Những Hội Truyền Giáo khai sinh tại Á Châu

0
1252

Có một lịch sử dài dòng để có thể dẫn tới sự ra đời của những hội truyền giáo tại Á Châu. Tuy nhiên, phần này chỉ xin được tóm lược ngắn gọn về lịch sử hình thành, cũng như hoạt động truyền giáo của mỗi hội cách riêng biệt.

Đã có rất nhiều những cống hiến quan trọng của các Hội đồng Giám mục vùng Á Châu cho sự thăng tiến của các giáo hội địa phương về nhiều lĩnh vực như huấn giáo, giáo dục, đào tạo giáo dân, truyền giáo, truyền thông Tin Mừng v.v… Một trong những đóng góp to lớn ấy, đó là góp phần trong tiến trình khai sinh các hội truyền giáo của các giáo hội địa phương, cho một cam kết cụ thể hơn trong việc rao giảng Tin Mừng cho người dân Á Châu. Điều này được coi là một trong những đóng góp quan trọng và thực tiễn của Liên hội đồng giám mục Á châu (FABC) trong suốt chặng đường 50 năm (1970-2020) hình thành và phát triển trong công cuộc rao giảng Tin Mừng cho người dân Á Châu.

Đáng chú ý, tất cả các hội truyền giáo này đều được ra đời trong kỷ nguyên của hậu Công đồng Vaticanô II. Các hội truyền giáo ấy bao gồm:  

      • Hội Truyền Giáo Phi Luật Tân (Mission Society of the Philippines – MSP 1965)
      • Hội Truyền Giáo thánh Tôma Tông đồ (Mission Society of Saint Thomas the Apostle – MST 1968- Ấn Độ)
      • Hội Truyền Giáo Công Giáo Hải Ngoại Hàn Quốc (Catholic Foreign Mission Society of Korea- KMS 1975)
      • Hội Truyền Giáo Thái Lan (Thailand Mission Society – TMS 1990)
      • Hội Truyền Giáo thánh Lorenzo Ruiz (Lorenzo Ruiz Mission Society- LRMS 1997-Philippines)

Gần đây, Việt Nam và Myanmar thì đang trong tiến trình của việc thiết lập các nhóm truyền giáo của chính mình! Inđônêxia thì cũng đang trong tiến trình chọn lựa chắc chắn để hứa hẹn xa hơn trong truyền giáo Ad Gentes!

Một trong các đặc tính nổi bật của các hội truyền giáo này, là nó được khai sinh ở ngay trên chính vùng đất Á Châu, trong kỷ nguyên Vaticanô. Năm cộng đoàn truyền giáo này cùng phản chiếu một đoàn sủng đặc biệt: Hội Truyền Giáo Đời Sống Tông Đồ. Ba tính chất mô tả căn tính duy nhất của hội và cống hiến truyền giáo, đó là: Ad Gentes, Ad Exteros, và Ad Vitam.

Những hội truyền giáo này nhắm các nỗ lực của họ cho việc loan báo Tin Mừng Ad Gentes (cho những ai chưa từng nghe biết về Tin Mừng tự do và cứu độ của Đức Giêsu Kitô); Ad Exteros (với những ai sống ngoài lãnh thổ quốc gia, hoàn cảnh văn hóa và nhóm ngôn ngữ của họ); và Ad Vitam (qua một cam kết lâu dài trọn cuộc đời đối với hình thức duy nhất này là đời sống chứng nhân truyền giáo).

Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu (đề xuất 28) và Tông huấn Giáo hội tại Á Châu (Ecclesia in Asia) số 44 đã khuyến nghị cách đặc biệt “trong mỗi Giáo Hội địa phương tại Á Châu nơi nào chưa có, nên thành lập những Hội Thừa Sai sống đời sống tông đồ, với đặc tính là dấn thân cách đặc biệt lo việc truyền giáo Ad Gentes, Ad Exteros và Ad Vitam.”

Qua dòng thời gian, trực quan và tiên kiến của FABC (Liên hội đồng Giám mục Á Châu) chắc chắn đã từng thống nhất thành những tiếp cận truyền giáo của những nhóm truyền giáo được khai sinh tại Châu Á này. Thêm vào đó, văn phòng của FABC về việc rao giảng Tin Mừng (OE) đã từng đề xuất cộng tác truyền giáo giữa năm Hội Truyền Giáo Đời Sống Tông Đồ được khai sinh ở Châu Á (gọi tắt là AMSAL- Asian-born Missionary Societies of Apostolic Life). Nhóm AMSAL này, bây giờ là một tổ chức bán tự trị, đã bắt đầu với một cuộc gặp gỡ có sự tài trợ của FABC tại Thái Lan năm 1997 và rồi các năm sau đó. Mặc dù khiêm tốn trong chính tổ chức, AMSAL liên tục cổ vũ sự canh tân và cộng tác qua các Tổng đại hội Asian được tổ chức theo những năm lẻ. Trong khi ấy, các thành viên AMSAL sẽ tham dự cuộc gặp toàn cầu của các Hội Truyền Giáo Đời Sống Tông Đồ (MISAL- Missionary Societies of Apostolic Life) diễn ra theo các năm chẵn. AMSAL đã đăng cai MISAL tại Bangkok vào tháng 1 năm 2004 tập trung vào chủ đề của việc đối thoại liên tôn và truyền giáo hiện đại.

Đặc biệt hơn, làm thế nào tầm nhìn truyền giáo của các hội truyền giáo Ad Gentes lại được gieo cấy tại Á Châu? Để trả lời câu hỏi hóc búa này, một nhất lãm rất xúc tích về mỗi hội truyền giáo được khai sinh ở Á Châu sẽ được trình bày. Như đã chú ý lúc ban đầu, sự tương đồng của tất cả các hội truyền giáo kỷ nguyên Vaticanô II dựa trên tính độc nhất và đoàn sủng truyền giáo đặc biệt: Ad Gentes, Ad Exteros và Ad Vitam. Tất cả được tập trung vào đời sống tông đồ, họ không tuyên bố lời khấn tu trì, dù họ tự ràng buộc bản thân vĩnh viễn (Ad Vitam) cho truyền giáo Ad Gentes và Ad Exteros cách đặc biệt. Một điều phải chú ý rằng, có một vài hội truyền giáo tu sĩ khai sinh ở Châu Á tập trung vào truyền giáo, nhưng họ là những tu hội thánh hiến với lời khấn, do đó, không phải là hội truyền giáo đời sống tông đồ đúng nghĩa (chẳng hạn Hội Truyền Giáo Các Sứ Giả Tin Mừng – Missionary Society of Heralds of Good News – Ấn Độ, nam tu sĩ).

1. Hội Truyền Giáo Phi Luật Tân (the Mission Society of the Philippines)

Việc thiết lập chính thức của Hội Truyền Giáo Phi Luật Tân (MSP) quay trở lại những năm của giữa thập kỷ 1960. Những hạt giống của chính việc thiết lập đã được tìm thấy trong những 400 năm (1565-1965) khi dân chúng Phi Luật Tân được tiếp xúc với Kitô giáo. Lịch sử đã xác định năm 1565 như là năm khởi đầu của việc thuộc địa hóa và công cuộc rao giảng Tin Mừng cách hệ thống của quần đảo Phi Luật Tân. Quốc gia này có một lịch sử dài về việc đón nhận các nhà truyền giáo từ các vùng khác nhau của thế giới.

Khởi đầu của MSP: hạt giống đức tin cần được nẩy mầm và phát triển. Khát khao mạnh mẽ về truyền giáo giữa hàng giáo phẩm địa phương đã dẫn đến một tuyên bố vào ngày Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống: “chúng tôi đã quyết định dành riêng năm nay (1959), gọi là năm truyền giáo của người dân Phi Luật Tân.” Các vị giám mục đã ước muốn có sự thức tỉnh truyền giáo và đã hy vọng rằng “điều này sẽ được nói cho dân tộc Phi Luật Tân rằng, họ cho đi cách nhưng không những gì họ đã lãnh nhận và qua đó, họ mang lấy sự chia sẻ hoàn toàn của họ trong việc đem niềm vui và bình an, công lý và lòng thương xót của Chúa Kitô đến với mọi người dân Á Châu.”

