Cha Antony PORTAIL: NĂM CHÂN DUNG NỔI BẬT

0
663

CHA ANTOINE PORTAIL,CM.
Sinh: 22/11/1590
Nơi Sinh: Beaucaire France

1. Cha Portail, Một Con Người Bình Dị
2. Cha Portail: Người Môn Đệ và Người Cộng Tác
3. Portail: Một Nhà Truyền Giáo
4. Portail: Vị Giám Đốc Tiên Khởi của NTBA
5. Portail, Một Con Người Sống Nội Tâm

Cha Antoine Portail sinh ngày 22/11/1590 ở Miền Nam nước Pháp gần thành Arles trong một làng gọi là Beaucaire. Ngài trẻ hơn thánh Vinh Sơn 9 tuổi.

1. CHA PORTAIL, MỘT CON NGƯỜI BÌNH DỊ

Dường như Vinh Sơn và Portail đã gặp nhau ở Clichy. Vinh Sơn lúc 31 tuổi là một cha xứ trẻ điều hành giáo xứ nơi mà sau 12 năm chịu chức ngài mới thi hành nhiệm vụ mục vụ đầu tiên của mình. Đó là một thời kỳ huy hoàng mà Vinh Sơn sẽ nhắc tới nhiều năm sau đó trong một cuộc gặp gỡ ngài nói: Tôi có những người rất tốt, rất trung tín đến nỗi tôi có thể thêm vào rằng chính Đức Giáo Hoàng cũng không có hạnh phúc như một cha xứ giữa những người có tấm lòng tốt lành như thế (CCD, IX:507).

Nhờ việc mục vụ của Vinh Sơn đã thức tỉnh lại ơn gọi của một nhóm bạn trẻ tập họp với nhau quanh ngài. Giữa những người đó có cha Antoine Portail. Vào thời điểm đó, ngài 22 tuổi và cũng là người đầu tiên của nhóm mà chúng ta được biết đến qua tên của ngài.

Những người trẻ sống phiêu lưu. Chúng ta biết một ngày nọ có một nhóm từ làng Clignancourt lân cận, có lẽ cũng có các bạn trẻ, bị lôi kéo vào cuộc chiến với Antoine Portail; có lẽ đó là một gây lộn giữa những người trẻ của thị trấn. Một trong những người tấn công đã bị bắt bỏ tù, những thái độ tha thứ của Kitô Giáo được Vinh Sơn áp dụng và ông Portail sử dụng cán cân công lý và kẻ tấn công được thả tự do.

Chúng ta không biết tại sao Portail người sinh ở miền Nam nước Pháp gần với bờ biển Địa Trung Hải lại ở Paris. Có lẽ ngài đang tìm một cơ hội để tiến thân trong sự nghiệp hay có lẽ như Collet nói, ông đi Paris để học đại học Sorbonne.

Sự thật là khi Vinh Sơn trở lại Paris từ Chatillon vào tháng 12, 1617, gia đình Gondi yêu cầu ngài tiếp tục công việc dạy kèm các con cái của họ giữa những công việc bề bộn khác. Ngài ra điều kiện là yêu cầu một ai đó để giúp ngài trong việc dạy học cho các con của gia đình Gondi để Vinh Sơn có nhiều thời gian phục vụ người nghèo. Người được chọn để thế chỗ Vinh Sơn là Antoine Portail. Công việc của ngài được đánh giá rất cao đến nổi trong di chúc sau cùng của bà Gondi đã để lại cho ông Portail 300 Bảng Anh.

Năm 1622, ngài được chịu chức linh mục lúc 32 tuổi.

Cha Portail là một người nhút nhát. Chúng ta biết ngài đã có những liên hệ với nhiều người, đặc biệt là người nghèo, nhưng khi tiếp xúc với những nhóm người lớn hơn, sự thế lại khác. Cho tới khi 40 tuổi, ngài mới lên bục để giảng. Khi ngài giảng vào năm 1630, Vinh Sơn đã chúc mừng ngài như sau:

Cha đã bắt đầu muộn; như thánh Charles cũng thế. Tôi mong cha chia sẻ cũng một tinh thần như thế và tôi hy vọng là Chúa sẽ ban thêm ơn mới cho cha trong dịp này. Tôi đã nài xin Ngài với tất cả lòng thành của tôi để cha có thể viết cho tôi ở cuối thư về một ví dụ điển hình cho Tu Hội (CCD, I:82-83).

