để theo Chúa Giêsu Kitô và sống đời sống Kitô hữu.

Họ đã lắng nghe lời mời gọi của Thiên Chúa

Trong buổi huấn đức ngày 16 tháng 3 năm 1642, bằng chính những lời lẽ của họ, các chị Nữ Tử Bác Ái đã xác nhận sự hiểu biết của họ về điều, mà ngày nay chúng ta gọi là đoàn sủng Vinh Sơn. Các chị nêu bật sự kiện là họ phải phục vụ những người nghèo, những người bị thiếu thốn mọi thứ và do đó rất cần: “một chị khác nhận xét rằng, những người nghèo bị mọi người bỏ rơi, có nhiều nhu cầu, thiếu sự an ủi trong đau khổ của họ, không được biết Chúa là ai, và đôi khi, thậm chí không hề nghĩ về sự cứu rỗi của họ. Chị Nữ Tử này, cũng như hầu hết những chị khác, đã vô cùng khiêm nhường, khi nghĩ đến ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho chị, khi kêu gọi chị đến với một ơn gọi thánh thiện như vậy; chị quyết tâm dành sự tôn trọng lớn hơn cho ơn gọi đó và trung thành hơn với Thiên Chúa trong chính quyết định ấy” (CCD: IX: 52).

Các chị cho biết, họ cũng nghèo và bày tỏ niềm vui, khi có thể cống hiến cho người nghèo mạng sống của mình, thay vì tiền bạc, thứ mà họ không có: Vì Chúa không cho phép chúng con có của cải gì để bố thí nhiều, nên chúng con ít ra phải cống hiến, để phục vụ người nghèo dựa vào những sức lực và khả năng ít ỏi mà Ngài ban cho chúng con (CCD: IX: 52); Một chị khác nói rằng, vì chị không có gì và sự bố thí tất nhiên rất đẹp lòng Thiên Chúa, thì chị vẫn muốn hiến thân hoàn toàn cho người nghèo, để tôn vinh sự sống của Con Thiên Chúa, Đấng đã chết vì chúng ta (CCD: IX: 52 ).

Các chị cũng nói rằng cam kết của họ là biểu hiện của ước muốn bước theo Chúa Kitô: bằng cách phục vụ những người nghèo khổ, chúng con tôn vinh những gì Con Thiên Chúa đã làm khi còn trên trần gian, trong nhân tính thánh thiện của Ngài (CCD IX: 51); chúng ta nên nhìn nhận con Thiên Chúa trong con người của những người nghèo khó và với ý định noi gương Ngài, hãy ghi nhớ sự hiền lành, khiêm nhường và bác ái mà Chúa Giêsu Kitô đã thực hành trên trần gian để phục vụ họ, không trừ một ai, và đối xử bình đẳng với tất cả mọi người theo nhu cầu của họ (CCD: IX: 53).

Một số chị Nữ Tử Bác Ái, với sự hiểu biết sâu sắc về thần học, đã nói về ước muốn trở thành một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại: linh hồn của những người nghèo khó có hình ảnh của Thiên Chúa in trên họ … [do đó] để trợ giúp một linh hồn tự cứu lấy chính mình, đó là cộng tác để thực hiện hoàn hảo kế hoạch của Thiên Chúa trong cái chết của Chúa Giêsu Kitô (CCD: IX: 51); chị ấy hạnh phúc khi thuộc về một Tu hội mang tên Nữ Tử Bác Ái và cảm thấy chị ấy cần tôn vinh những người nghèo trong đó, nhìn những đứa trẻ như vậy, và quan tâm đến chúng như thể chị ấy đang chăm sóc cho chính Con Thiên Chúa, miễn là khi chị ấy được phân công trong công việc tông đồ này, như chính Chúa yêu cầu vậy. Vì mục tiêu chính của Nữ Tử Bác Ái là noi gương cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô trên trần gian, nên chị muốn cống hiến cuộc đời mình, để phục vụ những người nghèo khổ, vì Con Thiên Chúa đã chết trên Thập Tự Giá cho họ, cũng như cho chúng ta. Bằng cách này, chúng ta sẽ trở thành những người Nữ Tử Bác Ái thực sự trong việc làm, chứ không phải chỉ trên danh nghĩa (CCD: IX: 52).

Các chị đã thủ đắc những lời của Chúa Giêsu, bất cứ điều gì anh em làm cho một trong những anh chị em nhỏ nhất của ta, ;là các ngươi đã làm cho chính ta (Mt 25:40): những người nghèo có vinh dự đại diện cho các chi thể của Chúa Giêsu Kitô, Đấng coi các việc phục vụ được dành cho người nghèo, như đã được thực hiện cho chính Ngài (CCD: IX: 51); Ý nghĩ rằng những người nghèo là chi thể của Chúa chúng ta, là động cơ mạnh mẽ đối với tất cả các Nữ Tử để phục vụ họ, với sự quan tâm và bác ái hơn bao giờ hết (CCD: IX: 52).

