Tìm hiểu vùng truyền giáo Albani – Tỉnh Dòng Ý

0
1364

Sau thời kỳ hiện diện ban đầu từ năm 1931 đến năm 1943 ở miền Nam Albani (bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của chủ nghĩa cộng sản), sau đó vào ngày 26 tháng 9 năm 1993 thì Tu hội lại tiếp tục sứ vụ truyền giáo cho đến ngày nay. Khởi đầu chúng tôi được giao cho vùng núi Mirdita. Ở đó, sau 15 năm, chúng tôi không còn hiện diện nữa.

Hiện nay, Tu hội đang có mặt ở hai khu vực truyền giáo – ở miền Bắc và miền Trung đất nước – với việc thiết lập một nhà hợp pháp duy nhất: trong Giáo phận Shkoder và Tirana. Trong giáo phận đầu, chúng tôi coi sóc hai giáo xứ trong 5 làng của vùng bắc ngoại ô Shkodra. Trong giáo phận thứ hai, chúng tôi hiện diện ở vùng miền quê Fushe Mamurras với hai giáo xứ và 4 thôn làng. Chúng tôi thiết lập một vùng truyền giáo  trực thuộc Tỉnh dòng Ý. Ngôn ngữ giao tiếp là tiếng Albani (một giọng có gốc Châu Âu) có thể học được trong vòng 1 năm. Tiếng Ý thì cũng khá phổ biến.

Chúng tôi bao gồm 6 thành viên: 4 người Albani và 2 người Ý. Trong đó: 4 người ở Grude và Re (Scutari); 1 người ở Fushe Mamurras – Tirana (mỗi tuần sinh hoạt tại cộng đoàn ở Shkodra 3 ngày); 1 người đang được đào tạo ở Ý. Trong đó,  cha Luigi Cannato, C.M là Bề trên kiêm Phụ tá Đại diện tỉnh của các Nữ Tử Bác Ái Albani miền Kosovo; cha Gjergi Ndreka, C.M quản xứ Gruda và Re cùng giáo họ Vinoteka, kiêm phụ trách các ứng sinh; cha Arjan Ndoj C.M quản xứ Hoti i Ri, trông coi giáo họ Golem kiêm phụ tá quản lý Giới Trẻ Con Đức Mẹ; cha Fredinant Kodra C.M, là người thúc đẩy ơn gọi và liên kết các linh mục coi xứ ở Grada và Re.

Hiện tại, chúng tôi có một sinh viên Rrok Shporaj C.M đã hoàn tất năm thứ năm của chương trình thần học và đang tu học tại Piacenza; và một ứng sinh đến từ Kosovo (một đất nước có biên giới với Albani, mang sắc tộc Albani) đang trong giai đoạn tìm hiểu. Ứng sinh này sống cùng với chúng tôi và được đón nhận vào năm cuối ngành Tâm lý học. Có một dự án mục vụ ơn gọi và một thành viên cổ võ nhưng đáng tiếc là hiện nay thực trạng người trẻ đang ngày càng trở nên khó khăn hơn bởi trào lưu thế tục, toàn cầu hóa và bởi sự di cư ồ ạt đến những quốc gia giàu có nhất.

Hiện nay, chúng tôi ưu tiên mục vụ các công việc sau:

    1. Rao giảng Tin Mừng trong các giáo xứ ở các vùng quê và ngoại vi các giáo phận mà chúng tôi chịu trách nhiệm;
    2. Đào tại các ứng sinh trong giai đoạn dự tu cho Druda và Ru (1 ứng sinh);
    3. Trực tiếp phục vụ người nghèo và chăm lo việc mục vụ ơn gọi;
    4. Làm triển nở linh đạo Vinh Sơn;
    5. Cộng tác và đào tạo các Nữ Tử Bác Ái.

Trong tương lai, những công việc mục vụ cần kíp nhưng đầy thử thách đang chờ đón chúng tôi là:

      • Bắt đầu các công việc truyền giáo tại các vùng núi mà dân số đang ngày càng thưa dần đi;
      • Thiết lập sự hợp tác chính thức giữa các thành viên Vinh Sơn (có một vài ngành ở đây nhưng không có sự hợp tác);
      • Đào tạo giáo dân và mục vụ các gia đình;
      • Chăm sóc người di cư Albani (ở Hy Lạp);
      • Đến giúp đỡ giáo phận Rreshen (Mirdita) và trông nom vùng miền nam không có giáo sĩ và các Giám mục ở đó yêu cầu sự hiện diện của chúng tôi.

Những khó khăn phải đối mặt trong việc rao giảng Tin Mừng là:

    • Tỷ lệ di cư cao;
    • Trào lưu thế tục và sự bành chướng của chủ nghĩa duy vật;
    • Nghèo đói (Albani là quốc gia nghèo nhất ở Châu Âu);
    • Đức tin phụ thuộc vào sự dấn thân và các truyền thống, nhưng ít được đúc kết.

P. Luigi Cannato, CM

Dom. Nguyễn Văn Nghĩa chuyển ngữ