Ngài đã ở bên cạnh Vinh Sơn 50 năm, từ lúc ở Clichy tới lúc chết năm 1660. Ngài đã tiếp tục dấn thân trọn vẹn cho Tu Hội tới cuối đời – sau hết là Vinh Sơn đã khám phá và sử dụng ngài.

Cái chết của cha Portail khiến ngài ngỡ ngàng năm 1660. 9 ngày đau ốm đã đủ và Vinh Sơn đã ghi trong một thư luân lưu mà ngài đã gởi cho tất cả các nhà như sau:

Chúa đã vui lòng lấy đi một người anh em tốt lành là cha Portail. Ngài chết vào ngày thứ 7, ngày 14 tháng này. Sau 9 ngày đau bệnh, và bắt đầu hôn mê và kéo dài với cơn sốt liên tục và các biến chứng khác. Trong suốt thời gian đó, tâm trí và lời nói của ngài còn khá rõ ràng. Ngài luôn biết về cái chết nhưng khi thấy nó đến gần, ngài đối diện với một sự bình an và chấp nhận, ngài nói với tôi trong nhiều lần khi tôi thăm ngài rằng ngài không còn cảm thấy một dấu vết của sợ sệt như trước đây nữa. Ngài chết như thể trong lúc ngài đang sống, để tận dụng sự đau khổ, thực hành nhân đức, và ao ước là Chúa được tôn dương và những ngày kết cục của ngài như Chúa chúng ta đã hoàn tất ý định của mình. Ngài là một trong 2 người đầu tiên đã tham gia vào các cuộc truyền giáo, và ngài luôn luôn công hiến cho các việc khác của Tu Hội, mà ngài đã làm những việc quan trọng.

Kết cục là, nếu không phải là Chúa đặt để mọi thứ cho sự tốt lành và làm cho chúng ta tìm thấy sự tốt lành của mình nơi mà chúng ta nghĩ mình sẽ nhận đau thương, Tu Hội sẽ mất mát lớn khi không có ngài. Có một lý do để hy vọng rằng đầy tớ tốt lành của Chúa sẽ hữu dụng cho chúng ta ở trên trời hơn là ngài ở dưới trần này (CCD, VIII:288).

2. CHA PORTAIL: NGƯỜI MÔN ĐỆ VÀ NGƯỜI CỘNG TÁC VIÊN

Điều đầu tiên mà chúng ta thấy nơi cha Portail là một người cộng sự viên của Vinh Sơn vào năm 1622. Vinh Sơn đi tới miền Marseilles nơi mà ngài sẽ nhận công tác là tuyên úy cho các thuyền nhân nô lệ và cha Portail đảm nhận công tác giáo xứ và tiếp tục giúp người nghèo, đặc biệt là các thuyền nhân, một công việc đã khởi sự nơi cha Vinh Sơn. Ở đây, ngài nhận ra thực tế thô bạo của người nghèo và sự bạo lực. Chúng ta cũng biết rằng ngài cũng thường xuyên giành thời giờ ở với họ.

Vào ngày 16/03/1624, cha Portail nhân danh cha Vinh Sơn (vì ngài đã được ủy thác cho công việc này), chịu trách nhiệm về trường de Bons Enfants. Thực ra, chỉ có 2 anh em họ. Đối với công việc truyền giáo, một người thứ 3 đã được giao phó cho. Khi họ rời bỏ những nơi truyền giáo trên lãnh thổ gia đình Gondi và các giáo xứ khác, chìa khóa nhà thì gởi cho một người hàng xóm.

Vinh Sơn luôn biết rằng cha Portail đóng một vai trò quan trọng từ ban đầu cho sự phát triển của Tu Hội. Vào một buổi nói chuyện năm 1658, khi ngài nhớ lại nguồn gốc khiêm tốn của Tu Hội ngài nói về hành động của Chúa như sau:

Ai đã lập nên Tu Hội? Ai gởi chúng ta đi tới các điểm truyền giáo, các cuộc tĩnh tâm cho các tiến chức, các cuộc hội thảo, linh hướng khác nhau vậy? Có phải tôi không? Không có ý đó. Chẳng phải là cha Portail mà Thiên Chúa đã giao cho tôi từ lúc bắt đầu đó sao? Rõ ràng là không, vì chúng ta không bao giờ nghĩ như thế, cũng không lên kế hoạch đó. Vậy ai là tác giả của những công việc này? Đó chính là Chúa – Thiên Chúa trong sự quan phòng của Chúa Cha và sự tốt lành của Ngài.

Khi nhận ra rằng Thiên Chúa là tác giả của mọi sự, ngài không chê bác vai trò của cha Portail trong việc thành lập Tu Hội. Khi một ai đó hỏi Vinh Sơn nếu đây là công việc của ngài, ngài nói cho họ về sự nghi ngờ này rằng: Không phải cha Portail cũng không phải là Vinh Sơn.

