Quan điểm của thánh Vinh Sơn về nỗ lực giảm nghèo

Đăng ngày: 26/03/2025

“THIỆN CHÍ VÀ NỖ LỰC CHÂN THÀNH CỦA CHÚNG TÔI”

QUAN ĐIỂM CỦA VINH SƠN VỀ NỖ LỰC GIẢM NGHÈO

Eward R. Udovic, C.M., Ph.D.

Điều phối viên cấp cao cho Văn Phòng Mục Vụ ở Đại Học DePaul

Lời giới thiệu

Nếu bạn hỏi Thánh Vinh Sơn Phaolo động lực nào đã thúc đẩy ngài phục vụ những người đang cần đến với một sự dấn thân không biết mệt mỏi thì ngài đáp trả một cách không do dự rằng, động lực duy nhất của ngài là muốn bắt chước Chúa Giêsu Kitô để làm theo ý Chúa trong mọi sự, nơi mọi lúc và trong mọi nơi, và hướng về tha nhân. Ước gì ước nguyện của Ngài luôn được thực hiện trong chúng ta và cả những gì liên hệ đến chúng ta.

Vinh Sơn tin rằng Thiên Chúa đã mạc khải ý định của Ngài và rồi tiêu chí và trách nhiệm công lý mà từng người nghèo mà bạn gặp gỡ theo sự quan phòng là người đầu tiên được công nhận và ôm lấy như là anh em và chị em trong Chúa Kitô và rồi phục vụ như chính Chúa Kitô đã phục vụ họ với một tình yêu tự hủy, tôn trọng và hiệu quả.

Bất cứ nơi nào mà Vinh Sơn đi vào trong các đường phố nhộn nhịp nơi Paris, hay ở miền quê, ngài thấy nhiều người đang bị khổ đau do những hậu quả khác nhau và những hình thức nghèo đói đan xen lẫn nhau. Ngài thấy người nghèo vì ngài tìm họ với đôi mắt mở ra, nếu không muốn nói là ưu tiên. Chúng ta không thể xem việc  “nhìn thấy này” của thánh Vinh Sơn là hiển nhiên, vì đó là một việc làm cho thấy sự thánh thiện của một người đã chìm ngập trong kinh nghiệm hoán cải sâu sắc.

Từng người trong xã hội quanh ta và họ có thể thấy những người nghèo giống như Vinh Sơn đã nhìn thấy; nhưng không phải mọi người có thể làm được điều đó. Thông thường, những người ở độ tuổi Vinh Sơn – và thực ra là chính phủ – đối xử với người nghèo cách bất công, họ có vấn đề và tồi hơn là đe dọa sự bình an và ổn định của quốc gia.

Vinh Sơn cũng quan sát thấy rằng việc phục vụ Chúa Kitô luôn luôn được thúc đẩy cấp bách, điều đó nói lên tính khẩn trương có thể quan sát được của con người, nhờ lăng kính khổ đau của con người, họ có thể quan sát được, họ chuyển từ trái tim thành hành động của tình yêu vị tha, đó là lòng bác ái đích thực.

Không phải ngẫu nhiên mà Louise de Marillac đã chọn châm ngôn, “Caritas Christi Urget Nos/Lòng bác ái đức Kitô thúc bách chúng ta,” với phần thêm vào của “lòng bác ái của Chúa Kitô bị đóng đính thúc bách chúng ta” để hướng dẫn các nỗ lực của Nữ Tử Bác Ái.

Thiên Chúa đòi hỏi gì nơi chúng ta?

Vinh Sơn tin rằng Thiên Chúa không bao giờ đòi hỏi bất cứ sự đáp trả nào từ chúng ta (với sự trợ giúp ơn sủng của Ngài) cách “vô lý.” Thực ra, Vinh Sơn rất chi tiết về những gì ngài tin là Thiên Chúa đòi hỏi ta cách chung chung, và đặc biệt với cái nhìn về nỗ lực giảm nhẹ sự khó nghèo, “ý định tốt lành của chúng ta và khả năng thành thật.”