Cam kết sống đời sống cộng đoàn

Khi thánh Vinh Sơn nói chuyện với các chị Nữ Tử Bác Ái, như là về chị Marguerite Naseau, thánh Vinh Sơn nhấn mạnh thực tế, là chị ấy đã chuyển từ việc xem cam kết của mình như một hành động cá nhân, sang sự hiểu biết rằng, cam kết của chị ấy được thực hiện trong một nhóm hợp thành mà đã được Giáo hội công nhận, cụ thể là Hiệp hội Bác Ái: ngay sau khi chị ấy nghe nói rằng, có một Hiệp hội Bác Ái ở Paris dành cho những người nghèo bệnh tật, chị ấy đã đi đến đấy, vì mong muốn được tham gia vào công việc mục vụ này, và mặc dù chị ấy vẫn thực sự muốn tiếp tục dạy học những đứa trẻ. Tuy nhiên, chị đã từ bỏ việc làm từ thiện đó, để thực hiện hành động bác ái khác, điều mà chị cảm thấy là hoàn hảo và cần thiết hơn. Và đó là cách Chúa muốn, để chị ấy có thể là Nữ Tử Bác Ái và người phục vụ người nghèo, bệnh tật đầu tiên ở thành phố Paris. Chị bị thu hút bởi những cô gái khác, những người mà chị đã giúp tách mình ra khỏi mọi thứ bề ngoài và đón nhận một cuộc sống đạo đức (CCD: IX: 66).

Trong buổi huấn đức ngày 26 tháng 4 năm 1643, thánh Vinh Sơn nhận ra rằng, các Nữ Tử hiểu tầm quan trọng của cộng đoàn và của Tu hội, để trung thành với việc phục vụ người nghèo. Sự phục vụ này được xem như một món quà mà họ đã nhận được từ Thiên Chúa, một món quà mà họ cùng nhau có nghĩa vụ phải làm nên kết quả. Một số chị Nữ Tử Bác Ái đã bày tỏ ý kiến ​​này với một sự hiểu biết sâu sắc.

Chị Nữ Tử đầu tiên được yêu cầu bình luận về điều này, chỉ đơn giản nói rằng, chị ấy không hiểu ý nghĩa của chủ đề được trình bày trong buổi huấn đức, nhưng cảm thấy rằng điều quan trọng là phải hiệp nhất với các chị khác để thực hiện ý muốn của Thiên Chúa: con thực sự đã gặp khó khăn khi hiểu ý nghĩa của từ “hiệp hành”. Con nghĩ, thưa cha Vinh Sơn, đó là một đức tính mà Hiệp hội Bác Ái đã thường xuyên giải thích cho chúng con và tất cả chúng con nên có đức tính đó, để làm theo ý muốn của Thiên Chúa (CCD: IX: 79).

Các chị khác nhấn mạnh sự cần thiết của sự hiệp nhất để hoàn thành những gì Thiên Chúa mong muốn: Thưa cha, sự không hiệp thông (hay không hiệp hành) đối với con giống như một tòa nhà đang sụp đổ (CCD: IX: 79).

Một vài chị Nữ Tử đã chỉ ra tầm quan trọng của việc sống chung với nhau theo kế hoạch của Thiên Chúa. Một kế hoạch được bày tỏ cho những người nam và người nữ qua sự Nhập thể của Con Thiên Chúa và một kế hoạch đang được sống ở giữa Giáo hội: kể từ khi Thiên Chúa tạo dựng linh hồn của chúng ta, kế hoạch của Ngài là hợp nhất chúng ta với chính Ngài, và Ngài đã sai Con của Ngài xuống thế gian, để giúp chúng ta làm điều đó, chúng ta thực sự sẽ rất đáng khinh, nếu chúng ta không yêu mến sự hiệp hành và, bởi sự mất đoàn kết và rối loạn, tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm, qua việc đánh mất những gì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta bởi tình yêu của Ngài. Đó sẽ là cố tình chống lại ý muốn thánh thiện nhất của Thiên Chúa. Một lý do khác để luôn duy trì sự kết hợp hoàn hảo giữa chúng ta, là sự không hiệp thông trong Tu hội sẽ là một trở ngại cho việc tiếp nhận ân sủng của Thiên Chúa, điều mà Tu hội thực sự cần để tồn tại. Nếu không, nó có thể xảy ra rằng, Tu hội có thể bắt đầu suy yếu hoặc — điều gì tồi tệ hơn — có thể trở thành một vụ bê bối cho thế giới, và Chúa sẽ không được tôn vinh bởi sự phục vụ, mà sự tốt lành của Ngài muốn nó khiến người thân cận của chúng ta yêu mến Ngài hơn (CCD: IX: 8).

Vì tình yêu của Chúa Giêsu Kitô và để phục vụ Chúa Giêsu trong người nghèo

Sự tỏ bày của các chị Nữ Tử đầu tiên trong các buổi huấn đức của thánh Vinh Sơn cho thấy sự hiểu biết của họ về nguồn gốc của sự năng động của cha Vinh Sơn: tình yêu của cha đối với Chúa Giêsu và tình yêu của cha đối với phần thân thể của Chúa Giêsu, những người nghèo. Các chị muốn dấn thân cho Chúa để phụng sự Thiên Chúa, Đấng đã tỏ rõ nơi người nghèo. Sau đó những Nữ Tử đó sống như thế nào?