Năm năm sau đó, năm 1964 trong kỳ họp thường niên của Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân. Đức giám mục Epifanio Surban đã theo đuổi ý tưởng của việc có một trung tâm truyền giáo của Phi Luật Tân, như là một sự đáp trả đối với trách nhiệm truyền giáo của giáo hội địa phương. Thêm vào đó, Đức giám mục Surban cũng đã đề xuất thiết lập một hội truyền giáo hải ngoại Phi Luật Tân (Philippine Foreign Mission Society) bao gồm các linh mục triều người Phi Luật Tân. Đề xuất đã được đón nhận cách nồng nhiệt và nhất trí. Đức giám mục Surban đã được chọn như là linh hướng quốc gia của hội, ngài đã được yêu cầu để thực hiện ý tưởng và đề xuất của ngài.

Hàng giáo phẩm Phi Luật Tân đã nhận thấy rằng, thế kỷ thứ tư của việc rao giảng Tin Mừng cho người dân Phi Luật Tân (1565-1965) đã là một cơ hội hội vàng để khởi xướng một công cuộc Tân Phúc âm hóa và để hình thành một hội truyền giáo bản địa. Ngày 29 tháng 2 năm 1965 một tuyên bố mục vụ chính thức đã bắt đầu dự án, họ đã tuyên bố rằng “ước vọng để hoàn thành cam kết thiêng thiêng của chúng ta với việc rao giảng Tin Mừng cho mọi loại thụ tạo, chúng tôi, hàng Giáo phẩm Công giáo Phi Luật Tân tuyên bố ở đây quyết định vững vàng của chúng tôi để chia sẻ ánh sáng của đức tin với những anh chị em xung quanh của chúng ta. Chúng tôi tin tưởng rằng, chúng ta với tư cách là một quốc gia Kitô giáo đã đạt đến sự trưởng thành vào thế kỷ thứ tư của chúng ta trong sự phát triển và rằng, chúng ta đã chuẩn bị để gánh vác một trách nhiệm của sự trưởng thánh ấy. Do đó, chúng tôi tuyên bố ý định chính thức của chúng tôi đảm nhiệm một nỗ lực quốc gia để hướng mọi người dân chúng ta đến các vùng truyền giáo. Để đạt được điều này và để bày tỏ cách cụ thể lòng tri ân của chúng ta đối với Thiên Chúa cho quà tặng đức tin của chúng ta, vì vậy chúng ta sẽ tổ chức Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Phi Luật Tân.”

Sự phát triển ban đầu của MSP: một nhóm nhỏ các linh mục triều người Phi Luật Tân có tâm hồn truyền giáo đã tự nguyện làm thành viên tiên khởi của hội vừa mới được thiết lập. Mặc dù sự phát triển gặp nhiều khó khăn và không chắc chắn về con số các thành viên, nhưng hội đã tiếp tục. Điều này đã được diễn tả như “những giây phút đen tối của lịch sử” và đã chia sẻ “sự thiếu vắng về những cảm thức của sự hướng dẫn là nguyên nhân gần của một sự tan rã”, vài vị giám mục đã tiếp tục sự hỗ trợ mạnh mẽ của họ cho MSP. Có thể chú ý trong số họ có Đức Tổng giám mục Gaudencio Rosales và Đức Hồng y Jaimes Sin. Cuộc khủng hoảng đôi lúc mạnh mẽ, đến nỗi nhiều người đã từng khích lệ nhau “Thiên Chúa chưa kết thúc MSP, ngài mới chỉ bắt đầu”.

Tên chính thức hay tên theo luật pháp của hội là: Hội Truyền Giáo Phi Luật Tân (MSP) nhưng nó thường được ưa thích gọi là hội truyền giáo Phi (Fil – mission). Với tư cách là một cộng đoàn truyền giáo, hội đã từng vượt qua những thử thách trong tiến trình phát triển, từ một nhúm các thành viên tình nguyện, con số dần dà gia tăng hơn. Trung bình có bốn tiến chức mỗi năm; năm 1990 có 65 thành viên thường trực; năm 2017 có 118 thành viên (91 linh mục). Năm 2015 hội đã kỷ niệm kim khánh (50) thành lập.

Qua nhiều thập niên, tư cách thành viên chính yếu đã từng thay đổi từ các linh mục triều tình nguyện (lúc ban đầu) đến các thành viên “thuần chủng” MSP (các thành viên đã gia nhập từ gia đoạn chủng sinh và được tiếp nhận một tiến trình đào tạo truyền giáo đã được tổ chức của MSP cách vững vàng). MSP tiếp tục chào đón các linh mục giáo phận tham gia hội truyền giáo. Hội định nghĩa chính đoàn sủng trong những lời này: “Trong tình yêu và lòng biết ơn đối với Chúa Cha, hội của chúng ta duy trì một tinh thần truyền giáo vui tươi, tuôn chảy từ sự hiệp nhất sâu xa với Chúa Kitô, qua Mẹ Maria và trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Sẵn sàng để tiêu hao và được tiêu hao trong việc chia sẻ Tin Mừng của Chúa cho mọi người.”

Tình trạng hiện tại: ngay từ ban đầu, MSP đã ước muốn thuộc Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo. Rôma đã yêu cầu MSP bắt đầu ở cấp độ địa phương. Đức Hồng y Jaime Sin đã chuẩn nhận tình trạng của hội vào ngày 29 tháng 1 năm 1988 và đã đưa ra tư cách pháp nhân cho MSP như là hội đời sống tông đồ, quyền giáo phận và được thiết lập như thế bởi thiết định của sắc lệnh thành lập vào 25 tháng 04 năm 1989. Các thành viên của MSP được mở cho các người Phi Luật Tân bản địa. Hội cũng chào đón các linh mục triều người Phi Luật Tân sống ở hải ngoại trong tư cách thành viên cho việc phục vụ truyền giáo nước ngoài.

MSP đề cập đến tính tông đồ truyền giáo “theo luật định” và ‘trong thực tế” (de jure và de facto) lãnh địa truyền giáo như là trách nhiệm tiên quyết và ưu tiên. Dù MSP được thiết lập với một sự chú ý mạnh mẽ vào vùng đất Châu Á. Động lực của Chúa Thánh Linh cũng dẫn dắt MSP làm việc tại Châu Đại Dương và khu vực Thái Bình Dương, hiện tại, các nhà truyền giáo MSP đang làm việc tại Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan, Nam Hàn, Nhật Bản, Papua new Guinea, đảo Solomon, Bắc Mỹ và New Zealand.

Thành công truyền giáo và những thách đố: như là một hội truyền giáo và như là những tôi tớ của Tin Mừng cho Châu Á, Châu Đại Dương và Thái Bình Dương, MSP duy trì lòng nhiệt thành và duy trì chính cam kết của mình để chia sẻ trong truyền giáo của Giáo hội hoàn vũ. Đây là một điểm mạnh mẽ rõ ràng và một thành công đáng chú ý như là một hội truyền giáo. Những lời được ghi nhận từ các thành viên MSP đã biểu hiện giữ sự nhiệt thành của hội:

“Qua những năm tháng tiếp xúc với các dân tộc trong các vùng truyền giáo của chúng tôi đã cho chúng tôi một đặc ân to lớn. Chúng tôi ngưỡng mộ không ngừng nền văn hóa tinh tế đã đâm rễ sâu trong lịch sử của họ, là tinh hoa của hàng ngàn năm về triết lý, cảm thức tôn giáo và lối sống, sự kính trọng người khác và thiên nhiên. Sự dấn thân của chúng tôi qua tiến trình hội nhập văn hóa trong những kinh nghiệm đa dạng này đã khởi hứng chúng tôi gặp gỡ các tôn giáo khác, như Phật giáo, Hồi giáo và các tôn giáo lớn khác của Châu Á, cũng như các tập tục và tín ngưỡng địa phương về tinh thần và tổ tiên trong Châu Đại Dương và Thái Bình Dương. Chúng tôi đã từng được giúp đỡ để hiểu biết những chiều kích mới đức tin của chúng ta. Các nhà truyền giáo của chúng tôi đã từng được đặc ân để đánh giá đúng giá trị tích cực của các niềm tin khác qua các hình thức khác nhau của sự đối thoại. Như một kết quả, chúng tôi đã từng chú ý một sự phát triển tiệm tiến và một chiều kích sâu xa của gia sản đức tin Kitô giáo.

Các kinh nghiệm mục vụ của chúng tôi trong các vùng truyền giáo riêng của chúng tôi đã làm giàu thêm cho chúng tôi gấp đôi trong những thuật ngữ của văn hóa, truyền thống, phong tục, lịch sử cổ xưa của địa phương và thậm chí trong sự năng động của người trẻ. Chúng tôi tìm thấy bản thân mình được khởi hứng trong sự bùng phát này của cuộc sống. Chúng tôi chắc hẳn ngạc nhiên về bàn tay của Thiên Chúa trong những điều này. Chúng tôi bắt đầu sự sống động của những bước chân của Chúa, Đấng đến và thiết lập Vương quốc của Người trong thế gian qua các công việc năng động của Thần Khí, Đấng trao ban sự sống trong hội tuyệt vời này.