Cha Portail là người mà cha Vinh Sơn tin tưởng để chia sẻ sự quan tâm của ngài. Chúng tôi chỉ đem ra một dẫn chứng ở đây trong nhiều điều đã được nói tới. Trong thư đề năm 1635 Vinh Sơn viết cho cha Portail như sau:

Từ ngày cha ra đi, có 6 người gia nhập với chúng ta. Thưa cha tôi sợ một số lượng lớn sẽ gia nhập và công việc sẽ được nới rộng (CCD, I:304).

Thực ra, cha Portail còn hơn một người bạn tri kỷ. Năm tháng trôi qua, khi Vinh Sơn già và đau bệnh, ngài coi cha Portail là người chăm sóc của ngài. Trong một lá thư từ Nữ Công Tước xứ Aiguillon, cô đã trách móc cha Portail vì để cho ngài dấn thân quá sức vào sự nhiệt huyết tông đồ như sau:

Tôi rất ngạc nhiên là cha Portail và các linh mục tốt lành khác ở nhà Saint Lazare đã cho phép cha Vinh Sơn làm việc trong những vùng nông thôn dưới sức nóng với những năm tháng ngài có. Họ cho phép ngài đi ra ngoài trời và điều đó đối với tôi là mạng sống của ngài thì đáng quí và quá hữu ích cho giáo hội để ngài phung phí trong cách này.

Cha Portail là một người môn đệ thực sự của Vinh Sơn. Ngài biết tận cõi lòng của Vinh Sơn và biết sự nhiệt huyết của ngài được thể hiện ra trong mọi sự – nguồn mạch chính là Chúa Giê-su Kitô. Đây là bằng chứng bằng văn bản mà bề trên của một trong các nhà đã để lại:

Tình yêu mà Vinh Sơn đã để lại cho Chúa chúng ta thì không bao giờ mất đi. Tất cả hành động, suy nghĩ và lời nói của ngài thì phù hợp với Chúa. Tôi có thể nói và tất cả chúng ta biết rằng, ngài không bao giờ nói mà không có dẫn chứng về lời và việc làm của Con Thiên Chúa – ngài tràn ngập thánh thần và tuân theo mệnh lệnh của ngài. Tôi thường ngưỡng mộ cách ngài có thể áp dụng lời và gương lành của Đấng Cứu Thế và điều này chúng ta thấy trong lời khuyên và trong các lời đề nghị của ngài. Tôi đã thấy điều đó do một trong những cha lớn tuổi nói, cha Portail biết ngài và giải quyết sự việc với ngài hơn 45 năm qua, cho biết Vinh Sơn là một trong những khuôn mặt hoàn hảo nhất về Chúa Giê-su Kitô mà ngài từng biết trên trần gian này. Ngài chưa bao giờ thấy Vinh Sơn nói bất cứ điều gì mà không liên hệ với điều mà đem mình làm ví dụ và ngài có thể nói với các người theo ngài như sau: Tôi cho anh em một ví dụ. Những gì tôi đã làm anh em cũng nên làm.

Lời chứng này thể hiện tầm ảnh hưởng của một người thầy trung tín và một người môn sinh gần gũi và không nghi ngại gì điều này ảnh hưởng đến cả cuộc đời của cha Portail.

3. CHA PORTAIL, NHÀ TRUYỀN GIÁO

Khi sắc lệnh của những nhà truyền giáo đầu tiên được ký vào ngày 04/09/1626, Antoine Portail là một trong 4 linh mục đã ký sắc lệnh này. Những người khác chắc chắn là cha Vinh Sơn và 2 linh mục khác từ địa phận Amiens, Francoise du Coudray và Jean de la Salle (người đã sống với 2 người khác một vài tháng). Điều đầu tiên họ làm là đi tới Montmartre nơi mà họ nài xin sự trợ giúp của Thiên Chúa. Vinh Sơn không được khỏe vào lúc đó và không đi với họ.

Vào lúc đó Vinh Sơn đã 45 tuổi trong lúc những người khác của nhóm này có liên hệ đến giới trẻ. Cha Portail đã 36 tuổi là người lớn nhất trong 3 người. Sau khi những người khác như: Jean Becu, Antoine Lucas, J. Brunet, Jean d’Horgony. Trong họ, Portaill có thể trở nên người môn đệ hoàn hảo hơn của Vinh Sơn đệ Phao-lô.