Rất nhanh chóng, các chị cho thấy rằng, quyết định phục vụ của họ không chỉ là một quyết định cá nhân, mà là một sự đáp ứng với những nhu cầu, một sự đáp ứng đòi hỏi họ phải đi bất cứ nơi nào cần thiết, và thường thì điều này có nghĩa là họ phải xa gia đình và xa Nhà Mẹ. Nhiều chị em sẽ đến những nơi hoàn toàn khác với bất cứ điều gì họ biết, những vùng đất không xác định, nơi mọi người nói những thứ ngôn ngữ khác. Ở Hennebont, nơi có thổ ngữ breton, chị Anne Hardemont buộc phải nhờ một người phụ nữ khác làm thông dịch viên cho chị ấy, khi chị ấy cố gắng giao tiếp với người bệnh. Các chị đã không ngần ngại đến Ba Lan, nơi họ phải học một ngôn ngữ mới và một số chị sẵn sàng đến Madagascar, sẵn sàng đáp lại lời kêu gọi của các vị Thừa sai đã khám phá ra nhu cầu của người nghèo ở đất nước đó. Vào tháng Giêng năm 1658, thánh Louise viết cho thầy Ducourneau: Hầu hết các chị em Nữ Tử của chúng con không muốn thấy con tàu rời đi Madagascar, mà không có họ (SWLM: 584 [L.561]- bút tích thiêng liêng của thánh Louise).

Mỗi cuộc ra đi là một lần bức phá. Bức thư của chị Jeanne Dalmagne, người đã từng truyền giáo ở Nanteuil, tiết lộ nỗi đau của sự chia ly của chị ấy và cách mà chị ấy có thể vượt qua nỗi đau này bằng cách phục vụ người nghèo ở một trong những ngôi làng ở đó.

Vì sẵn sàng đi khắp nơi, các chị đã thấy mình đã sa vào những nơi nguy hiểm. Những sự kiện xung quanh các chị em đã đến Calais, cho thấy sự cam kết hoàn toàn của các chị em đối với Chúa Kitô, nơi con người của những người nghèo. Vào tháng 6 năm 1658, bốn chị Nữ Tử đã được gửi đến Calais để chăm sóc những người lính bị thương. Không lâu sau đó, hai người trong số họ, chị Françoise Manceau và chị Marguerite Ménage bị một cơn bệnh, mà đã lây lan khắp bệnh viện quân sự và họ qua đời vào cuối tháng Sáu và đầu tháng Bảy. Vào ngày 3 tháng 8, chị Marie Poulet viết thư cho thánh Louise và nói rằng, người bạn đồng hành của cô, chị Claude Muset, đã ngã bệnh và bản thân cô đã phải nằm liệt giường trong tám ngày. Cả hai người họ đều đang chuẩn bị cho cái chết và muốn nói lời từ biệt với bề trên của họ… họ cũng xin thánh Louise thông báo tin tức này cho gia đình của họ. Không ai trong số các chị này có dấu hiệu đau khổ trước cái chết.

Vào ngày 4 tháng 8, chị Hentiette Gesseaume, cùng với ba chị Nữ Tử khác, được gửi đến Calais để tiếp tục sứ vụ ở đó. Dường như không có gì có thể ngăn cản lòng nhiệt thành của những người phụ nữ này… trái lại, cảnh tượng khốn khổ ở đó đã thúc đẩy các chị: Chúng con đã gặp một số người thông báo cho chúng con về cái chết của hai người chị em của chúng con và nói với chúng con rằng, hai người chị em khác cũng bị ốm. Tin tức này không làm chúng con nản lòng. Ngược lại, chúng con rất háo hức đến đó, để phục vụ cho những người đang cần. Chúng con còn cách Calais hai mươi bốn dặm và chúng con rất vui khi sắp tới được đích của mình… Chỉ có bốn người trong số chúng con. Con tin rằng sự phục vụ của chúng ta là rất quan trọng… có rất nhiều người bất lực nằm vật vã trên đống rơm đã vứt trên mặt đất… thật đau đớn khi thấy họ trong hoàn cảnh đó (Đ.726).

Không phải tất cả các chị đều gặp phải những tình huống éo le như vậy. Tuy nhiên, nhiều Nữ Tử nhận thức được công việc khó khăn liên quan đến việc chăm sóc người bệnh tật… một công việc liên quan đến sự hiện diện liên tục. Nhiều người trong số các chị đã làm việc đến kiệt sức và yêu cầu tiếp viện.

Một lá thư mà chị Marie Joly gửi cho thánh Louise de Marillac, cho thấy sự khéo léo của họ trong việc làm dịu đi những hậu quả thảm khốc của cuộc chiến ở Sedan: mùa màng bị hủy hoại và nạn đói. Chị Marie giải thích cách sử dụng số tiền đã gửi: Khi em thấy tất cả những người trong làng bị tàn phá, em đã mua thứ mà họ thích nhất. Số tiền này đã được gửi đến em, để tạ ơn Chúa và do đó em đã dùng món quà này để hỗ trợ người nghèo (D: 544).