Cái nhìn về những thực tại này không làm lòa mắt chúng tôi để nhìn rõ khuôn mặt của những thực tại của Châu Á và Châu Đại Dương. Đây là một thách đố của chúng tôi: vô số những nạn nhân của sự nghèo đói; người trẻ và nhiều người mà đã từng lớn lên trong xã hội hậu hiện đại thì nhầm lẫn. Họ đã bị nghiền nát bởi sự phát triển kinh tế man rợ, cái mà thường dựa trên cả con người lẫn thiên nhiên. Phần của bức tranh này trong những vùng này là thực tại hoàn toàn của sự thiếu thốn, mù chữ, khai thác trẻ em và di dân, áp bức phụ nữ, đời sống vô nhân trong các khu ổ chuột và các làng mạc, sự xung đột và đổ máu nhân danh tôn giáo, chủng tộc, bộ lạc và ngôn ngữ, đàn áp của tự do và nhân quyền, và trong bối cảnh mất cân bằng kinh tế to lớn. Từ những điều ấy đã hướng con tim của chúng tôi dành cho những người này và do đó dẫn tới những cam kết của chúng tôi với những thách đố ấy.”

Ưu tiên truyền giáo: MSP tìm kiếm để chọn lựa những địa phương cho truyền giáo dựa trên chính cam kết truyền giáo được ấn định theo luật. Đây là một chọn lựa: 1/ nhập thể giáo hội giữa những người tin không phải là Kitô hữu qua việc rao giảng Tin Mừng; 2/ phục vụ hỗ trợ trong việc rao giảng Tin Mừng của những giáo hội trẻ cho đến khi trưởng thành và 3/ phụ tá tác vụ tông đồ cho việc canh tân giáo hội nơi mà không có khả năng dạy giáo lý bởi người dân của họ cho đến khi họ có thể đảm nhận việc ấy.

Để ưu tiên, cam kết vững vàng của MSP là chọn những nơi cho truyền giáo đó chu cấp cơ hội đặc biệt cho truyền giáo Ad Gentes. Với chọn lựa này, Châu Á là một sự ưu tiên, chọn lựa này, không có nghĩa là thành kiến đối với các khu vực truyền giáo khác – mà bây giờ bao gồm như một tiêu chí được thêm vào cho sự sắp xếp truyền giáo. MSP tiếp nhận kiên trì nhiều lời mời gọi truyền giáo hơn nó có thể. Luôn luôn có yêu cầu để lượng giá các cam kết truyền giáo. Hiệu quả truyền giáo lớn hơn thì thường là kết quả của sự liên kết, sự sắp xếp cá nhân và nhân sự.

Truyền giáo trong thiên niên kỷ thứ ba: nhìn lại đời sống truyền giáo ở Châu Á đã từng khởi hứng MSP tập trung vào năm khu vực bao gồm: làm việc cho các công lý và hòa bình; bảo vệ sự thánh thiêng của sự sống, nhân phẩm con người; hòa hợp với thụ tạo; cổ vũ đối thoại liên tôn; tham gia hội nhập văn hóa và rao giảng Tin Mừng. Những điều này không là vấn đề mới, nhưng chúng sẽ tiếp tục là con đường cho truyền giáo cho MSP trong thiên niên kỷ mới.

MSP đã nhìn cam kết ưu tiên này là truyền giáo Ad Gentes, điều này khẳng định chính sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc thậm chí những ai ở xa sự chăm sóc hiện tại của hội. Có các lời mời gọi đến từ Pakistan, Kenya, Tanzania, West Indies, Samoa, và Uganda. Ước muốn để mở rộng đôi cánh của hội thì mạnh mẽ, nhưng hội thì thiếu nhân lực, tuy nhiên “điều này thì không làm mất can đảm để ra đi và mang lấy cam kết sứ mệnh của chúng ta.” Là những nhà truyền giáo chúng ta thấy “không lật ngược cam kết” nhưng chúng ta cố gắng thiết lập “những gì thánh Giáo Hoàng hoàng Gioan Phaolô II đã mô tả như là văn minh tình thương.”

2. Hội Truyền Giáo Thánh Tôma Tông Đồ (the Missionary Society of St Thomas the Apostle)

Hội Truyền Giáo Thánh Tôma Tông Đồ (MST) là một tổ chức truyền giáo bản địa của Giáo hội Tổng giám mục Syro-Malabar (Giáo hội Công giáo Đông Phương). Hội được thành lập ngày 22 tháng 2 năm 1968 bởi Đức cha Mar Sebastian Vayalil, giám mục tiên khởi của Giáo phận Palai, Ấn Độ. Như một hội đời sống tông đồ, hội có vai trò duy nhất của truyền giáo Ad Gentes trên mọi vùng lãnh thổ và giữa các dân tộc mà giáo hội chưa được đâm rễ (xem AG 6).

Lịch sử ban đầu: với việc tái tổ chức của Giáo hội Syro-Malabar năm 1923 dưới thời các giám mục bản địa, có một cuộc canh tân đời tu to lớn và sự thức tỉnh truyền giáo trong giáo hội tông đồ này. Sau độc lập của Ấn Độ vào năm 1947, có một sự gia tăng các ơn gọi truyền giáo, khoảng 60% các ơn gọi đó đã trợ giúp truyền giáo tại Ấn Độ với sự nối liền đã có nguồn gốc từ Giáo hội Syro-Malabar. Sự đáp trả này trở nên hiệu quả ngay lập tức.

Tất cả các nhà truyền giáo đảm nhiệm công việc tông đồ trong các truyền thống của giáo hội (tự lập-sui juris) nơi họ đã làm việc. Điều khó khăn này đã thúc đẩy Đức cha Mar Sebastian Vayalil bắt tay vào một một sự cố gắng mang tính lịch sử để bắt đầu một hội truyền giáo mới. Hội sẽ đảm nhiệm hoạt động truyền giáo qua chính phương châm và trong một sự nhất quán đường lối với gia sản của Giáo hội Syro-Malabar.

Năm 1960, Đức cha Vayalil đã có được phép của Tòa thánh để thiết lập một hội truyền giáo. Ngài đã nhận lời phúc đáp từ Tòa thánh năm 1963 và đến 1964 ngài đã nộp một bản Hiến pháp dự thảo. Ngài đã lấy được sự ủng hộ của Đức giáo hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI, cũng như quan tâm của các bộ của tòa thánh đã được thông báo về tiến trình của ngài. Đức cha Vayalil đã tìm kiếm cách năng nổ và đã nhận được những hướng dẫn và những khích lệ từ tòa thánh.

Thiết lập của MST: dựa trên lời khuyên của Tòa thánh, hội đã được đề xuất đã bắt đầu như là một hiệp hội đạo đức của hàng giáo sĩ giáo phận năm 1965. Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã chúc mừng Đức cha Vayalil trong kỳ Ad Limina năm 1966 và bảo đảm với vị giám mục về sự bảo trợ của ngài cho hội truyền giáo.

Năm 1967, Tòa thánh đã chuẩn nhận quy chế của hội mới khai sinh và trao quyền giám mục Vayalil công bố và thiết lập một hội đạo đức của hàng giáo sĩ triều là Hội Truyền Giáo Thánh Tôma Tông Đồ. Việc thiết lập chính thức của MST vào ngày 22 tháng 2 năm 1968 tại Melampara gần Bharananganam. Sự thành lập đã được chứng kiển bởi Đức giám mục Mar Sebastian Vayalil, Hồng y Maximilian de Furstenberg (Bộ trưởng Giáo hội Công giáo Đông Phương), Đức giám mục Joshep Caprio (Khâm sứ Tòa thánh tại Ấn Độ), hàng lãnh đạo Giáo hội Syro-Malabar và số đông các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân.

Trong lễ thiết lập, Hồng y Furstenberg đã làm phép và đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà trung tâm và khu quần thể tiểu chủng viện của hội. Do đó, một giấc mơ nuôi dưỡng đã lâu của Đức cha Vayalil và giáo sĩ giáo phận của các Kitô hữu thánh Tôma đã trở thành hiện thực.

