Chúa Nhật Thứ XXXII TN – Năm C

0
419

Hy vọng sự sống

Tất cả các bài đọc cho các Chúa Nhật còn lại trong mùa Thường Niên năm nay có chủ đề là về sự sống, sự chết và sự phục sinh của con người. Nó được diễn tả không phải theo một cách bệnh tật hay đe dọa, nhưng trong một tinh thần hy vọng. Chủ đề này thích hợp cho những tuần trước Mùa Vọng, vì nó khiến chúng ta nghĩ về cái chết cuối cùng và sự chuẩn bị của chúng ta. Một khi chúng ta bước vào Mùa Vọng và những ngày lễ nghỉ, chúng ta sẽ không muốn nghĩ nhiều về cái chết. Tuy nhiên, thời điểm này, Giáo hội muốn dành cho chúng ta cơ hội để nhìn lại cuộc sống và ý nghĩa cuộc đời của chúng ta, trước khi kết thúc năm phụng vụ, theo chiều kích cánh chung.

Trong Bài đọc I, từ ​​Sách Macabê quyển thứ hai (7: 1-2, 9-14), chúng ta chỉ nghe thấy một phần của câu chuyện về bảy anh em trong một gia đình, đã chết dưới tay của một vị vua Hy Lạp, người cố gắng buộc tất cả người Do Thái chấp nhận nền văn hóa nghĩa Hy-La. Những người anh em này thà chết, chứ không phản bội Đức Chúa của Israel “thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào lời Thiên Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại” (2 Mcb 7,14). Đức tin của họ khiến họ cam đoan rằng, trung thành với luật pháp của Thiên Chúa sẽ được ban thưởng bằng ơn cứu độ và sự sống lại, đây là một khái niệm khá mới mẻ đối với người Do Thái thời đó; và chỉ một số người Do Thái chấp nhận nó.

Thánh vịnh Đáp ca (17: 1, 5-6, 8, 15). Chúng ta có thể nói rằng tác giả thánh vịnh đang suy ngẫm về cùng một câu chuyện và đồng tình với bảy người anh em. Tác giả thấy rằng, lòng trung thành của các người anh em này, như lý do để được bảo vệ khỏi chùn bước hoặc thất bại. Ông cầu nguyện rằng, sự thành tín của Thiên Chúa sẽ giúp họ vượt qua thử thách và cái chết; và khi vào trên thiên đàng, họ sẽ được an ủi bởi sự hiện diện của Thiên Chúa.

Bài đọc II, trích từ Thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi tín hữu Thêsalonica (2: 16-3: 5). Tại thời điểm khi bức thư này được viết, sự giận dữ của người Do Thái đối với ông Phaolô đang lên cao trào, và ông biết rằng, mạng sống của mình đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, thay vì tìm kiếm sự thông cảm hay thương hại, ông khuyên tín hữu Thêsalonica phải mạnh mẽ và có lòng can đảm ngay cả khi đối mặt với sự áp bức lớn “xin Chúa hướng dẫn tâm hồn anh em, để anh em biết yêu mến Thiên Chúa và biết chịu đựng như Đức Ki-tô” (2 Tx 2,5).

Trong Bài đọc Tin Mừng theo Thánh Luca (20: 27-38), chúng ta nghe thấy một câu hỏi thú vị được đặt cho Chúa Giêsu liên quan đến Luật Môisê. Môisê đã đưa ra một luật như vậy (Đnl 25: 5). Câu trả lời của Chúa Giêsu nâng sự hiểu biết của người Xa-đốc về thiên đàng bằng cách ra khỏi cõi trần gian và vào nơi thiêng liêng, nơi mọi thứ đều hoàn hảo theo luật pháp của Thiên Chúa, khi “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng” (Lc 20,34).

Tất nhiên, câu hỏi thực sự không phải là về hôn nhân, mà là về sự sống lại của con người và cuộc sống sau khi chết, mà những người Xa-đốc không tin. Chúa Giêsu nhắc họ nhớ lại những gì Thiên Chúa đã nói với ông Môisê trong cảnh bụi cây bốc cháy (Xh 3: 6) khi nói về Thiên Chúa của Ápraham, Issac và Giacop, những người đã chết từ lâu, nhưng rõ ràng là đang sống trên trời với Thiên Chúa. Đoạn Tin Mừng này sẽ khiến mọi người xác tín, vì theo lời của chính Chúa Giêsu, có một thiên đàng cho tất cả những ai trung thành đến cùng vì đối với Người, tất cả đều đang sống” (Lc 20,38).

Trong các bài đọc Chúa Nhật hôm nay và các bài đọc tiếp theo trong tháng này, chúng ta được nhắc nhở về cái chết của chính mình và điều cần thiết của chúng ta để nhìn lại nơi chúng ta đang đi, về mặt thiêng liêng. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là: Bạn đang đi đúng hướng về phía thiên đàng hay bạn đã trôi dạt về một hướng nào đó khác?

Lm Phêrô Phạm Minh Triều, CM