Họ học cách sống theo tinh thần của những Đấng sáng lập

  • Đời sống cầu nguyện

Thánh Vinh Sơn và thánh Louise đã đào tạo các Nữ Tử có một  thói quen cầu nguyện. Vào ngày 31 tháng 5 năm 1648, các chị đã chia sẻ những suy nghĩ và kinh nghiệm của họ về chủ đề này. Họ bày tỏ và tuyên xưng ước muốn được tham gia vào một cuộc đối thoại thực sự với Thiên Chúa. Một trong các chị đã phát biểu: sau khi Rước Lễ, cầu nguyện là lương thực của linh hồn; như khi chúng ta cần thức ăn cho cơ thể hàng ngày, chúng ta cũng cần thức ăn thiêng liêng cho sức khỏe tâm hồn của chúng ta … trong cầu nguyện, chúng ta học hỏi ý muốn của Thiên Chúa, chúng ta thăng tiến trong sự hoàn hảo, chúng ta tập hợp sức mạnh để chống lại những cám dỗ, và chúng ta được khẳng định trong công việc; cuối cùng, đó là nơi mà linh hồn chúng ta có được niềm hạnh phúc khi được nói hết lòng với Thiên Chúa. Ngược lại, khi chúng ta không cầu nguyện, chúng ta trở nên yếu đuối, và chúng ta không cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong ngày sống … Chúa của chúng ta đã luôn cầu nguyện trong suốt cuộc đời thanh khiết của mình … vì  Con thiên Chúa đã nêu gương cho chúng ta, chúng ta phải noi gương Ngài … một chị Nữ Tử Bác Ái không cầu nguyện mỗi ngày, đã không thể đẹp lòng Chúa, cũng như không kiên trì lâu dài trong ơn gọi của mình; và chị ấy không thể là một Nữ Tử Bác Ái thực sự, vì trong cầu nguyện, chúng ta tìm thấy sức mạnh để được duy trì trong việc phụng sự Thiên Chúa và người lân cận của chúng ta (CCD: IX: 320-322).

Các chị đã rất cởi mở, khi nói về những khó khăn mà họ đã trải qua khi cầu nguyện. Một số chỉ ra rằng, thiếu thời gian do họ yêu cầu phục vụ người nghèo; những người khác chỉ ra rằng, không ai trong cộng đoàn nhỏ bé biết đọc; trong khi những người khác nói về việc ngủ gật trong khi cầu nguyện: Một trong những chị Nữ tử đã thú nhận rằng, chị đã rất khó khăn trong việc nguyện gẫm và không có hứng thú với việc này (CCD: IX: 42).

Thánh Vinh Sơn an ủi và trấn an tất cả chị em, nhưng nhấn mạnh rằng họ phải cẩn thận sử dụng thời gian của mình thật tốt: Các chị em thân mến, mặc dù cầu nguyện là vô cùng cần thiết đối với Nữ Tử Bác Ái, nhưng tôi sẽ nói với các chị em điều đó, vì phận vụ chính của chị em là sự phục vụ người thân cận của chị em, khi có thắc mắc về việc giúp đỡ anh ta và có lý do để lo sợ điều đó có thể gây bất lợi cho anh ta, nếu chị em bỏ qua điều này, thì chị em buộc phải hoãn việc cầu nguyện của mình. Hơn nữa, nếu không còn thời gian nào khác để hỗ trợ anh ấy ngay trong lúc đang xem lễ, chị em nên đi phục vụ — và ý tôi không phải chỉ vào ngày làm việc, mà ngay cả ngày lễ buộc — hơn là bỏ mặc anh ấy trong nguy hiểm, để trợ giúp người lân cận đã được chính Thiên Chúa thiết lập và được thực hành bởi Chúa Giêsu Kitô, nhưng nghĩa vụ tham dự Thánh Lễ chỉ thuộc về mặt giáo hội.

Tôi rất vui khi có cơ hội nói với các chị em điều này, thưa các chị em, mặc dù, chị em nên làm tất cả các buổi nguyện gẫm đúng giờ nhất có thể, nhưng chị em có thể chắc chắn rằng, mình phải bỏ mọi thứ để phục vụ người nghèo. Tuy nhiên, thưa các chị em, trong chừng mực có thể, các chị em phải hòa hợp như Martha và Maria và sắp xếp các bổn phận của mình sao cho hòa hợp cả việc cầu nguyện và công việc (CCD: IX: 339-340). Thánh Vinh Sơn và thánh Louise thường xuyên nói về nhu cầu cầu nguyện.

  • Quy luật

Ơn gọi và sứ mệnh của các Nữ Tử đã được duy trì bởi quy luật. Chúng ta hãy lắng nghe chị Jeanne Delacroix, khi chị ấy nói chuyện với cha Portail: cha Almeras đã cho con thấy một tia hy vọng rằng, chúng con sẽ sớm có quy luật của mình. Liệu chúng ta có chết mà không có được niềm vui khi nhìn thấy những quy luật này không? con cầu xin cha, thưa cha, nhân danh chúng con mà xin người cha đáng kính của chúng con, là cha Vinh Sơn, về những quy luật này. Nhân danh Chúa và vì tình yêu của Chúa, quỳ gối và chắp tay, con cầu xin rằng như một hành động bác ái, lợi ích quan trọng này nên được ban cho Tu hội, để nó sẽ được ghi nhớ mãi mãi ở đây trên trần gian, cũng như trên trời (D: 660).