MST ngày nay: hội đã bắt đầu chức năng năm 1968 với 18 linh mục giáo phận, đã từng trưởng thành một phong trào truyền giáo chính yếu. Năm 1999 MST có 277 linh mục, 161 chủng sinh và ba nhà đào tạo và ba miền truyền giáo. Năm 2018 hội đã kỷ niệm trọng thể kim khánh (50) thành lập với con số thành viên là 341 linh mục và 245 chủng sinh.

Vào dịp lễ ngân khánh của hội năm 1993, các giám mục Syro-Malabar qua một lá thư mục vụ, một lần nữa khẳng định là người điều hành hội. Họ thúc đẩy các tín hữu nới rộng sự trợ giúp cho chính các hoạt động truyền giáo. Ngày 3 tháng 7 năm 1997 một bản Hiến pháp cập nhật của hội đã được chuẩn nhận bởi Giáo hội và hội đã được công nhận như là hội đời sống tông đồ của quyền Tổng giám mục chính theo Giáo luật điều 572.

Các vùng truyền giáo của MST: các hoạt động truyền giáo Ad Gentes của MST đã được thành lập trong vùng ít người Kitô hữu của Ấn Độ và vùng phụ cận. Vùng truyền giáo đầu tiên được tín thác cho MST là thủ phủ tông đồ của Ujjain (22 tháng 2 năm 1968). Theo địa lý, Ujjain được tọa lạc tại bang Madhjapradesh miền trung Ấn Độ, dân số khoảng 90 % người Ấn Độ giáo (Hindu), 8% Hồi giáo (Muslim) và 2% Jains, Đạo phật và Kitô giáo. Đáp trả với những thực tại giáo dục, kinh tế xã hội tại khu vực, chăm sóc sức khỏe, công việc bác ái, các dự án phát triển xã hội, và giáo dục tay nghề được coi như là những phương thế của tiếp xúc truyền giáo. Đức giám mục Mar Sebastian Vadakel được tấn phong năm 1998, phục vụ như là giám mục thứ hai của Ujjain.

Năm 1997 MST đã tiếp nhận quận truyền giáo Mandya tọa lạc tại Karnataka của Kerala. Người Ấn Độ giáo chiếm 90 % dân số và Hồi giáo là nhóm tôn giáo lớn thứ hai ở đây. Nông nghiệp là nghề nghiệp chính của dân chúng. Nhiều nỗ lực phát triển được đảm nhận bởi MST. Nhiều lần cộng tác với chính quyền. Có sự mở rộng phục vụ đến các nơi cư trú ở khu ở chuột và các tù nhân.

Lãnh địa truyền giáo rộng lớn nhất của MST là vùng truyền giáo Sangli, nó được tín thác cho MST năm 1990. Chương trình giáo dục, chăm sóc sức khỏe và chương trình ý thức bệnh AIDS là những phương thế tiếp xúc với dân chúng. Năm 1995 MST đã đón lấy sự thử thách để rao giảng Tin Mừng tại Leh- Ladakh, được biết như “nóc nhà thế giới”. Nó là khu vực rất thách đố cho hoạt động truyền giáo. Ba nhà truyền giáo anh dũng của MST phục vụ ở khu vực này.

Thêm vào những khu vực truyền giáo địa lý, vài thành viên của MST đã thường phục vụ trong vài giáo phận khác nhau của Ấn Độ và Tanzania, Đức, Mỹ. MST duy trì một cơ quan truyền thông và khởi hứng để thúc đẩy ơn gọi và tinh thần truyền giáo, chúng xuất bản Santhome Mission mỗi quý.

Hoa trái tông đồ: thực tế mà nói, có thể sớm để nói về hoa trái của MST. Những chủng sinh đầu tiên của MST được phong chức năm 1979. Họ bây giờ đã ở trong cánh đồng truyền giáo hơn 20 năm (1999). Họ tham gia các hoạt động bác ái khác nhau trong các lĩnh vực về giáo dục, sức khỏe, phát triển xã hội và công việc giữa những người bị áp bức. Thông thường, dân chúng ưa thích các nhà truyền giáo và những nỗ lực chân thành của họ. Những công việc này được xem như là những giai đoạn đầu tiên của việc rao giảng Tin Mừng.

Tại Ujjain dân chúng đã sẵn lòng tham gia cộng đoàn Kitô hữu và trong một vài bang có những nhóm nhỏ được rửa tội. Đời sống và sự hiện diện của các Kitô hữu dường như là tích cực và sinh hoa trái. Mandya và Sangli thì mới, nếu nói cách so sánh và MST thì đang duy trì kiểu mẫu của công việc không thể chế tại vùng truyền giáo Mandya. Tác động của các công việc thì đáng ghi chú.

Nhiều khuynh hướng thần học, truyền giáo học, đối thoại và đa nguyên tôn giáo thường ảnh hưởng đến các nhà truyền giáo trên cánh đồng truyền giáo cách tiêu cực. Sự thay đổi tình trạng chính trị và xung đột tôn giáo vẫn làm cho các công việc truyền giáo Ad Gentes gặp khó khăn. Các cuộc tấn công gần đây vào các cộng đoàn Kitô hữu và các nhà truyền giáo là những hiện thực sống động. Mỗi vấn đề được nhìn nhận và được mang đến dưới danh nghĩa tôn giáo. Các gánh nặng tài chính cho các công cuộc rao giảng Tin Mừng không thể bị lờ đi.

Những chọn lựa truyền giáo tương lai: truyền giáo Ad Gentes là một tiêu chí chính yếu cho MST trong việc chấp nhận các công việc truyền giáo và vùng truyền giáo. Theo nguyên tắc này, MST sẽ chấp nhận các việc tông đồ truyền giáo cả trong và ngoài Ấn Độ. MST trải nghiệm những đòi hỏi lớn và thậm chí áp lực với công việc trong các giáo xứ đã được thiết lập. Ngày nay, các lĩnh vực mục vụ tông đồ truyền giáo của hội rất đa dạng qua các sứ cụ giáo dục, y tế, phát triển xã hội, đào tạo nghề cho giới trẻ, di dân…

Như một cánh tay truyền giáo của Giáo hội Tổng giám mục Syro-Malabar, MST chọn lựa các khu vực cho việc tông đồ lâu dài nếu có khả năng theo những truyền thống Giáo hội Syro-Malabar. Những câu hỏi liên quan đến phụng vụ chắc chắn được nêu lên và phải được diễn giải. Điều đáng chú ý rằng, hơn 60 % các nhà truyền giáo tại Ấn Độ là từ Giáo hội Tổng giám mục Syro-Malabar. MST đã từng mở rộng gần đây phạm vi của chính công việc cho việc chăm sóc người di dân, điều này dường như như là một điểm gia nhập cho truyền giáo Ad Gentes.

MST luôn tri ân Thiên Chúa cho sự trưởng thành và tác động tích cực của chính hội. Hội đã từng được cống hiến việc phục vụ trong những khó khăn và thậm chí trong những tình huống không được chào đón. MST tin tưởng rằng hội có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho các quốc gia Châu Á. Đây là sự tha thiết để cộng tác với các tổ chức truyền giáo khác của Châu Á. Hội có lời nguyện tha thiết: “xin Chúa Thánh Thần khởi hứng và gia tăng nơi chúng con tinh thần để sống và truyền bá đức tin thông điệp của đức Kitô cho toàn Châu Á. Hãy làm cho tương lai của chúng con thành một thiên niên kỷ của Đức Kitô và Giáo hội cho Châu Á.”

3. Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Công Giáo Hàn Quốc (Catholic foreign mission society of Korea)

Giáo hội Công giáo tại Hàn Quốc bắt đầu với một nhóm những người Hàn, người mà đã được thụ huấn nền giáo dục Kitô giáo từ Bắc Kinh năm 1777. Yi Sung Hun đã được rửa tội tại Bắc Kinh năm 1783; sau đó anh quay về Seoul và đã sớm hoán cải được nhiều người bạn của anh thời bấy giờ. Những thành công mà những việc tông đồ của những hoán nhân đầu tiên này là khi cha James Chu, một linh mục Trung Hoa, người đã bí mật vào Hàn Quốc năm 1794, khi ấy đã có hơn 4000 người Công giáo, nhưng không một ai trong số họ đã từng nhìn thấy một linh mục. Năm 1801 khi cha Chu và 300 người khác đã bị chết vì đức tin, Giáo hội đã phát triển lên đến 10.000 tín hữu.