Ngài là cánh tay phải trong tất cả công việc của Vinh Sơn. Với sự tự tin này, Vinh Sơn đã tín thác cho ngài với việc thăm viếng các nhà của Tu Hội và cho các thành viên của các nhà này những qui luật và những gợi ý xuất ra như là kết quả của việc trao đổi với các thành viên của nhà. Điều này giống như là gởi luật sống để cung cấp cho những gì đang thực hiện trong những cộng đoàn khác. Sự khiêm tốn về gương của ngài là một lời mời gọi âm thầm và khiêm tốn.

Đúng rằng ngài không chỉ là người duy nhất viếng thăm các nhà. Các cha Lambert, Almeras, d’Horgny và những người khác cũng đã thăm viếng các nhà. Nhưng chắc chắn không sai lầm rằng Vinh Sơn rất tin tưởng cha Portail. Năm 1630, cha Portail viết cho Vinh Sơn để bày tỏ đề xướng của ngài cho một mẫu gương trong Tu Hội. Vinh Sơn trả lời lại nói rằng đề nghị này cũng là ước nguyện của chính ngài.

Vào tháng 3, 1646, cha Portail đã bắt đầu những cuộc thăm viếng dọc theo bờ biển của Pháp kéo dài tới 3 ½  năm. Vào ngày 20/03 cùng năm, một thời gian sau khi ngài khởi hành, Vinh Sơn viết và nói cho ngài một số điều mà ngài đã quên để bàn hỏi với ngài. Thực ra, Vinh Sơn làm nên một bảng câu hỏi về những thiếu sót mà cha Portail có thể gặp trong các cuộc thăm viếng các nhà. Đó như là một lược đồ các đề tài mà ngài muốn cha Portail quan tâm tới. Cha Portail bắt đầu các cuộc viếng thăm của ngài ở Le Mans. Từ đó ngài đi Saint-Meen, Richelieu, Saintes, Notre Dame de la Rose, Cahors, nơi mà Vinh Sơn viết cho ngài và ca tụng ngài về việc viếng thăm các nhà như sau:

Tôi không ngừng tạ ơn Chúa nhờ trật tự tốt lành mà cha đã làm trong các nhà của chúng ta [CCD, III:133].

Cha Portail thăm các nhà ở Roma và cuối cùng chấm dứt các cuộc viếng thăm của ngài ở Marseilles và trở về Paris cuối tháng 9, 1649. Sự trở về cho ngài tràn ngập niềm vui nhờ những niềm vui gặp gỡ các cộng sự viên quí mến, chân thành và vì sự tiếp đón nồng hậu mà các cộng sự viên dành cho ngài. Một bài thơ Latinh dài đã được cha De la Fosse sáng tác để đón tiếp cha Portail trở lại và bài thơ đó đã được cất giữ. Bài thơ này là một cách diễn tả sự quí mến liên kết các nhà truyền giáo với nhau. Năm 1655, cha Portail muốn thăm nhà ở miền Bắc và Đông nước Pháp như ở Sedan, Brienne, Montmirail.

Từ ban đầu, ngài đã tham gia vào trong các cuộc truyền giáo cho lương dân. Trong cuộc truyền giáo vào năm 1635, ngài và cha Antoine Lucas rao giảng ở miền Cevennes, là một vùng rất mạnh của phái Calvanists. Một biến cố nhỏ đã làm cho các nhà truyền giáo khiêm tốn khi Vinh Sơn báo điều này, ngài viết một lá thư cho cha Portail, có lẽ một trong những lá thư quan trọng nhất của mình trong đó ngài ca ngợi các nhà truyền giáo và nói lên niềm tin mãnh liệt của mình như sau:

Không để một linh mục chết vì xấu hổ vì đã mang tai tiếng trong cách phục vụ, ngài dâng cho Chúa và chết trên giường khi ngài thấy Chúa Giê-su Kitô ban thưởng công việc của ngài bằng sự vô ơn và tự sát. Thưa ngài, ngài hãy nhớ rằng chúng ta sống trong Chúa Giê-su Kitô qua cái chết của Chúa Giê-su Kitô, và chúng ta phải sống trong Chúa Giê-su qua cuộc sống của Chúa Giê-su Kitô, và cuộc sống của chúng ta phải được ẩn nơi Chúa Giê-su Kitô và tràn ngập Chúa Giê-su Kitô và để chết như Giê-su Kitô, chúng ta phải sống như Chúa Giê-su Kitô (CCD, I:276).