Các chị hiểu rằng, quy luật được ban cho họ, để giúp họ đạt đến sự hoàn thiện, nghĩa là luôn trung thành với cam kết dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa, để phục vụ người nghèo: Vì Thiên Chúa đã bắt con phục vụ Ngài, nên ngài mong đợi sự hoàn hảo tuyệt vời của con (CCD: IX: 163); đối với con, dường như phương tiện duy nhất giúp chúng ta làm đẹp lòng Thiên Chúa và làm theo ý muốn thánh thiện nhất của Ngài, là việc tuân theo các quy luật của chúng ta (CCD: IX: 164).

Các chị em khác nhận ra rằng, các quy luật đã giúp họ, theo tinh thần của Tu hội, để phục vụ người nghèo một cách hiệu quả: Thưa Cha, con nghĩ rằng, bằng cách tuân theo quy luật, chúng con tôn trọng sự thật và tránh đạo đức giả, vì Bề trên của chúng con, hay những người bên ngoài, và các chị em của chúng con tin rằng, chúng con đã giao phó chính bản thân chúng con cho Tu hội, để làm tất cả những gì được thực hiện trong đó. Một lý do khác, là Thiên Chúa muốn điều đó; Ngài đã bày tỏ điều đó với chúng con, khi Ngài kêu gọi chúng con theo lối sống này. Thật hay khi thường xuyên nhắc lại rằng, đó là Thiên Chúa mà chúng ta đang phụng sự, rằng Ngài thấy chúng ta vượt qua những khó khăn nhỏ nhặt, mà chúng ta gặp phải vì yêu Ngài, rằng Ngài biết chúng ta biết ơn về điều đó và rằng, vì một công việc nhỏ, Ngài sẽ cuối cùng hãy thưởng cho chúng ta một hạnh phúc vĩnh hằng. Những lỗi phạm đối với luật của chúng ta dần dần làm giảm lòng nhiệt thành của chúng ta, khiến chúng ta có nguy cơ đánh mất ơn gọi của mình, làm gương xấu cho các Nữ Tử của chúng ta và điều tồi tệ hơn là làm cho Thiên Chúa buồn lòng (CCD: IX: 165).

Các chị ở Nantes, những người đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn, nhận ra rằng, họ đã không trung thành với quy luật cũng như lời khuyên của bề trên: Thưa chị, tôi đảm bảo với chị rằng tâm hồn tôi bị xáo trộn khi tôi nhìn mọi thứ đang xảy ra giữa các chị em của chúng ta và cha tuyên úy… nhiều điều trái với quy luật của chúng ta… Trước hết, các chị nói về những khó khăn của chị Isabel và nhiều lần các chị em chế giễu chị ấy. Đôi khi chị ấy đã thấy tất cả các chị em khác cùng nhau và nói với họ một cách bình tĩnh rằng, hành vi như vậy là không tốt.  

Họ trả lời rằng, cả chị ấy và các chị khác đều không có quyền bảo họ phải làm gì và từ chối lời khuyên của chị ấy với rất nhiều cay đắng… Một lần tôi đã thấy cha tuyên úy và chị Catherine trong nhà kho và tôi đã mất tinh thần… Tôi cầu xin rằng, tình trạng này sẽ được giải quyết vì nó đã gây ra cho tôi nhiều đau đớn. Một sự cố đã xảy ra ở đây: một phụ nữ đã chết mà không được xưng tội. Chị ấy đến đây vào lúc một giờ và chết lúc bốn giờ. Khi chị đến, cha tuyên úy không có nhà… Một số người khác đã đến tuổi lãnh các bí tích nhưng chưa nhận được, cũng đã chết (D: 433).

  • Hiệp hành

Chị Phục vụ nên hướng dẫn các chị em sống trọn vẹn ơn gọi của mình. Tại Nantes, các cuộc xung đột trong cộng đoàn đã trở thành cơ hội để Chị Phục vụ xin các chị giúp đỡ: con xin gởi lời chào dưới chân thập giá của Chúa Kitô chịu đóng đinh. Thưa mẹ, người Mẹ thân yêu nhất của con, con viết cho mẹ những lời này, để thông báo cho mẹ về một số khó khăn mà con gặp phải. Con cảm thấy mình giống như một bánh xe cân bằng và con không biết phải nghiêng về phía nào. Trong một thời gian khá lâu, con đã chiến đấu chống lại những thứ mà con thấy ở đây, những thứ mà con không quen thấy và chống lại lời khuyên của cha Vinh Sơn (D: 435).

Tại Nantes, các chị đã bối rối trước yêu cầu của giám mục và do đó họ đã viết thư cho thánh Louise de Marillac, để nhận được một số lời giải thích rõ ràng về những vấn đề này: con tin rằng, theo tinh thần của người cha đáng kính của chúng ta, là không làm gì nếu chưa có quyền của giám mục và ở đây, con có quyền tự do, thưa mẹ đáng kính của con, giao phó cho mẹ vấn đề này mà con không thể quyết định. Con biết rằng tổ chức bác ái của mẹ sẽ bù đắp những gì còn thiếu trong con… con chỉ đơn giản viết thư cho mẹ về những vấn đề này, để mong mẹ, sẽ viết về điều này cho người cha đáng kính của chúng ta và sau đó xin gửi cho chúng con một phản hồi (D: 490).