Ngay từ ban đầu, khi những người Hàn Quốc đã đón nhận Tin Mừng, cùng với sự khởi hứng của các vị tử đạo Hàn Quốc và những người thợ gặt là vô số các nhà truyền giáo, Giáo hội Hàn Quốc đã phát triển đều đều. Giáo hội địa phương cũng đã ngày càng nhận thức từ việc chuyển từ một giáo hội đón nhận, sang một giáo hội chia sẻ, điều mà cống hiến cho sự phát triển của giáo hội hoàn vũ.

Lịch sử ngắn gọn: Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Công Giáo Hàn Quốc (KMS) ghi dấu nguồn gốc của hội từ sau năm 1974, khi một ủy ban trù bị người Hàn đã được thiết lập để tìm hiểu chương trình đào tạo có thể của một hội truyền giáo. Nó đã là một nỗ lực cống hiến của Đức giám mục Gioan Choi Jae-Seon, giám mục Bushan, mà ngay từ đầu công việc này đã dẫn đến việc thành lập của hội bởi Hội đồng Giám mục Hàn quốc ngày 26 tháng 2 năm 1975.

Một nhà đào tạo đã sớm được mở vào năm 1976, linh mục đầu tiên của KMS đã được thụ phong năm 1981. Cử hành việc truyền giáo đầu tiên diễn ra vào ngày 18 tháng 11 năm 1981 và nhà truyền giáo đầu tiên đã được gởi đến Papua New Guinea cùng với ba linh mục triều khác. Ngày nay (2014) hội có hơn 95 thành viên với hơn 60 linh mục.

Những ngày đáng ghi nhớ khác trong hành trình của KMS bao gồm: 25 tháng 3 đã đánh dấu lễ tuyên thệ đầu tiên của hội cho cả cam kết tạm thời và vĩnh viễn. Ngày 12 tháng 2 năm 1988 đã nhìn thấy sự khởi đầu của năm đào tạo thiêng liêng; ngày 5 tháng 4 năm 1990 là lễ sai đi của những KSM đầu tiên đến truyền giáo tại Giáo phận Hshin- Chu, Đài Loan. Hội đã bắt đầu chương trình huấn luyện ngoại quốc cho các chủng sinh vào ngày 7 tháng giêng 1992. Các nhà truyền giáo KSM đầu tiên được sai đi Hồng Kông và Trung Quốc trong một lễ sai đi ngày 19 tháng 12 năm 1996.

Viễn cảnh truyền giáo: KMS đã từng diễn đạt chính tinh thần và căn tính của mình qua những lời đầy hứng khởi:

 “Việc thiết lập của hội là một biểu tượng của sự nhận thức sâu sắc về ân sủng to lớn mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo hội Hàn Quốc và cảm thức trách nhiệm của chúng ta rằng, Giáo hội có là cho việc rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc. Hội của chúng ta là một dấu chỉ của một Giáo hội Hàn Quốc trưởng thành. Chúng ta đặc biệt có một sự quan tâm đến giáo hội hoàn vũ, nên chúng ta ước muốn cống hiến chính bản thân chúng ta cho một đời sống truyền giáo cho tất cả mọi người. Hội ước muốn để đáp trả cho những nhu cầu của Giáo hội, đặc biệt giáo hội Á Châu và theo ý hướng của Bộ rao giảng Tin Mừng cho các Dân tộc. Ưu tiên của chúng ta là mang sứ điệp Tin Mừng đến các quốc gia, nơi mà Tin Mừng chưa được rao giảng hoặc công cuộc Phúc âm hóa chưa thực sự được hoàn trọn.

Đón nhận lời yêu cầu của Chúa Giêsu, chúng ta ước muốn cống hiến chính bản thân chúng ta cho ơn gọi của việc truyền giáo, cho đến khi tận cùng thời gian của thế giới. Mục đích của truyền giáo là những gì chúng ta theo đuổi, đó là tập hợp thành một những con cái Chúa đang tản mác khắp nơi (Ga 11,52) và cho đến khi mọi người sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và sự thật (Ga 4,24).

Hội của chúng ta ước muốn tín thác chính các thành viên cho sự chăm sóc của Mẹ Maria, khuôn mẫu của chúng ta về tinh thần truyền giáo, của các vị tử đạo Hàn Quốc, người đã làm chứng cho Chúa Giêsu, thậm chí cho đến chết, và để cống hiến chính bản thân chúng ta cho công việc rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi người qua mẫu gương của các vị tử đạo Hàn Quốc. Chúng ta thực hành một đời sống cầu  nguyện, phục vụ và khó nghèo, để là một chứng nhân cho Chúa Kitô, bắt trước thánh tông đồ Phaolô như là một nhà truyền giáo gương mẫu.

Nếu bác ái là tinh thần đã khởi hứng Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Hàn Quốc cách thực sự, kết quả sẽ là sự hợp nhất. Không thể có một tiến trình nghiêm túc mà không có hiệp nhất. Không thể có sự hiệp nhất thực sự mà không có bác ái, nếu không nó sẽ chỉ là sự chia rẽ. Bác ái sẽ bảo vệ sự hiệp nhất và sự hiệp nhất sẽ bảo vệ chúng ta trong sự hoàn thành mục đích thiêng liêng của những gì Thiên Chúa đã tạo nên Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Hàn Quốc. Chỉ những con người của lòng bác ái có thể là những nhà truyền giáo và chỉ bác ái có thể là tinh thần của hội chúng ta.”

Thống kê gần đây: KSM năm 1999 có tổng số 66 thành viên, tuyên thệ vĩnh viễn có 24 linh mục và hai phó tế, 6 đại chủng sinh, 7 ứng sinh của năm đào tạo thiêng liêng và 27 chủng sinh tuyên thệ tạm thời.

Địa lý và việc tông đồ: 24 thành viên linh mục đã được bổ nhiệm thành 8 khu vực với những cam kết đa dạng. Năm thành viên thì ở tại nhà trung tâm Seoul, họ phục vụ trong tư cách điều hành và quản lý hội. Ba nhà truyền giáo được bổ nhiệm đến nhà đào tạo Suwon và một phục vụ Giáo hội Công giáo Choam. Các thành viên KMS hiện diện trong 6 quốc gia ngoài Hàn Quốc như Papua New Guinea, Đài Loan, Hồng Kông, Bắc Kinh- Trung Quốc, Auckland, New Zealand, và các linh mục Hàn Quốc phục vụ tại học viện mục vụ Tây Á ở  Manila, Philippines để chuẩn bị cho sứ vụ truyền giáo hải ngoại.  

Những năm gần đây KMS đã chọn lựa để nhấn mạnh nhiều hơn cả về huấn luyện sơ khởi và thường kỳ cho việc truyền giáo. Tầm nhìn đã được diễn đạt như sau: dựa trên tinh thần của các vị tử đạo Hàn Quốc và linh đạo của đấng sáng lập của chúng ta, những gì là khó nghèo, lòng biết ơn và bác ái, mục đích của hội truyền giáo hải ngoại chúng ta là trong sự huấn luyện các thành viên của hội để nhận ra một kiểu mẫu một đời sống khiêm nhường và đặt sự liên đới và sự phát triển của một cộng đoàn trong việc bắt trước Đức Kitô. Tất cả được đào tạo cho truyền giáo bởi sự phát triển khả năng trí tuệ của họ, đức tính tốt và đời sống thiêng liêng sâu xa.

Như trong Redemptoris Missio đã chú ý: một nhà truyền giáo thực sự là một vị thánh (Redemptoris Missio 90). Do đó, các thành viên KMS được tham dự để có một đức tin vững chắc trong Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm vượt qua của Giáo hội và đặt bản thân dưới sự bảo trợ đặc biệt của Đức Trinh Nữ Maria. Họ có những cuộc trò chuyện cá nhân thường ngày và linh hướng để đào sâu đời sống thiêng liêng của họ.

Để theo linh đạo của việc rao giảng Tin Mừng của 103 vị tử đạo Hàn Quốc, các vị bảo trợ của hội chúng ta, đặc biệt các nhà truyền giáo và các linh mục đầu tiên là thánh Anrê Kim, các thành viên đã được thúc đẩy để đọc tiểu sử và học hỏi đời sống của các vị tử đạo và làm một cuộc hành hương đến đền thánh tử đạo mỗi năm.