Vinh Sơn có lần lưu ý rằng: “Thiên Chúa yêu cầu con tim trước rồi mới tới việc làm.” Ý của ngài khi nói về điều này là sự thấu hiểu – dựa trên kinh nghiệm cá nhân – một người có thể liên tục cho thấy hành động chỉ giống Chúa Kitô sau khi lần đầu tiên tự nguyện chấp nhận hoa quả đức tin và ao ước đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, Đấng rao giảng Tin Mừng cho người nghèo.

Vinh Sơn quan sát cách cẩn trọng một sưu tập 5 nhân đức hay phẩm giá, để phù hợp cho cá nhân hay tập thể ngang qua những nỗ lực cá nhân – qua bất cứ ai ao ước phục vụ giống như Đức Kitô. Trong quá khứ, tôi đã đề cập tới các “nhân đức” hay “đặc nét” Vinh Sơn truyền thống này như là “Lệnh truyền siêu việt” về Vinh Sơn: Hãy khiêm tốn, dịu hiền, hãm mình, nhiệt thành và giản dị. Tuy nhiên, tôi thích dùng những gì mà tôi cho là các bản dịch đương đại thu hút hơn: Hãy thực tế, dễ tiếp cận, kỷ luật bản thân, chăm chỉ và thành thật

Để phục vụ như Đức Kitô, chúng ta phải thành thật – nghĩa là chúng ta phải can đảm đi tìm sự thật ở bất cứ nơi đâu, phải nhận ra sự thật khi chúng ta tìm thấy, làm chứng cho sự thật bằng lời nói của ta và sống sự thật bằng khả năng tốt nhất của mình qua các hành động như chúng liên hệ đến chính con người ta, xóm làng, thế giới và Chúa chúng ta.

Vinh Sơn cho thấy rằng “đơn sơ” hay như tôi đã dịch nó là “thành thật” là đức tính mà ngài đánh giá cao nhất. Ngài đã đi quá xa để giải thích nó như thể là “tin mừng” của ngài. Sức mạnh trung thực của giá trị này cuối cùng xác định sức mạnh hỗ tương và hiệu quả của những nhân đức khác.

Để phục vụ như Đức Kitô đã phục vụ, chúng ta phải dễ gần – nghĩa là chúng ta phải hoàn toàn tự mình sẵn sàng trong các mối quan hệ chân thực và rồi để mời gọi, hòa nhập, chấp nhận và yêu thương. 

Để phục vụ như Đức Kitô đã phục vụ, ta phải có kỷ luật tự giác – nghĩa là ta phải hoàn toàn rõ ràng về những điều ta tin, những điều ta coi trọng, và những điều ưu tiên trong cuộc sống của ta. Ta phải áp đặt cho mình kỷ luật tự giác để cho phép ta sống các nhân đức này trong một phương cách thống nhất và hiệu quả.

Để phục vụ như Đức Kitô, chúng ta phải thực tế nghĩa là phải luôn luôn cân bằng một cách sáng tạo những căng thẳng cố hữu giữa chủ nghĩa bi quan và lạc quan để biết rõ những gì chúng ta và người khác có khả năng và không có khả năng, dựa vào ân sủng và quan phòng của Chúa như là sức mạnh gìn giữ cuộc sống chúng ta, và thực ra là của toàn thể lịch sử cứu độ.

Để phục vụ như Đức Kitô đã phục vụ, chúng ta phải làm việc chăm chỉ. Có nhiều điều phải làm trong vương quốc Thiên Chúa, và những gì cần phải làm thì không dễ để hoàn tất mà không phải lao động “với sức mạnh của cánh tay và mồ hôi trán của mình.

“Phải làm gì?”

Ơn gọi của Vinh Sơn, và thời của Vinh Sơn bắt đầu với câu hỏi đơn sơ nhưng lại đầy âm vang. Vào tháng 1 năm 1617, Bà Gondi nói với cha Vinh Sơn, vị tuyên úy trung tín rằng, “Phải làm gì?” Ý của bà qua câu này là: Phải làm gì với tình trạng tồi tệ mà cha và tôi đã chứng giám, và điều mà chúng ta đã biết thì trái ngược với Tin Mừng về vương quốc Thiên Chúa như Chúa Giê su đã loan báo? Tôi phải làm gì? Anh phải làm gì? Chúng ta phải làm gì? Từ “phải” là trung tâm của câu hỏi làm nên câu trả lời, một lời mời gọi hành động và một vấn nạn về trách nhiệm và lương tâm mà không thể tránh né.