Trong những lá thư mà các chị đã viết, họ bày tỏ sự hiểu biết của họ về tầm quan trọng của việc gặp gỡ với Chị Phục vụ, cũng như tầm quan trọng của việc giao tiếp với bề trên như một cách để tiến bộ: rất vinh dự khi lá thư được viết cho chúng con để khuyến khích chúng con trong việc thực hành nhân đức. Cũng cho phép con nói với mẹ rằng, khi ai đó có cảm tình với người khác, thì lời khuyên và lời khuyên của người đó có khả năng được nội tâm hóa nhiều hơn. Điều này không có nghĩa là người ta sẽ từ chối cơ hội từ chối bản thân, mà với sự trợ giúp của Thiên Chúa, sẽ cho phép chúng ta trở thành những tôi tớ khiêm nhường và những người nữ tử thân thương của Chúa chúng ta (D: 716).

Tất cả những bút tích này của các chị Nữ Tử Bác Ái đầu tiên cho thấy rằng, họ đã nghe tiếng Chúa mời gọi, rằng họ biết cách tìm kiếm Chúa nơi người nghèo và rằng, theo gương của thánh Vinh Sơn Phaolô và thánh Louise de Marillac, họ đã không ngần ngại cống hiến cuộc đời của mình cho Chúa để phục vụ người nghèo. Các chị đã noi gương Con Thiên Chúa Nhập Thể và cảm thấy rằng, họ đã tìm thấy sức mạnh để sống với nhau và trung thành với sự cam kết đòi hỏi của họ trong cầu nguyện và khi suy ngẫm về kế hoạch của Thiên Chúa, cũng như mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Cộng đoàn đã duy trì các Nữ Tử và tái sinh họ. Các chị đầu tiên thể hiện bộ mặt của Tu hội và ngày nay, chúng ta được gọi là hóa thân vào đặc sủng của hai Đấng sáng lập của chúng ta.

Những Nữ Tử Bác Ái đầu tiên

Những Nữ Tử Bác Ái đầu tiên thực sự là những người Đồng sáng lập. Điều này rõ ràng nhất khi chúng ta lắng nghe những lời hùng hồn của chị Marie Denyse và chị Barbe Angiboust, những người thấy rằng, không thể ở lại phục vụ Nữ công tước tương lai của Aiguillon: Hôm qua, vì tôi đã bị Bà de Combalet ép buộc phải cử chị ấy đi. Các chị, và vì chỗ đó là dành cho chị ấy, tôi đã nói chuyện với chị Marie Denyse về điều đó. Đối với tôi, chị ấy có vẻ phù hợp hơn với hoàn cảnh, nhưng chị ấy đã cho tôi một câu trả lời xứng đáng với một cô gái có ơn gọi từ Chúa đến với ơn gọi Nữ Tử Bác Ái, đó là chị ấy đã từ bỏ cha mẹ để hiến thân phục vụ người nghèo, vì tình yêu của Chúa, và chị ấy cầu xin tôi tha thứ cho chị ấy, nếu chị ấy không thể thay đổi ý định của mình, để đi phục vụ người phụ nữ thế giá đó.

Sau đó, tôi nói chuyện với chị Barbe, người lớn tuổi hơn, mà không nói cho chị ấy biết vì ai hoặc tại sao, và cử chị ấy đợi tôi ở nhà của quý bà Combalet. Ở đó, tôi nói với chị ấy rằng, người phụ nữ tốt bụng này sẽ thuê chị ấy bán thời gian để phục vụ chị ấy và bán thời gian cho những người nghèo trong giáo xứ. Chị ấy bắt đầu khóc, nhưng kể từ khi chị ấy đồng ý, tôi đã đặt chị ấy vào tay của một trong những người phụ nữ đang chờ đợi người phụ nữ thế giá đó. Tuy nhiên, tôi khá ngạc nhiên khi ngay sau đó chị ấy quay lại ngôi nhà của Abbé de Loyac, nơi tôi đang ở, ngay đối diện. Chị ấy nói với tôi rằng, chị ấy đã giật mình khi thấy một tòa án lớn như vậy, rằng chị ấy không thể sống ở đó, và cầu xin tôi đưa chị ấy đi.  

Chị ấy nói rằng, Chúa của chúng ta đã trao chị ấy cho người nghèo và chị ấy đã yêu cầu tôi gửi chị ấy trở lại với họ … Chị nghĩ gì về điều đó, thưa chị? Chị không cảm thấy ấn tượng khi thấy sức mạnh của Thánh Linh nơi hai cô gái trẻ tội nghiệp đó và sự khinh thường mà Ngài dành cho họ đối với thế gian và sự vĩ đại của nó sao? Chị không thể tin được sự nhiệt thành mà điều này đã mang đến cho tôi cho, cho việc bác ái (CCD: I: 321-323).