Những thách đố tương lai: Năm 2000 đã đánh dấu ngân khánh của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Hàn Quốc. Trong một tinh thần canh tân của cam kết cho truyền giáo Ad Gentes trong thiên niên kỷ thứ ba, KSM có sự nhấn mạnh đến bốn yếu tố ưu tiên:

      • Đáp trả các nhu cầu của Giáo hội, đặc biệt là Giáo hội tại Châu Á và ý hướng của Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc, Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Hàn Quốc có kế hoạch để mở vùng truyền giáo mới tại Campuchia, Mongolia, Trung và Nam Á.
      • Hội có ý cộng tác với các hội truyền giáo khác và các tổ chức truyền giáo trong các khu vực đang phát triển có tương quan lẫn nhau.
      • Hội hy vọng thiết lập một học viện nghiên cứu truyền giáo Châu Á và một trung tâm đào tạo truyền giáo.
      • Hội sẽ khích lệ Giáo hội tại Hàn Quốc chú ý truyền giáo hơn nữa và cởi mở việc rao giảng Tin Mừng cho các khu vực khác ở Châu Á bằng việc đón nhận các linh mục giáo phận làm các thành viên tạm thời.

Truyền giáo trong thiên niên kỷ thứ ba tiếp tục tinh thần truyền giáo của Giáo hội Hàn Quốc qua chính hội truyền giáo bản địa.

4. Hội Truyền Giáo Thái Lan (Missionary Society of Thailand)

Hội Truyền Giáo Thái Lan đánh dấu sự khởi đầu bằng các cuộc truyền chức linh mục vào đầu thập niên 1990. Ban đầu hội được gọi là MET, có nguồn gốc từ tiếng Pháp (Missions Etrangeres de Thailande) đây là một sự “bắt chước’ của Hội thừa sai Balê (MEP- Missions Etrangeres de Paris), một hội đã dấn thân truyền giáo qua hàng thế kỷ ở vùng đất Châu Á.

Tổng quát lịch sử: tháng 3 năm 1987, Bề trên Hội thừa sai Balê tại Thái Lan gởi một bức thư đến Hội đồng Giám mục Thái Lan đề nghị chương trình đào tạo một nhóm các linh mục truyền giáo người Thái. Họ đã làm việc với những người dân tộc Hill ở miền nam Thái Lan. Ý tưởng này đã tồn tại trong tâm trí của một vài giám mục. Tình trạng Giáo hội đã cần một sự khởi đầu như thế, có một yêu cầu đông đảo ngay chính trong các người dân tộc Hill. Tầm nhìn đã được các giám mục chấp nhận cách khích lệ.

Năm 1989, Đức giám mục Banchung Aribarg đại diện cho Hội đồng Giám mục về sự khởi đầu truyền giáo này, đã tập hợp tất cả những điều liên quan cách trực tiếp đến dự án này. Trong số đó, một nhà truyền giáo thuộc Hội thừa sai Balê đã khởi đầu một vài việc trong đại chủng viện, một linh mục PIME đã liên hệ với các dòng tu và giáo dân.

Vào thời điểm đó, 4 chủng sinh tình nguyện để trở nên các thành viên của hội, một số nữ tu và giáo dân cũng chuẩn bị sẵn sàng tham gia. Một chủng sinh đã thụ huấn vài chương trình đào tạo truyền giáo cách đặc biệt. Thầy này đã được chịu chức vào lễ Hiện Xuống 1990 và trong thánh lễ này, tân linh mục đã đón nhận thánh giá truyền giáo từ Đức Hồng y Tổng giám mục Băngkok. Trong tháng 1 năm 1990, một lễ truyền chức khác đã diễn ra tại địa phận Udorn. Những nguồn MET chứng thực: chúng ta tổ chức những lễ phong chức này đánh dấu sự thiết lập của Hội Truyền Giáo Thái Lan.

Hai thành viên tiên khởi này của MET tiếp tục công việc giữa người dân tộc H’mông ở miền nam Thái Lan. Các khóa học đào tạo truyền giáo cũng đã được tổ chức thêm vào năm 1992 và khi Campuchia mở cửa, MET đã gởi một linh mục, hai nữ tu và nữ giáo dân đến đó làm việc.

MET đã bắt đầu sứ vụ mà không có bất kỳ hiến pháp hoặc tổ chức trong những năm đầu tiên. Dự án đã đặt dưới sự hướng dẫn của Giám mục Banchong của hội đồng giám mục. Năm 1995, Hiến pháp tạm thời đầu tiên được chuẩn nhận cho ba năm. Năm 1996, các giám mục đã chỉ định cha Jean Dantonel, MEP như là bề trên đầu tiên của MET. Hiến pháp đã được cập nhật và một lần nữa được phê chuẩn cho ba năm bởi hội đồng giám mục. Giám mục Banchong đã nghỉ hưu và đức giám mục thay thế là Đức cha Chamniern Santsukniran của Nakornsawan.

Những thống kê gần đây: cho đến thời điểm 1990, MET chưa được một thập niên. Và ngoài bề trên, hội chỉ có ba linh mục thành viên, sáu nữ tu từ ba hội dòng tham gia thành viên, năm giáo dân. Hiện tại một linh mục trẻ đã chuẩn bị tham gia MET. Một chủng sinh khác có xin phép giám mục để tham gia trong hai năm sau khi chịu chức. Trong số các thành viên có hai linh mục và hai nữ tu làm việc cho người H’mông ở miền nam Thái Lan. Họ đã phục vụ ở đó 8 năm. Một linh mục khác, bốn nữ tu và một nữ giáo dân làm việc với giáo hội địa phương tại Campuchia. Hai nữ giáo dân thì tại trung tâm PIME tại miền Nam, Thái Lan. Cuối cùng, có hai nữ giáo lý viên thì ở khu vực Tây bắc Thái Lan. Năm 2004 có 5 linh mục và 2 nữ tu phục vụ người dân tộc Hill, 2 linh mục và 7 nữ tu tại Campuchia.

Nhiều công việc tông đồ truyền giáo là những công việc mục vụ truyền giáo giữa những người dân tộc thiếu số ở Thái Lan. Tất cả các nhà truyền giáo đều phải học những ngôn ngữ mới. Họ cộng tác với giám mục địa phương để đào tạo các Kitô hữu và các giáo lý viên. Các thợ gặt tại Campuchia phục vụ những nhu cầu của giáo hội địa phương trong giáo dục và huấn giáo.

Thành công và thách đố: nhận xét sự thành công thì khó khăn, thực tế con số các thành viên đã không tăng thêm trong 6 năm vừa qua, ngoại trừ hai nữ tu đã tham gia từ năm 1997. Tuy nhiên, trong lĩnh vực công việc của các thành viên, người ta nhìn thấy “một sự kiên định thực sự và một sự phát triển hữu hiệu trong công việc của họ”. Rất nhiều những nhận xét tích cực được ghi nhận về tinh thần và công việc của họ từ các người dân tộc Hill. Các linh mục MET ở Campuchia đã từng được bổ nhiệm làm cha sở Nhà thờ Chánh tòa Phnôm Pênh. Cá nhân MET cộng tác tốt với giáo dân địa phương và với đội ngũ giáo lý viên đã gia tăng trong tất cả các khu vực truyền giáo. “Điều này đã được thấy rằng, có một tinh thần rất tốt của cả nhóm bất cứ khi nào chúng tôi tĩnh tâm năm hoặc gặp mặt, đó là một sự trao đổi tốt giữa mọi người trong tinh thần huynh đệ thực sự”.

Sự hiện diện và các công việc của MET đã tác động đến toàn thể giáo hội địa phương. Có một sự nhận thức gia tăng của nhu cầu cho các công việc truyền giáo cho Giáo hội tại Thái Lan giữa các linh mục, chủng sinh và tu sĩ. MET đã thường xuyên được mời để trình bày các khóa huấn luyện về tinh thần truyền giáo và tính cấp bách của truyền giáo Ad Gentes.

Có lẽ, những thách đố và những khó khăn chính là sự tuyển mộ các thành viên mới. Một người có thể tìm thấy yêu thích thực sự trong các công việc truyền giáo, nhưng rất ít khi sẵn sàng để rời bỏ những điều kiện thuận lợi, thoải mái và các giáo xứ để đi đến những nơi có hoàn cảnh khó khăn nơi người dân tộc Hill và Campuchia nơi mà dân chúng thực sự rất nghèo.

Nhân tố căn bản của công việc tông đồ của MET: Hiến pháp của MET tuyên bố rằng: Hội nhắm đến việc rao giảng Tin Mừng cho tất cả những ai chưa biết Đức Kitô cả ở  trong và ngoài đất nước Thái Lan. Ngắn gọn, điều này có nghĩa rằng “mục đích chính yếu của chúng ta thì không chỉ quá nhiều dành cho Ad Exteros nhưng ưu tiên hơn cho Ad Gentes. Có một lý do rõ ràng cho điều này. Con số người Công giáo Thái Lan đã không hề tăng trong 50 năm gần đây. Thực tế, nó đang giảm cả về phần trăm và đó là những bức tranh xác thực.”