Mối quan tâm đến việc rao giảng theo “phương pháp nhỏ” khiến cho tất cả các nhà truyền giáo (từ lúc thành lập) cẩn trọng trong việc chuẩn bị các bài giảng. Có những cuộc họp nhà ở Saint Lazare, trong đó một đề tài đã được đề xuất và mọi người hiện hiện đã ghi chép lại ngõ hầu sau đó họ viết bài giảng dựa theo đề tài đã đề nghị. Coste nhớ lại sự kiện là cha Portail viết một tập sách khá dài về phương pháp giảng và dạy giáo lý. Ngài đã sử dụng những ghi chép từ những cuộc gặp gỡ như thế này để viết lên sách.

Trong Tổng Công Hội năm 1642, Vinh Sơn từ chức Bề Trên Tổng Quyền, nhưng rồi chấp nhận lại khi toàn thể Tổng Công Hội đã hiện diện nơi nhà thờ mà ngài đã ẩn trú. Họ năn nỉ ngài tiếp tục vai trò của mình và bầu thêm 2 vị trợ tá. Một trong 2 người đó là cha Portail và người khác là D’horngny. Sự thật này có thể được hiểu như là một dấu chỉ của sự tôn trọng, các thành viên của Tổng Công Hội giữ cha Portail. Cha Portail cũng đã được bầu vào ủy ban 4 người bị chịu trách nhiệm xuất bản vĩnh viễn những Nội Qui của Tu Hội Truyền Giáo. Cha Portail thỉnh thoảng gặp với các cha Almeras và D’horgny ở Roma nơi đó thăm dò quá trình Luật Chung cần Tòa Thánh chuẩn nhận.

Vinh Sơn cũng đã trì hoãn việc xuất bản cuốn sách Luật Chung. Chúng ta biết điều này vì nhờ những chi tiết được miêu tả chi tiết cung cấp cho chúng ta trong một cuộc gặp gỡ của ngài đã được thầy Ducournau ghi chép lại, thầy là người được các cố vấn giao nhiệm vụ viết lại tất cả các cuộc nói chuyện của Vinh Sơn. Đây là một ngày rất đặc biệt cho Tu Hội, đặc biệt là đối với người sáng lập. Ngày 17/05/1658, Vinh Sơn đã rất xúc động. Ngay lúc đó,  ngài cầm lấy cuốn sách Luật Chung trên tay và ngài xin Chúa chúc lành cho các nhà truyền giáo ngõ hầu họ có thể trung thành với các Luật. Khi thời gian tới để phát luật ngài đã không ngần ngại nói:

Thưa cha Portail, hãy đến đây, cha là người luôn phải chịu đựng với các bệnh tật của tôi; xin Thiên Chúa chúc lành cho cha (Cuộc họp ngày 17/05/1658).

Những người khác theo ngài; họ quì xuống, nhận sách từ tay của cha Vinh Sơn, hôn ngài, hôn tay ngài và rồi hôn sàn nhà.

Không nghi ngờ gì nữa chúng ta có thể khẳng định sự thật rằng cha Portail đã hóa thân trọn vẹn là nhà truyền giáo như Vinh Sơn đã mường tượng ra.

4. CHA PORTAIL, VỊ GIÁM ĐỐC TIÊN KHỞI CỦA CÁC SƠ NỮ TỬ BÁC ÁI

Khi cha Vinh Sơn nói chuyện với các Nữ Tử Bác Ái về nguồn gốc của họ, ngài sử dụng cùng phương thức như khi nói chuyện với các nhà truyền giáo.

Không phải cô Le Gras, không phải tôi, không phải cha Portail, đó là Chúa! (CCD, IX:472).

Thật quan trọng ở đây khi đề cập đến cha Portail. Thật phải lẽ ngài nên đề cập đến ngài và Louise de Marillac, nhưng lại là cha Portail. Tuy nhiên, không còn nghi ngờ gì nữa, cha Portail đã và tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong mọi sự liên quan đến việc thành lập và duy trì của các Nữ Tử Bác Ái như sau:

Các chị quí mến, đó là cách mà Chúa thực hiện việc này. Quý chị không bao giờ nghĩ tới điều đó, cũng không phải tôi, cũng không phải cha Portail, cũng không phải chị trẻ nghèo nàn (Marguerite Naseau) (CCD, IX:473).