Những phụ nữ trẻ đã nghe tiếng Chúa gọi

“… Từ muôn thuở…”

Điều làm tôi cảm động sâu sắc, và điều gì khiến chị em cảm động mạnh mẽ đến tình yêu phục vụ người nghèo, đó là điều mà một người trong số các chị em đã nói, cụ thể là, từ muôn thuở Thiên Chúa đã chọn và bầu chọn chị em vì điều đó. Ôi Chúa ôi! Thật là một động cơ hấp dẫn! Vâng, đó là sự thật, thưa các chị em, từ muôn thuở, Thiên Chúa đã suy nghĩ và thiết kế cho các chị em và cho chúng ta; và từ muôn thuở, chị em đã ở trong tâm trí Chúa để ở trong tình trạng hiện tại của chị em bởi vì, thưa các chị em, không chỉ tất cả những gì đã có, và tất cả những gì đang xảy ra bây giờ, mà còn tất cả những gì sẽ có trong tương lai (CCD: IX: 191 ).

 “… Tình yêu dành cho ơn gọi của chúng ta…”

Chính Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự gắn bó với ơn gọi của chúng ta, và chúng ta phải chịu đựng mọi mất mát, hơn là bằng lòng với bất cứ điều gì có thể làm giảm tình yêu mà chúng ta phải dành cho ơn gọi ấy (CCD: IX: 354).

Những phụ nữ cam kết sống trong cộng đoàn

“… Hình ảnh của Chúa Ba Ngôi Chí thánh…”

Sự hiệp nhất là hình ảnh của Ba Ngôi Cực Thánh, gồm ba Ngôi Vị Thiên Chúa, được kết hợp bởi tình yêu. Nếu chúng ta đoàn kết chặt chẽ, tất cả chúng ta sẽ có một ý chí và hoàn toàn hòa hợp (CCD: IX: 80).

 “… Cái tên đẹp đẽ của sự hiệp thông…”

Sự kết hợp tuyệt vời đến nỗi Chúa của chúng ta đã muốn hiến thân cho chúng ta dưới danh nghĩa cao đẹp của sự hiệp thông. Đó là lý do tại sao, chúng ta phải nhiệt thành mong muốn rằng sự hiệp thông luôn tồn tại giữa chúng ta, vì Thiên Chúa yêu thích điều này rất nhiều (CCD: IX: 81).

Những người phụ nữ dâng mình cho Chúa và phục vụ người nghèo

“… Trở thành Nữ Tử Bác Ái là trở thành những người Con gái của Chúa…”

Giờ đây, để trở thành Nữ Tử Bác Ái thực sự, cần phải bỏ lại tất cả: cha, mẹ, tài sản và hy vọng lập gia đình. Đây là điều Con thiên Chúa dạy trong Phúc Âm. Chúng ta cũng phải từ bỏ chính mình; vì nếu chúng ta bỏ tất cả mọi sự, nhưng vẫn giữ ý chí của mình và không từ bỏ chính mình, thì không có gì đã được thực hiện. Trở thành Nữ Tử Bác Ái là trở thành con gái của Chúa, những người Nữ Tử hoàn toàn thuộc về Chúa; vì ai ở trong đức ái, thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy (CCD: IX: 13-14).

Gương của các chị ở Calais là hùng hồn nhất, đặc biệt là bằng chứng về lòng nhiệt thành và can đảm của họ… Các chị đã chuyển từ một tình yêu trìu mến, sang một tình yêu hiệu quả đối với người nghèo: Tôi cũng đề nghị các Nữ Tử Bác Ái mà chúng tôi đã gửi đến Calais để chăm sóc người nghèo, thương binh. Trong số bốn người chúng tôi gửi đến đó, hai người trong số họ, người khỏe nhất và khỏe mạnh nhất trong số họ, đã chết. Một trong những người này, Chị Manceau, cháu gái của cha Manceau, linh mục của Tu Hội Truyền Giáo, là Chị phục vụ; nghĩa là, người chịu trách nhiệm và chăm sóc những người khác.

Cô ấy là một trong những chị em mạnh khỏe nhất trong Tu hội nhỏ bé đó, nhưng chị ấy là người đầu tiên chịu khuất phục dưới sức nặng của nhiệm vụ nặng nề này. Hãy hình dung điều đó, thưa anh em. Bốn chị em tội nghiệp giữa năm sáu trăm thương bệnh binh đáng thương! Xin hãy xem xét một chút về sự hướng dẫn và sự tốt lành của Thiên Chúa trong việc tuyên dương một Tu hội như vậy trong những ngày này. Và để làm gì? Để giúp đỡ người nghèo về mặt thể xác, và thậm chí về mặt tinh thần, nói một vài lời tốt đẹp với họ, đặc biệt là với người sắp chết, để giúp họ chuẩn bị cho cái chết một cách tốt đẹp.

Ôi Đấng cứu độ! ôi Đấng cứu độ của con! Lịch sử không đề cập đến chúng ta về việc từng có một Tu hội nữ như vậy — sự thật, có một vài góa phụ trong số họ — đã dâng mình cho Chúa, theo cách mà các chị em nghèo khó đó làm để chăm sóc người bệnh và người bị thương. Về phần mình, tôi không thể nhớ mình đã từng nghe hay đã đọc về bất kỳ điều gì. Chúa muốn đợi cho đến bây giờ để làm điều này…

Nữ hoàng đã viết thư cho bà Le Gras và cho tôi để gửi những người khác đến Calais để giúp đỡ những người nghèo đó, và chúng tôi sẽ làm điều đó. Bốn người sẽ rời đi hôm nay vì mục đích đó. Một trong những chị em tội nghiệp, khoảng năm mươi tuổi, đến gặp tôi vào thứ Sáu tuần trước tại Hôtel-Dieu, nơi tôi tình cờ ở đó, nói rằng chị ấy đã nghe tin rằng hai chị nữ tử đã chết ở Calais, và chị ấy sẽ đến tình nguyện được gửi đến vị trí của họ, nếu tôi đồng ý.