Chúng ta đã từng thấy rằng đối với Thánh Vinh Sơn, điều gì “phải” được thực hiện dưới bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử cứu độ luôn luôn là ý Chúa, và ý định mạc khải của Ngài đó là những người đang cần đến phải luôn luôn được nhận biết, tôn trọng, và phục vụ tốt. Sự kết hợp về cam kết đức tin cá nhân để thực hiện ý định cai quản được nói ở trên, và nhận biết cá vị về những cơ hội hiện hữu, với ơn lành của Thiên Chúa, để hoàn tất cam kết này, Vinh Sơn nhấn mạnh về việc biện phân và tuân theo mệnh lệnh quan phòng của Thiên Chúa hơn là thay thế nguy hiểm dựa vào chính mình, hay xã hội, tiêu chuẩn về sự phán đoán và hành động tự cung tự cấp.

Sự biện phân cầu nguyện thì cần thiết để hướng việc phục vụ Vinh Sơn tìm ý định quan phòng của Thiên Chúa được mạc khải nơi con người, nơi chốn, và biến cố xung quanh chúng ta. Để trả lời cho câu hỏi “Phải làm gì?” Quan tâm của Vinh Sơn trước tiên để tìm xác định điều gì nên làm, dẫn tới một ý định điều gì nên làm, điều gì phải làm, cuối cùng dẫn tới hành động. Hướng đến sự phân định này là một cam kết sau cùng để chọn lựa một cách nghiêm túc một chuỗi hành động bên trong chúng ta và nó có cơ hội thành công cao nhất, và cho những gì có thể thành công hay thất bại.

Nỗ lực xóa đói giảm nghèo theo tinh thần Vinh Sơn

Đối với Vinh Sơn, nghĩa vụ đạo đức đầu tiên mà chúng ta hướng tới là những người có nhu cầu là tổ chức và cung cấp những dịch vụ phân loại cần thiết cho người đói ăn, nhà cho người vô gia cư, cứu giúp những trẻ em bị bỏ rơi, dịch vụ y tế cho người bệnh bị bỏ rơi, và an ủi tinh thần và đồng thời an ủi, xoa dịu vừa thể xác và tinh thần.

Vinh Sơn nhận ra rằng lượng người cần trợ giúp hồi chẩn bảo đảm sự đáp trả được chăm sóc an toàn. Sự đáp ứng đúng nghĩa đòi hỏi nguồn nhân lực, tổ chức, quy luật, kế hoạch, tiến trình, và người được huấn luyện. Sự nhạy bén của Vinh Sơn với tư cách là một nhà tổ chức và môt người quản lý nhân lực được thể hiện ngang qua tổ chức của hiệp hội bác ái.

Sự cần thiết phục vụ người nghèo cách hiệu quả được diễn tả trong câu trích của Vinh Sơn: “Về phần mình, làm bất cứ điều gì thuộc về bạn một cách thuần túy và đơn giản để mọi thứ diễn ra tốt đẹp.” Tính hiệu quả này đòi hỏi một sự cân bằng cẩn trọng giữa chủ nghĩa nhân văn và nghề nghiệp trong việc phục vụ mà trong đó không thể “dùng đầu heo để bán thịt chó” – nghĩa là phải trả giá bằng cái giá phải trả của những người được phục vụ.

Từ quan điểm này, mỗi hành động bác ái được thực hiện trong điều kiện phân loại là một hành động xóa đói giảm nghèo cần thiết  về mặt đạo đức và không ngừng được lặp lại, từ ngắn hạn hay tạm thời. Những loại dịch vụ phục vụ phân loại này, cho dù được cung cấp cho một cá nhân hay hàng ngàn người thì luôn luôn là khởi điểm về cách phục vụ Vinh Sơn và nền tảng cho những nỗ lực xóa đói giảm nghèo theo tinh thần Vinh Sơn, nhưng họ phải làm và đem tới một nơi nào khác.