Cha Portail là người giám đốc đầu tiên của các Nữ Tử Bác Ái, công việc phục vụ mà ngài làm cho tới khi ngài chết. Trong sự trao đổi các thư tín giữa Louise và Vinh Sơn, tên của cha Portail thường xuất hiện. Ngài làm nhân danh cha Vinh Sơn hay nhận thông tin từ Louise để giao tiếp với bề trên của Tu Hội Truyền Giáo. Một số biến cố quan trọng liên quan đến lịch sử của Tu Hội, như việc phá bỏ một nhà vào năm 1642 và báo cáo về những sự thay đổi nhân sự được thực hiện ở Nhà Mẹ – tất cả những điều này trước tiên là trao đổi với Vinh Sơn qua cha Portail.

Khi các chị có khó khăn về ơn gọi, Louise ngay tức khắc đề nghị họ nói chuyện với cha Portail, qua tòa giải tội cha khuyến khích và hướng dẫn họ. Ngài được giao nhiệm vụ giảng tĩnh tâm cho các Nữ Tử Bác Ái và giải thích cho họ ý nghĩa của các lời khấn. Quan điểm của cha Portail thì nặng ký hơn khi các quyết định được ban hành. Chúng ta thường đọc trong các lá thư của Louise gởi cho Vinh Sơn những lời sau:

Cha Portail đã đồng ý. Họ là những cô gái tốt lành (SWLDM, P. 525. Viết về Linh Đạo của Louise de Marillac sẽ đề cập ở đây như SWLDM theo sau các trang).

Tôi tin rằng cha Portail đã nói chuyện với cha về họ vì chính họ hiện diện cùng với sự nhất trí của ngài (SWLDM, p.519).

Khi Louise viết cho các sơ, cô thường có những đề nghị như sau:

Đừng bao giờ quên cha Portail đáng kính nhất của chúng ta và toàn thể Tu Hội trong lời cầu nguyện của chị em (SWLDM, 518).

Cha Portail cũng quan tâm đến việc cổ vũ ơn gọi cho Tu Hội Nữ Tử Bác Ái. Khi ngài viếng thăm các nhà của chị em và các nhà truyền giáo ở Le Mans, ngài gởi 2 chị trẻ tới Paris để nhập vào Tu Hội. Khi ngài ở Angers, ngài gởi 4 chị trẻ tới Paris. Ngài quan tâm đến số lượng, nhưng ngài quan tâm hơn về đời sống thiêng liêng của họ. Từ Le Mans, ngài viết cho Louise de Marillac và nói như sau:

Tôi nài xin Thiên Chúa Thương Xót, Người đã làm việc trong cộng đoàn của cô, hãy thánh hóa khỏi mọi tính khí bệnh hoạn và làm cho mọi người thánh thiện và khỏe mạnh.

Ngài cộng tác trong việc giảm đi một số luật mà ngài đã đề nghị nên đọc và giải thích trong các cuộc gặp gỡ. Ngài chỉnh sửa lại các luật để cho Tổng Giám Mục Paris phê chuẩn và thậm chí đề nghị làm cách nào để gom lại trong một cuốn sách.

Bốn tháng trước khi ngài rời Paris để bắt đầu các cuộc thăm viếng tới các nhà của các chị, Louise de Marillac viết cho ngài:

Tôi phải nói cho cha biết tất cả sự thật rằng, sự vắng mặt của cha làm hao tổn đến toàn thể Tu Hội mỗi ngày, mỗi ngày chúng tôi càng kinh nghiệm rõ điều đó hơn (SWLDM, p.148).

Trong cùng một lá thư cô thêm:

Chúng tôi thực sự chờ mong sự giúp đỡ của cha trước mặt Chúa. Tất cả các chị em, những người con gái đáng thương nhất của cha, thực ra rất vui khi nghe tin rằng cha nhớ tới họ và họ gởi lời chào cha với tất cả tấm lòng. Họ đảm bảo với cha rằng họ cầu nguyện cho cha; Chị Bề Trên của họ sẽ vô ơn nếu chị không làm điều đó (SWLDM, p. 148).

Sau đó, khi ngài ở Roma, Louise một lần nữa cho thấy vai trò của cha Portail trong Tu Hội như sau:

Tôi muốn cho cha biết nhu cầu mà các chị em Nữ Tử Bác Ái nghèo khó của cha đang chờ mong sự trở lại của cha và do vậy trong sự đau ốm của cha, cha không nhầm thiên đàng (Roma) với Paris. Thưa cha, chúng tôi sẽ làm gì đây bây giờ? Xin cha trở lại nhanh để giúp chúng tôi đạt được sự hoàn hảo này và trong cùng lúc đó, tiếp tục sự quan tâm bác ái của cha cho chúng tôi nơi bàn thờ và trong lời cầu nguyện của cha (SWLDM, p. 202-203).