 “Chị ơi,” tôi nói, “tôi sẽ suy nghĩ lại.” Và hôm qua chị ấy đến đây để tìm câu trả lời mà tôi dành cho chị ấy. Hãy xem lòng nhiệt thành tuyệt vời của những Nữ Tử đáng thương ấy, trong việc tình nguyện như thế, những người anh em thương mến của tôi ! chẳng thật tuyệt vời sao, khi họ tự hiến thân mình để liều mạng như những nạn nhân, vì tình yêu của Chúa Giêsu Kitô và sự tốt lành của người lân cận sao? Về phần tôi, tôi không biết phải nói gì về điều đó ngoại trừ việc những chị em tội nghiệp đó sẽ là thẩm phán của chúng tôi trong Ngày Phán xét. Vâng, thưa quý cha, quý thầy, những Nữ Tử đó sẽ là thẩm phán của chúng ta, trên ghế Phán xét của Thiên Chúa, nếu chúng ta không chuẩn bị sẵn sàng, giống như họ, để liều mạng vì Thiên Chúa và, tin tôi đi, những người đàn ông chưa đạt đến giai đoạn đó vẫn còn lâu mới nên thánh. (CCD: XII: 34-35).

Những người phụ nữ chung thủy

“… Là người đầu tiên…”

Tôi kêu gọi các chị em, hãy tự làm quen với chúng và thường xuyên nghĩ về nghĩa vụ của mình là phải nỗ lực hoàn thiện trong cách sống của mình. Chị em không nhận ra sự hùng vĩ của nó. Tôi không thể nói đủ với các chị em. Thưa các chị, rằng đó là một trong những điều vĩ đại nhất trong Giáo Hội, sau đó của các Nữ Tử của Bệnh viện Bác ái, người mà tôi sẽ nói chuyện với các chị em vào một ngày nào đó. Không phải trái tim của chị em đã chẳng xúc động khi các chị em nghĩ rằng ,“ôi. Thiên Chúa đã chọn tôi, một phụ nữ quê nghèo, cho một phận vụ thanh khiết như vậy! Ngài đi ngang qua mẹ tôi, tất cả họ hàng của tôi, và rất nhiều người khác trong làng tôi, và đổ dồn ánh mắt vào Genevieve, Jeanne, Marie, v.v., để trở thành những người đầu tiên! Thật là một ân sủng lớn lao của Thiên Chúa ! Hỡi sự hướng dẫn của Chúa Quan Phòng, chị em sẽ mãi mãi được chúc lành!” Hỡi các chị thân mến, ý nghĩ này chắc chắn sẽ mang lại cho các chị em niềm khao khát về sự hoàn hảo cao cả (CCD: IX: 32).

 “…chị em sẽ học cách trở thành Nữ Tử Bác ái thực sự…”

Lối sống của chị em cũng quy định rằng chị em phải thực hiện một cuộc tĩnh tâm ngắn hạn hàng năm, tức là thực hành thiêng liêng, và chị em làm điều đó, thưa các chị, để nhận ra những thất bại của mình trong năm qua và can đảm vươn lên từ chúng. Tám ngày im lặng đó là thời gian thu hoạch. Thật là hạnh phúc nếu chị em sử dụng tốt thời gian mà Chúa ban cho chị em để nói với ngài từ trái tim đến trái tim! Đó là lúc lời hứa của Chúa chúng ta để dẫn linh hồn chị em vào trong cô tịch được hoàn thành. Đó là lý do tại sao tôi cầu xin các chị em đừng nản lòng. chị em sẽ học được ở đó là những người Nữ Tử Bác Ái thực sự; ở đó chị em cũng sẽ học cách phục vụ tốt người bệnh. Chị em sẽ ghi nhớ lại những hành động của Chúa chúng ta, khi Ngài còn ở trên trần gian, chị em sẽ thấy rằng Ngài đã dành phần lớn thời gian để phục vụ người lân cận, và chị em sẽ quyết tâm bắt chước Ngài. Chị em nghĩ Chúa của chúng ta đã làm gì? Ngài không chỉ hài lòng với việc phục hồi sức khỏe cho người bệnh; ngài còn dạy họ cách hành động khi họ khỏe mạnh. Hãy bắt chước Ngài (CCD: IX: 176).

Câu hỏi để suy ngẫm và chia sẻ

[A] Làm thế nào để chúng ta hợp tác với những người khác, để phục vụ hiệu quả dành cho người nghèo?

[B] Chúng ta hiểu gì về đoàn sủng Vinh Sơn?                               

Lm Phêrô Phạm Minh Triều CM chuyển ngữ từ Vincentian Encyclopedia