Giống như Vinh Sơn, Louise de Marillac, và các thành viên tiên khởi của Hiệp Hội Bác Ái, Các Bà Bác Ái, Tu Hội Truyền Giáo, và Nữ Tử Bác Ái được tổ chức để cung cấp việc phục vụ được nói ở trên theo qui mô cần thiết, tất cả họ đều hiểu yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, văn hóa và cá nhân mà kết hợp để làm nên nghèo đói, mức thang của nghèo đói, ảnh hưởng tới những ai đứng trước họ và vô số những người khác mà chưa tính đến và không thấy nữa.

Trong thời đại thông tin hậu hiện đại của chúng ta, giữa sự phát triển của toàn cầu hóa, sự thay đổi của môi trường, và sự đe dọa khủng khiếp của chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức, những nỗ lực xóa đói giảm nghèo theo tinh thần Vinh Sơn đương đại đòi hỏi một sự học hỏi trường kỳ cách mà thời đại này đang tạo ra và hỗ trợ những hình thức nghèo đói truyền thống và hình thức mới, cũng như sự hiểu biết vật giá đang leo thang hằng ngày, và cũng như cách, ở đâu, và tại sao giá đó phải trả trên khắp thế giới.

Sự hiểu biết về cách mà qua đó nghèo khó được tạo ra và duy trì là chìa khóa để phát triển các đề xuất cách “khôn khéo hoặc sáng tạo để tránh hay giảm. Có một vai trò hiển nhiên và quan trọng do các trường đại học và cao đẳng Vinh Sơn được bày tỏ.

Cho dù ở thế kỷ thứ 17 hay thế kỷ 21, các anh em Vinh Sơn hiểu rằng một vài hình thức vận động chính trị ở phạm vi địa phương, quốc gia và quốc tế cho các nỗ lực xóa đói giảm nghèo có hệ thống cụ thể phải tập hợp trong nỗ lực của họ. Các anh em Vinh Sơn cũng hiểu rằng trong sự vắng bóng về nỗlực này, vẫn còn chút hy vọng ngăn chặn một sự tăng trưởng không thể tránh được và tăng lên theo cấp số nhân về số lượng người nghèo, sự lún sâu về nghèo khổ của họ và rồi lún sâu về đau khổ của họ.

Địa Đàng (Utopia) vs Vương Quốc của Thiên Chúa

Về cơ bản, nỗ lực xóa đói giảm nghèo theo Vinh Sơn ở bất kỳ thời điểm nào thì cũng không bao giờ nhắm tới việc đạt được một mô phỏng nào dựa trên kinh tế xã hội, địa lý hay ý thức hệ của một xã hội công bằng và hoàn hảo cả. Số phận bi thảm và đắng cay  về những giấc mơ không tưởng bị hiểu sai rải rác trong những trang lịch sử nhân loại.

Hơn thế nữa, nỗ lực xóa đói giảm nghèo của Vinh Sơn là những nỗ lực cố gắng nhiệt thành, nhờ ân sủng trợ giúp, thông minh, yêu thương, thực dụng, liên tục, hợp lý để sống trong vương quốc Thiên Chúa tồn tại ở đây và bây giờ trong mầu nhiệm khôn dò của “cái đã có nhưng chưa tới.” Trong vương quốc này nơi mà ý Thiên Chúa là tối cao, chúng ta được mời gọi để kiến tạo và theo đuổi những nỗ lực chiến lược của sự xóa đói giảm nghèo có hệ thống và chọn lọc nhắm thúc đẩy và kéo chúng ta và thế giới ra khỏi bất cứ sự chấp nhận thay thế về tình trạng bất công và tội lỗi áp đặt lên anh chị em nghèo khổ. nỗ lực Vinh Sơn được đóng khung trong cách này để dẫn tới mục điêu “cách dần dần và không thể thấy được” về giảm thiểu hay ngăn chặn nghèo đói trên thế giới cách có thể thấy được. 