Vào ngày 4/07/1657, Louise viết cho một số chị em và nài xin họ hoàn toàn tin tưởng vào cha Giám Đốc của họ như sau:

Các chị em quí mến, tôi nài xin các chị hãy theo sự chỉ dẫn mà cha Portail đã gởi cho các chị liên quan đến việc xưng tội của mình. Đừng sợ bất chấp những gì mà người khác đã làm cho các chị (SWLDM, p.555).

Louise đã quan tâm đến sức khỏe của cha Portail như cho cha Vinh Sơn và thường xuyên có đề cập đến thực tế này trong các thư của cô. Cô viết cho các sơ như sau:

Nhờ ơn Chúa, cha Portail thì khá khỏe, mặc dù ngài đã cảm nặng. Chúng ta phải nài xin Thiên Chúa giữ sức khỏe của 2 cha vì vinh danh ngài (SWLDM, p.544).

Chúng ta có lý do chính đáng để cảm tạ Chúa vì sức khỏe tốt lành mà Ngài đã ban cho họ trong sự tốt lành của Ngài (Cha Vinh Sơn và cha Portail) vì chúng ta rất cần họ (SWLDM,p.550).

Nhiều các cuộc nói chuyện khác cũng thêm vào những vấn đề này.

Cuộc trở về từ Roma, cha Portail đã ở Marseilles và ngày 16/05/1649, Louise viết cho ngài một lá thư và trong đó cô nói đến vai trò mà cha đã đảm nhận trong Tu Hội như sau:

Tôi biết rằng trái tim cha chứa đầy lòng bác ái sẽ chấp nhận lời biết ơn chân thành của các chị em chúng tôi và bản thân tôi vì những lời khuyên thánh thiện và lời chứng về sự tốt lành mà cha đã cho chúng tôi trong một lá thư chung cho các chị em và một lá thư riêng cho tôi. Họ rất đỗi vui mừng và một niềm an ủi cho chúng tôi. Thư của cha được đọc trước cuộc gặp gỡ, và thưa cha, Chúa biết rằng nước mắt sẽ rơi. Mong được gặp lại cha sớm để an ủi chúng con, mặc dù chúng con đã chờ mong niềm hạnh phúc này một thời gian dài! Con nài xin cha nhân danh Chúa, thưa cha, đừng trì hoãn ngõ hầu làm vừa lòng Chúa Quan Phòng để bày tỏ lòng thương xót chúng tôi, chúng tôi sẽ có niềm hạnh phúc này (SWLDM,p.286-287).

Khi thăm viếng các nhà, ở Angers (1646), cha Portail đã để lại một số bài viết theo thứ tự và những đề nghị cho phần của cha Vinh Sơn. Có 23 điểm để suy nghĩ về ý nghĩa của ơn gọi của một Nữ Tử Bác Ái. Những điều này đã được xem lại và cẩn thận cân nhắc về những điểm cốt yếu của ơn gọi và có thể được xem có giá trị cho bất kỳ thời kỳ nào trong lịch sử của Tu Hội.

Louise sẽ bàn thảo với cha Portail về tình cảnh của riêng từng sơ. Trong những cuộc trao đổi này, liên quan đến những người thuộc về Vinh Sơn, ấn tượng cho thấy rằng Tu Hội thì liên quan đến 3 người (Louise, Vinh Sơn và Portail). Nhân đức của ngài thì có giá trị và trong một dịp Louise nói về ngài như sau:

Tôi xin cha cách khiêm nhường nhất, thưa cha, cám ơn cha đã bù đắp cho sự vô ơn của chúng tôi. Sự khiêm nhường của cha dạy cho con về lòng kiêu hãnh của con một bài học quí giá dường bao (SWLDM,p.163).

Sự tự tin của cô vào cha Portail đã cho phép cô nài xin ngài cung cấp nhiều thông tin về Vinh Sơn và cho cô biết về tình hình của Vinh Sơn:

Thưa cha, vì cha sẽ đi Gascony, xin cha vui lòng đừng quên tìm ra hết sức có thể theo khả năng của cha ngõ hầu cha có thể trả lời tất cả các câu hỏi mà con hỏi cha theo khả năng để biết rõ hơn về con người đáng yêu mến nhất trong thế gian này với chúng con (SWLDM, p.163).

Sự tôn trọng này đối với Vinh Sơn là một cái gì đó phức tạp giữa hai người trong họ: người mà đáng yêu mến nhất trên trần gian đối với chúng tôi.