Có một đòi hỏi khẩn thiết để khơi dậy tinh thần truyền giáo trong lòng Giáo hội Thái, khởi hứng các linh mục và các cộng đoàn Kitô hữu để rao giảng về Chúa và Tin Mừng của Người cho những kẻ chưa biết. Thêm vào đó, có nhiều khu vực bên trong Thái Lan yêu cầu các nhà truyền giáo một sự thay đổi thực sự về văn hóa, lối sống và ngôn ngữ.

Với những người Thái đến từ miền Trung Thái Lan để đi và làm việc cho miền Bắc đòi hỏi một sự biến đổi truyền giáo thực sự. Thậm chí ngay trong những lãnh thổ miền Trung của Thái, có nhiều khu vực chưa được chạm đến bởi Giáo hội. Người nghèo, người sống trong các khu ở chuột, đây có thể là khu vực trực tiếp cho công việc truyền giáo.

Trong số các quốc gia lân cận Thái Lan, con số các nhà truyền giáo và các linh mục duy trì thì nhỏ bé và không đủ, một điển hình là tại Campuchia. MET cũng có hy vọng là một ngày sẽ tiến vào Lào khi đất nước này mở cửa.

MET tạo điều kiện thuận lợi cho những chương trình tiếp xúc dài hạn cho các chủng sinh trong các khu vực truyền giáo. Những kết quả thì rất tích cực trong cảm thức rằng điều này giúp các chủng sinh thẩm định ơn gọi của họ và nhìn đời sống tương lai trong chức linh mục với một tinh thần canh tân.

Một sự gạn lọc thì hữu ích trong liên quan với vấn đề cộng tác với giáo dân. Dựa trên những năm kinh nghiệm, MET đã nhận ra rằng “có lẽ chúng ta đã không được trang bị để đưa ra một chương trình đào tạo riêng hoặc một công việc tương xứng cho những người giáo dân này.” MET thì đang đề cập đến “việc tạo ra một điều thích hợp các ngành song song, đặc biệt cho người giáo dân”. Cơ cấu này sẽ cổ vũ giáo dân trong vùng truyền giáo, chú tâm đến các tình trạng và nhu cầu duy nhất của họ, đưa ra các quy tắc phân định và hiến pháp, và làm cho thuận lợi mối tương quan đã có với MET. Điều này thì đang diễn ra, một tiến trình khám phá.

Truyền giáo trong thiên niên kỷ thứ ba: mặc dù MET là một nhóm nhỏ và khó khăn để trình bày rõ ràng về viễn cảnh cho thiên niên kỷ thứ ba, một điều chính yếu là thực: MET cần cổ vũ một sự cởi mở của các cộng đoàn Kitô hữu hướng đến những người chưa biết Đức Kitô. Đây là một đối tượng quan trọng cho MET trong lòng Giáo hội Thái Lan. Người giáo dân sẽ sẵn sàng đóng vai trò trong chính sự cởi mở này trong xã hội Thái.

Một hội truyền giáo phải làm việc để giúp chuẩn bị các chủng sinh địa phương và các linh mục có sự lôi cuốn hơn nữa trong việc rao giảng Tin Mừng của Giáo hội. Các linh mục có thể làm nhiều cho truyền giáo Ad Gentes – nếu làm ý thức về trách nhiệm và sự khẩn trương của công việc truyền giáo.

MET tiếp tục nhìn thấy nhu cầu của các quốc gia lân cận: Lào và Campuchia. Vì tiếng Thái và văn hóa Thái thì rất gần với văn hóa và lối sống người Lào, MET thì có một vị trí quan trọng để giúp Giáo hội tại Lào. Khi nào cơ hội đến, Campuchia cũng vẫn cần thêm các linh mục. MET nhìn thấy hai quốc gia này như là những ưu tiên của công việc truyền giáo Ad Exteros.

Lưu ý rằng thiên niên kỷ thứ ba có thể là “thiên niên kỷ của Châu Á”. Do đó, một chiều kích quan trọng của truyền giáo sẽ tập trung vào việc gặp gỡ với các tôn giáo và văn hóa tại Á Châu. Điều mà rất ít được nhận ra trong khu vực này.

Với tư cách là hội truyền giáo Châu Á, MET cùng với các hội ở Châu Á đón lấy cơ hội để đẩy mạnh việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa.

5. Hội Truyền Giáo Thánh Lorenzo Ruiz (Lorenzo Ruiz Mission Society)

Hội Truyền Giáo thánh Lorenzo Ruiz (LRMS) là một hội giáo sĩ đời sống tông đồ thuộc quyền giáo phận với chính đấng bản quyền của tổng giáo phận Manila. LRMS lấy tinh thần từ chính thánh Lorenzo, một vị thánh người Phi Luật Tân mang hai dòng máu Trung Hoa và Phi Luật Tân. Ngài đã bị tử đạo tại Nhật Bản, nơi ngài đã đến như là một giáo lý viên với các anh em thuyết giáo Đa Minh người Tây Ban Nha vào thập niên 1600.

Tóm tắt lịch sử: năm 1949 trong kỳ chiến tranh văn hóa ở Trung Hoa, chủng viện miền thánh Giuse nơi dưới sự điều hành của các anh em dòng Tên được chuyển đến Manila. Trong những năm tiếp theo đó, có khoảng 60 chủng sinh Trung Quốc được chịu chức tại Phi Luật Tân. Họ đã đến để phục vụ trong 14 giáo xứ Phi-Hoa kiều và 18 trường học Phi-Hoa kiều. Để thuận lợi cho việc tiếp tục các công việc tông đồ và huấn luyện các chủng sinh mới và hàng giáo sĩ non trẻ, Hồng y Jaimes Sin của Manila đã thiết lập Học viện truyền giáo Lorenzo (LMI) vào ngày 6 tháng 6 năm 1987. LMI là một chủng viện giáo phận cho người Hoa kiều và huấn luyện các linh mục truyền giáo cho các hoạt động tông đồ cho người Hoa tại Phi Luật Tân. Linh mục đầu tiên được phong chức tại Bacolod là Esteban Lo (1991), kế đến là Jose Vidamor Yu tại Davao (1993).

Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm chủng viện (LMI) trong cuộc tông du tại Phi Luật Tân nhân ngày Đại hội Giới trẻ 1995. Ngài đã chỉ thị cho Đức hồng y Jaims Sin rằng “hãy cố găng, chăm sóc, duy trì và bảo tồn chủng viện đã nói với bất kỳ giá nào”. Đức giáo hoàng cũng đã đề nghị rằng học viện không chỉ chuẩn bị các linh mục cho tông đồ người Hoa kiều tại Phi, nhưng cũng cho công việc truyền giáo tại Trung Quốc đại lục.

Trong chính bối cảnh ấy LRMS đã được hình thành. Vào tháng 1 năm 1997, Đức hồng y Jaimes Sin trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập LMI đã ra một tuyên bố đặc biệt thiết lập Hội Truyền Giáo Thánh Lozenro Ruiz và phê chuẩn Hiến pháp của hội. LMI tiếp tục đóng vai trò là nhà đào tạo của LRMS.

Thực tại: trong buổi đầu của thiên niên kỷ thứ ba (1999) LRMS đã có 30 linh mục được phong chức, 10 chủng sinh thần học, 15 sinh viên triết và một sinh viên tiếng Anh đặc biệt. Các thành viên đã cam kết với LRMS là: 13 vĩnh viễn, 7 tạm thời, 5 tập sinh trong năm đào tạo linh đạo (1990). Năm 2012 hội đã kỷ niệm 25 năm thành lập và ở thời điểm này đang có khoảng 38 chủng sinh theo học.

Hai linh mục của LRMS ở thành phố Changchu Tây Bắc Trung Quốc, học tiếng Trung quốc trong một trường đại học. Một đang hoàn tất luận án tiến sĩ thần học tại Roma và một người khác sẽ đến Roma để học về thần học thiêng liêng. Việc duy trì các linh mục của LRMS thì liên quan đến các sứ vụ mục vụ tại  Phi Luật Tân. LRMS thì truyền giáo cách bản chất và nội tại trong tinh thần và cứu cánh.” Phân định đã tiếp tục thì cần thiết cho một hội truyền giáo trẻ để định hình chính những cam kết truyền giáo của mình. Các thành viên hiện tại của LRMS sẽ “giúp các việc tông đồ cho người Hoa kiều tại Phi Luật Tân với việc rao giảng Tin Mừng cho Trung Quốc trong tầm nhắm của họ, bằng một đời sống đơn sơ, quan tâm đặc biệt đến người nghèo trong công việc mục vụ.”