Cầu nguyện và những nỗ lực xóa đói giảm nghèo

Bản chất hoạt động về nỗ lực xóa đói giảm nghèo Vinh Sơn cho rằng bản chất của những nỗ lực này như là lời cầu nguyện Vinh Sơn. Vì theo Vinh Sơn, nỗ lực của chúng ta “cuối cùng phải vững chắc và nhẹ nhàng trong phương tiện” và được hướng dẫn bởi đức tin tràn đầy và sự biện phân do ân sủng trợ giúp, chúng hình thành nên một hình thức cầu nguyện Vinh Sơn cách duy nhất được diễn tả qua sự tin tưởng và tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

Điều này không phải nói rằng tất cả lời cầu nguyện Vinh Sơn được diễn tả ra bằng hành động. Lời của Thánh Vinh Sơn và của Louise de Marillac để hướng dẫn và gợi hứng cho chúng ta. Điều khơi lại nơi ta và lịch sử về những nỗ lực trong quá khứ của Vinh Sơn ngang qua 4 thế kỷ. Những lời nói thì nhiều lúc không song hành khi cầu nguyện, nhưng đôi khi chúng lại hợp hơn.

Một lời cầu nguyện như thế chứa đầy tâm tình đức tin theo Vinh Sơn và kinh nghiệm về việc xóa đói giảm nghèo, được viết ra không phải bởi Vinh Sơn, Louise  hay bất cứ ai mà chính họ xác định một cách ở trong tiềm thức bởi tính từ “Vinh Sơn.” Hơn nữa, đó là những từ mà được tạo ra do đức giám mục Kennet Untener của địa phận Saginaw, Michigan, và ngài dâng lời cầu nguyện “tưởng nhớ tới đức tổng Giám Mục Oscar Romeo.” Đó là những từ ngữ mà bất cứ bối cảnh hay mục đích nguyên thủy nào nhắc nhở cho chúng ta cách sốt sắng về đức tin đi lồng vào câu hỏi Vinh Sơn đương thời: “Điều gì phải làm để giảm đi sự đói nghèo trong thế giới chúng ta?” cũng như câu trả lời đó như sau:

Nước Trời không chỉ nằm ngoài nỗ lực của chúng ta, thậm chí nó còn nằm ngoài tầm nhìn của ta.  

Trong cuộc đời mình, chúng ta chỉ hoàn thành một phần nhỏ công trình vĩ đại là công việc của Chúa.  

Không có gì chúng ta làm là trọn vẹn, đó là một cách khác để nói rằng  nước Thiên Chúa luôn nằm ngoài chúng ta.  

Không có câu nào nói hết tất cả những ý được nói.  

Không có lời cầu nguyện trình bày hết được đức tin của chúng ta.  

Không có lần xưng tội nào đem đến sự trọn hảo.  

Không có một chương trình nào hoàn thành sứ mạng của Giáo Hội.  

Không có một chuỗi các mục tiêu chiến lược và các chủ thể bao gồm tất cả mọi thứ .

Đó là những gì chúng ta đang bàn về.  

Chúng ta gieo những hạt mà một ngày nào đó sẽ mọc lên.  

Chúng ta tưới nước cho những hạt giống đã gieo, và biết rằng chúng hứa hẹn một tương lai.  

Chúng ta đặt nền móng để cần phát triển thêm.  

Chúng ta cung cấp men để tạo ra những hiệu ứng vượt xa khả năng của chúng ta. 

Chúng ta không thể làm mọi thứ, và có một cảm giác giải thoát khi nhận ra điều đó.  

Điều này cho phép chúng ta làm một cái gì đó, và để làm nó tốt.  

Nó có thể không hoàn hảo, nhưng là một sự khởi đầu, một bước trên đường, một dịp để cho ân sủng của Chúa đi vào và để làm phần còn lại.  

Chúng ta có thể không bao giờ nhìn thấy kết quả sau hết, nhưng đó là sự khác biệt giữa người xây chuyên nghiệp và người công nhân bình thường.  

Chúng ta là các công nhân, không phải thợ xây bậc thầy; thừa tác viên, không phải đấng cứu thế. Chúng ta là ngôn sứ cho tương lai không phải của riêng ta. Amen.  

Chuyển ngữ: Lm. Gioan Baotixita Đặng Kim Đoài., CM.