Canh tân phụng vụ – và những điều khác – trong ánh sáng Chúa Kitô

0
847

Jeffrey A. Mirus

Phil Lawler đã khéo léo bình luận về phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng “chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn và với huấn quyền rằng cải cách phụng vụ là điều không thể đảo ngược”. Dĩ nhiên, việc nói rằng ngài có thể khẳng định một điều có tính huấn quyền thì không giống như việc ngài khẳng định điều bên trên, điều không thể được khẳng định trong mọi trường hợp ngay cả bài nói chuyện cho một nhóm nào đó. Hơn nữa, tính không thể đảo ngược của một cải cách cụ thể thì không phải là điều mà ngay cả Huấn quyền có thể đảm bảo được. Thêm vào đó, như Phil đã chỉ ra, có một câu hỏi rất thực tế về điều mà Đức Giáo Hoàng thực sự muốn nói.

Tôi trích dẫn lời tuyên bố chủ yếu như một sự biểu lộ tính cách của vị Giáo hoàng này trong việc nói chuyện với một nhóm người nào đó. Mọi người biết rằng Đức Phanxicô thích nói chuyện thẳng thắn bất cứ lúc nào ngài khiển trách những nhà phê bình truyền thống hơn của ngài, nhưng quan điểm chính yếu của ngài thực sự đã đón nhận như một phần của bài phát biểu dành cho những người tham dự trong Tuần phụng vụ Quốc gia Ý lần thứ 68: Thách đố ngày hôm nay không phải việc suy nghĩ lại những chọn lựa khác nhau nhưng để đạt được một sự hiểu biết sâu xa hơn những gì Giáo Hội đã chỉ thị cho việc canh tân phụng vụ qua Công đồng Vatican II.

Mọi người biết rằng, trong một vài khía cạnh quan trọng, những gì Công Đồng quy định không thực sự đã được thực hiện. Lấy ba ví dụ: Công Đồng tuyên bố rằng (a) một lượng lớn tiếng Latinh nên được giữ lại; (b) di sản Giáo Hội về thánh nhạc, đặc biệt thánh ca Gregorian, nên được đề cao; và (c) quá trình canh tân phải có trật tự và có tổ chức – phụng vụ không phải tự do cho tất cả. Tôi sẽ không nói rằng hình thức thông thường của Nghi Lễ Rôma là “không có cơ cấu” trong tính cốt yếu của nó, vì rõ ràng nó không đúng. Nhưng nhận thức về sự liên kết của nó với quá khứ thường bị che đậy một cách có chủ ý, và quá trình canh tân phụng vụ không được tổ chức chặt chẽ bởi các thế hệ sau Công Đồng. Xét về mục (a) và mục (b), rõ ràng, Giáo Hội đã không hoàn thành nó một cách hiệu quả.

Mặt khác, một số mục tiêu ban đầu phần lớn đã đạt được theo thời gian, không chỉ trên giấy tờ mà còn ở nhiều giáo phận được lãnh đạo tốt. Bao gồm:

      • Nhấn mạnh hơn đến các yếu tố cốt lõi, tức là một kiểu “làm gọn gàng” lễ nghi Rôma, theo truyền thống đơn giản cao quý của nó, để làm nổi bật những yếu tố quan trọng nhất của phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể;
      • Nhấn mạnh hơn vào Lời Chúa trong Thánh Kinh, bao gồm việc sử dụng một tỷ lệ Thánh Kinh nhiều hơn đáng kể trong suốt chu kỳ phụng vụ;
      • Nhấn mạnh bài giảng như là một phần không thể thiếu của Thánh lễ, nhờ đó Lời Chúa phải được tiếp tục thấm nhuần đời sống đức tin của các tín hữu như vốn có;
      • Nhấn mạnh hơn về phụng vụ là công việc của toàn thể Dân Chúa, không chỉ của hàng giáo sĩ;
      • Xem xét lại các vị thánh được cử hành trong lịch phụng vụ, loại bỏ những vị ít được biết đến hoặc những vị ít liên quan đến chúng ta ngày nay, và chú trọng hơn đến những vị đương thời đại diện cho nhiều vùng và tầng lớp của cuộc sống;
      • Nhấn mạnh hơn về Chúa Nhật như là trọng tâm các sinh hoạt phụng vụ của Giáo Hội
      • Và tất nhiên, khả năng hiểu rõ hơn thông qua việc sử dụng rộng rãi các ngôn ngữ địa phương — những ngôn ngữ mà mọi người đều hiểu.

Đáng buồn thay, trong sự hỗn loạn của một nền văn hóa phương Tây bị thế tục hóa, vốn bùng nổ công khai từ rất lâu vào đầu những năm 1960, đã có nhiều sự lạm dụng khiến phụng vụ vượt qua điểm cân bằng hợp lý. Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh vấn đề này khi ngài cho phép sử dụng rộng rãi Hình thức Ngoại thường vào năm 2007. Trong số những hành vi lạm dụng đó là:

      • Hạ thấp Bí tích Truyền Chức Thánh và vai trò của các linh mục;
      • Giảm bớt sự tôn kính Bí Tích Thánh Thể như là sự hiện diện chân thật của Chúa Giêsu;
      • Một cử hành của cộng đồng không đúng chỗ thay vì cộng đồng tháp nhập vào hy tế của Đức Kitô;
      • Các bản dịch tiếng bản xứ đã bị tầm thường hoá và thậm chí bị tục hoá, rõ ràng đã làm cho phụng vụ có vẻ “bình thường” trong kinh nghiệm văn hoá thế tục;
      • Giảm sút đáng kể về chất lượng của âm nhạc phụng vụ;
      • Việc giảng dạy có xu hướng tập trung nhiều vào những ý tưởng thế gian hơn là vào Đức Kitô;
      • Kéo theo một sự khủng hoảng về dạy giáo lý khiến cho sự hiểu biết Công Giáo của các tín hữu bị ảnh hưởng bởi văn hóa bên ngoài, hoặc thường xuyên hơn, chủ ý phá huỷ sự hiểu biết đó.
      • Thử nghiệm không kiểm soát, theo ý thích tuỳ hứng của cả những người am hiểu phụng vụ và những người cử hành.

Hơn nữa, chúng ta vẫn phải đối mặt với câu hỏi lớn về “sự hội nhập văn hóa”, một khái niệm đã bị lạm dụng nghiêm trọng. Các Nghị Phụ Công Đồng thấy rõ sự cần thiết phải cho phép thể hiện chính đáng những khác biệt văn hóa trong cử hành phụng vụ. Hiển nhiên, sử dụng tiếng bản xứ là một bước quan trọng trong đường hướng này, cũng như việc thận trọng tiếp nhận các hình thức âm nhạc phụng vụ khác nhau mà không làm mất đi di sản âm nhạc của Giáo hội. Nhưng có phải sự tiếp biến văn hóa có nghĩa là đưa cả vũ điệu bản xứ vào phụng vụ không? Có phải nghĩa là cả âm nhạc và mọi thứ khác cũng được bản địa hóa? Chúng ta đang nói về cái đẹp… hay cái tầm thường? Và những vấn đề như vậy phải được quyết định như thế nào, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của phương Tây, nơi mà đức tin bỗng nhiên tỏ ra yếu đuối đến mức lạ thường?

Trên thực tế, các Nghị Phụ Công Đồng đã cho chúng ta manh mối về tầm nhìn của các ngài về hội nhập văn hóa, và không chỉ bằng việc ủng hộ tích cực nhiều ý kiến ​​đóng góp từ các hội nghị và công đồng khác nhau trong đời sống của Giáo Hội ở mọi cấp độ. Bằng chứng này không xuất hiện trong Hiến chế về Phụng vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium) (ngày 4 tháng 12 năm 1963) nhưng trong Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới Ngày nay (Gaudium et Spes) (ngày 7 tháng 12 năm 1965):

Tin Mừng của Chúa Kitô không ngừng đổi mới đời sống và văn hóa của con người đã sa ngã, nó chống lại và xóa bỏ những sai lầm và tệ nạn do sự quyến rũ thường xuyên của tội lỗi. Nó không ngừng thanh lọc và nâng cao đạo đức của các dân tộc. Bởi những ân huệ từ trời, phẩm chất thiêng liêng và truyền thống của mọi người và mọi thời được Tin Mừng làm phong phú từ bên trong. Tin Mừng củng cố, hoàn thiện và phục hồi con người trong Đức Kitô. Vì vậy, trong việc hoàn thành chức năng của chính mình, Giáo Hội cũng đồng thời thúc đẩy và góp phần vào việc phát triển văn hóa nhân loại; bằng hoạt động của mình, cả trong nghi lễ phụng vụ, Giáo hội dẫn dắt con người đạt tới tự do nội tâm. [số 58]

Đây là lý do tại sao Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo chính thức dạy như sau: “Qua đời sống phụng vụ của một giáo hội địa phương, Chúa Kitô, ánh sáng và ơn cứu độ của mọi dân tộc, được biểu lộ cho dân tộc và nền văn hóa cụ thể mà Giáo hội đó được sai đến và bén rễ. Giáo hội là công giáo, có khả năng hội nhập vào sự hiệp nhất của mình, tất cả những nét phong phú đích thực của các nền văn hóa, trong khi thanh luyện chúng” (số 1202).

Không thể đảo ngược chiều hướng cải cách và đổi mới thực sự; nhưng tất cả các trào lưu cải cách và đổi mới thật sự đều không thể tránh khỏi việc vừa làm phong phú vừa làm nghèo đi trong quá trình nhận thức văn hóa và tiếp nhận văn hóa. Chúng ta hãy ngừng liều lĩnh đánh giá và thanh lọc dưới ánh sáng của Chúa Kitô, đó là sứ mệnh thiêng liêng của Giáo hội phản chiếu trên thế gian. Chỉ khi đó chúng ta đi ngược dòng. Ngay cả trong phụng vụ – có lẽ đặc biệt là trong phụng vụ – có nhiều cách để tăng hoặc giảm sự tiếp nhận ân sủng của chúng ta. Các cách tiếp nhận không phải lúc nào cũng giống nhau đối với tất cả mọi người. Nhưng sự gia tăng luôn đến nhờ việc thanh tẩy cả hình thức lẫn những người tham gia, không phải dưới ánh sáng yếu ớt và khuếch tán của một nền văn hóa nhân loại được cho là cao cấp (mà chúng ta thấy được chủ trương hàng ngày), nhưng trong sự rực rỡ của ánh sáng nơi Chúa Kitô.

(Trích Mệnh lệnh canh tân, các bài viết về việc canh tân Giáo hội

Nhóm dịch thuật Durando chuyển ngữ)