Học viện truyền giáo Lorenzo mang đến một việc phục vụ chính yếu và hiệp nhất cho các linh mục và chủng sinh từ Trung Quốc. LMI đã trở thành một trung tâm liên kết cho các thành phần Giáo hội Trung Hoa, người mà đến Phi Luật Tân cho các tiếp xúc mục vụ, các khóa thường huấn, học thần học. Trong những năm gần đây sự hỗ trợ đó đã giúp thêm có 7 linh mục Trung Quốc, 2 phó tế, ba học giả dòng Tên và 6 chủng sinh. Thêm vào đó, ba chủng sinh đã đến từ Đài Loan.

Thành công và thách đố: LRMS đã có kinh nghiệm trong những thành công ban đầu trong việc tuyển sinh các người cộng tác. Tuy nhiên con số các thành viên thì rất khiêm tốn chỉ khoảng vài chục thành viên bao gồm cả linh mục lẫn chủng sinh. Đây cũng là một thách đố về mặt ơn gọi.

Một vài khó khăn xuất phát từ Giáo hội tại Trung Hoa ngày nay. Đó là một Giáo hội bị phân chia thành Giáo hội Công giáo yêu nước và Giáo hội hầm trú. Giáo hội Công giáo yêu nước chịu ảnh hưởng bởi chính sách quản lý của chính phủ hay do chính sách chính trị hóa tôn giáo của Đảng cộng sản Trung Quốc. Giáo hội này phải tự hỗ trợ, tự rao giảng đức tin và chia cắt tất cả các mối quan hệ với Đức giáo hoàng liên quan đến việc bổ nhiệm và tấn phong giám mục. Trong khi ấy, Giáo hội hầm trú tuyên xưng trung thành với Tòa thánh và Giáo hoàng, thì nó lại là bị coi là một sự bất hợp pháp và không có quyền tồn tại tại Trung Hoa. Thêm vào đấy, bởi vì sự thiếu hụt các chương trình đào tạo và mục vụ cho hàng giáo sĩ của cả hai giáo hội. Những tranh cãi đã nổi lên giữa hai giáo hội này: thường những xung đột này thì không quan trọng về đức tin và luân lý, nhưng nó lại dễ dàng gây nên một sự hiểu lầm và thù ghét trong con đường đời sống giáo hội. Vì thế, cần có một sự khẩn cấp để bắt đầu một phong trào cho việc hoán cải dựa trên những hiểu biết cơ bản về đức tin và tinh thần Kitô giáo.

Có ba linh mục Trung Quốc đã trải qua thời gian tại LMI và bây trở trở về Trung Quốc. Họ phục vụ như những khí cụ để từng bước thúc đẩy sự hoán cải. Điều này tiên liệu rằng sẽ có thêm các linh mục đi Trung Quốc và tham gia phong trào cần thiết này cho sự hoán cải.

Chọn lựa các nơi đặt truyền giáo: Hiện tại Trung Quốc duy trì đóng cửa với các hoạt động truyền giáo. Có một khả năng gởi các linh mục đến Trung Hoa với vai trò là giáo viên hoặc các sinh viên. Những hoạt động của họ bị giới hạn. Nhận ra sự thúc ép này, các LRMS tiếp tục tập trung vào tông đồ Hoa kiều tại Phi Luật Tân.

Có nhiều cam kết giữa Phi và Trung Hoa từ trước đây. Gần đây, có 14 giáo xứ và trường học, thường được quản lý bởi các linh mục Trung Hoa và các nhà truyền giáo người mà thường đến tuổi hưu. Đây là những nhu cầu mục vụ thực sự của dân chúng, nó cũng được hy vọng rằng chúng có thể là nguồn cho ơn gọi.

Tầm nhìn của LRMS có sự tập trung rõ ràng vào chuẩn bị vào việc tổ chức cho cánh đồng truyền giáo hải ngoại. Hội không loại trừ khả năng của việc làm mục vụ cho người Trung Hoa hải ngoại nếu việc tổ chức thì có khả năng sẵn sàng. Thêm vào đó, có một cam kết để giúp đỡ đào tạo chủng viện cho hàng giáo sĩ địa phương tại Trung Hoa sớm bao nhiêu có thể khi Trung Hoa mở cửa cho các hoạt động truyền giáo.

Truyền giáo thiên niên kỷ thứ ba tại Á Châu: Có tiên đoán rằng hơn 20-30 (thời điểm đang đề cập từ 1999) năm tới Trung Hoa sẽ trở nên mở cửa hơn, và điều này sẽ có thể có những cố gắng truyền giáo hơn (ngày 22-9-2018, hiệp định giữa Tòa Thánh và Trung Hoa về việc bổ nhiệm các giám mục đã làm cho tình hình tôn giáo tại Trung Hoa lật sang một trang mới). Các vị đứng đầu LRMS nhìn thấy rằng nhu cầu lớn tiếp tục của các nhà truyền giáo tại Châu Á trong thiên niên kỷ thứ ba. Tuy nhiên, thực tế là có một sự chắc chắn thiếu các linh mục và các nhà truyền giáo. Vì vậy, nó có nghĩa là tiến trình đào tạo các nhà thừa sai giáo dân và lãnh đạo giáo dân thì ngày càng khẩn thiết hơn, bởi vì họ sẽ là những người đồng làm việc với các linh mục.

Đặc biệt cho LRMS những thập niên tới sẽ bao gồm việc tổ chức quản trị, đào tạo và ơn gọi. Điều này sẽ là một cột mốc quan trọng hướng đến sự quản trị và kiên định như là một hội truyền giáo đời sống tông đồ cách độc lập. Sự mong đợi này nổi lên từ niềm tín thác và đức tin sâu xa trong sự hiện diện liên lỷ của Đức Kitô và Chúa Thánh Thần trong lòng Giáo hội.

Kết luận

Bài trình bày này đã tô đậm những sự phát triển quan trọng của tầm nhìn truyền giáo tại Châu Á về thần học và thực hành mục vụ kể từ Công đồng Vaticanô II, nó đã từng được mô tả ‘Tin Mừng từ Châu Á” về truyền giáo. Đặc biệt điều nhấn mạnh đã được đưa ra cho một vài từ những cống hiến to lớn được thực hiện bởi FABC. Những vùng khác của truyền giáo đã thúc đẩy bởi FABC có thể đã được chọn lựa (giáo dân, truyền thông xã hội, tự do và phát triển), tuy nhiên những điều đã trình bày ở đây chu cấp một định hướng nền tảng cho những cống hiến đáng ghi nhận bởi FABC cho công cuộc canh tân Giáo hội tại Châu Á. Mảng này đã từng được chỉ ra như thế nào cho các giáo hội địa phương tại Châu Á đã từng cố gắng để bước theo mệnh lệnh Tin Mừng: “Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy” (Mt 10,8).

Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng ưa gọi thiên niên kỷ thứ ba như là thiên niên kỷ của Châu Á trong trong truyền giáo (AE 1-2). Thách đố này đã từng được đón nhận cách lạc quan và cam kết bởi các giáo hội địa phương tại Châu Á. Họ đã tái dâng hiến bản thân cho việc rao giảng Đức Kitô, Tin Mừng của Người, cuộc khổ nạn của Người, cho hàng tỷ người dân Á Châu, người mà chưa biết đến Đức Kitô.

Đối với các giáo hội tại Á Châu, các hội truyền giáo, giáo dân Á Châu, tu sĩ nam nữ Á Châu và hàng giáo sĩ, truyền giáo thì vô cùng quan trọng cho chính đời sống và tương lai. Người Kitô hữu trung tín đang sống và đang rao giảng Tin Mừng trong niềm vui luôn luôn tay trong tay tại Á Châu và qua toàn thể giáo hội truyền giáo. Đối với tất cả các Kitô hữu trưởng thành: sống là để rao giảng Tin Mừng.

(Bài viết này có cập nhật và viết lại theo: James Kroeger. Asia’s Dynamic Local Churches, Serving Dialogue And MissionAsia-Born Mission Initiatives. Claretian communications, 2014, tr 156-163 và Asian Church In Mission: Exploring Ad Gentes Mission Initiatives Of The Local  Churches In Asia In The Vatican Ii Era. Claretian 1999, tr 23-47.)

Manila, 08/ 2020

Pt Phêrô Phạm Minh Triều, CM