Một sơ làm chứng sau khi Louise chết, khẳng định rằng những gì chúng tôi vừa nói: Thiên Chúa ao ước mặc khải trong người Mẹ yêu dấu của chúng ta ý nghĩa gắn liền từ những người vì trong khi cô bệnh, cô không bao giờ thấy ai cả mà không thấy cha tốt lành (Vinh Sơn), cũng như cha Portail, hai người mà cô ta yêu quí nhất. Hãy tưởng tượng xem sự đau đớn tột cùng nhất cho cô biết chừng nào!

5. PORTAIL, MỘT CON NGƯỜI SỐNG NỘI TÂM

Cha Portail đã học được ý  nghĩa trở thành một Linh Mục từ cha Vinh Sơn. Có thể nói rằng ngài suy niệm về các nhân đức của người thầy của mình. Ngài đã cảm nhận những nhân đức này và sống nó một cách nghiêm khắc và sốt sắng đến độ ngài đã trở thành điểm tham chiếu cho tất cả những ai tới Saint Lazare để chuẩn bị chịu chức linh mục hay đào sâu ân sủng mà họ đã nhận lãnh. Chính Olier, người mà sau này đã là người sáng lập của Hội Xuân Bích, đã đặt mình dưới sự hướng dẫn của cha Portail.

Cha Portail coi trọng việc cầu nguyện và thời gian tĩnh tâm. Ngài thường xuyên tìm nơi ẩn náu phía sau nhà Saint Lazare nơi mà các nhà truyền giáo tĩnh tâm riêng. Thánh Louise đã nhắc lại điều này nhiều lần trong các thư của cô gởi cho các sơ.

Là một con người cầu nguyện, ngài viết một cuốn sách cầu nguyện vào năm 1644 mà Tu Hội luôn luôn sử dụng. Cha Portail đã làm điều này mặc dù có một số người đã gán công việc này cho cha Almeras. Năm 1624, Jean Buys, một cha dòng Tên người Hà Lan, đã xuất bản cuốn “Sổ Tay Nguyện Gẫm Thánh” bằng tiếng Latin. Vinh Sơn đánh giá cuốn sách này như là một hướng dẫn tuyệt vời cho việc cầu nguyện. Năm 1644, Vinh Sơn đã xin nhà xuất bản Pháp của cuốn sách này được điều chỉnh ngõ hầu nó có thể được dùng cho các linh mục địa phận tĩnh tâm ở nhà Saint Lazare. Những điều chỉnh này đã được thực hiện và 90 bài nguyện gẫm mới được thêm vào.

Cha Portail dường như biết theo bản năng cách đối phó với những khó khăn thường ngày về đời sống cộng đoàn, đặc biệt khi sống chung với nhau nơi cách sống làm mục vụ trong các cuộc đại phúc. Điều này không đơn giản chút nào. Có những thành viên có cá tính mạnh và do đó rất khó để tham dự vào các cuộc nói chuyện. Cha Portail thì rất may khi có một số người ở Saint Lazare, cha Vinh Sơn, người giúp ngài. Những tình huống như thế xảy ra với cha Antoine Lucas, trẻ tuổi, nóng tính và tham gia trong việc phục vụ các cuộc đại phúc với cha Portail. Vinh Sơn viết cho ngài và đề cập đến tuổi tác và thời gian sống với tính cách là thành viên của Tu Hội cho ngài biết rằng ngài phải làm gương sáng bằng cách bỏ qua một bên các ưu thế của mình và trong tình bác ái liên kết mình với các anh em của ngài.

Trong các bài viết của Tu Hội, cha Portail được nhớ đến vì sự khiêm nhường thẳm sâu của ngài. Ngài có một thầy dạy tốt lành và cũng là một môn đệ trung tín. Collet viết như sau:

Khi người tôi tớ Chúa (Vinh Sơn) rời trường Bons-Enfants, cha Portail đi theo ngài, cha là một linh mục của địa phận Arles người đã chịu chức được 15 năm, là môn đệ tận tụy của ngài. Ngài là người cộng sự viên tiên khởi của Vinh Sơn, khó lòng chứng minh được động lực khích lệ của ngài khi chính mình liên kết với cha Vinh Sơn và chỉ có cái chết mới tách lìa họ được. Ngài có một mối thân tình đặc biệt với cha Vinh Sơn và bắt chước sự khiêm tốn của ngài. Ngài đã tiến triển cách nhanh chóng trong nhân đức này đến nỗi ngài rất giỏi, viết hay và đã học ở đại học Sorbonne, tuy nhiên ngài không mong muốn điều gì cả, nhưng bị lãng quên và bị kinh thường.

Đặng Kim Đoài, Cm chuyển ngữ từ https://famvin.org/wiki/Portail