FRÉDÉRIC OZANAM – Mỗi ngày một tư tưởng (Giới thiệu)

0
1117
Tác giả: Raphaëlle Chevalier-Montariol
Chuyển ngữ: Phaolô Nguyễn Quang Thanh, Cm
             Gioan Baotixita Vũ Tiến Đức         
  “Chỉ Cần Một Sợi Chỉ Để Bắt Đầu Một Tấm Vải”
(Frédéric Ozanam)
“Chân phước Frédéric Ozanam (1813-1853), vị tông đồ bác ái, người chồng và người cha già gương mẫu, khuôn mặt vĩ đại của hàng giáo dân Công giáo thế kỷ 19. Là giáo sư đại học, ngài đã nắm phần quan trọng cho phong trào tư tưởng của thời ngài, […] với sự can đảm của người tin, ngài tố giác tất cả những tính ích kỷ, tham gia tích cực vào sự canh tân của sự hiện diện và hoạt động của Giáo Hội trong xã hội[1]
Thật vậy, chính thời kỳ nhẫn tâm đối với một sự thay đổi tận căn của kinh tế, đi đến một chủ nghĩa tư bản hoang dã, tìm lợi nhuận cách tối đa và tạo nên những bất bình đẳng không thể chịu đựng. Cuộc Cách mạng năm 1830 nổ ra tại Paris khi Ozanam 19 tuổi. Tiếp theo năm này, là cuộc nổi dậy nổi tiếng của người dệt lụa ở Lyon. Chính trong bối cảnh cười nhạo đó mà những sinh viên trẻ Kitô giáo phải đương đầu. Frédéric vừa trải qua một cuộc khủng hoảng về đức tin, nó sẽ là nguồn gốc của tất cả những dấn thân trong đời sống của ngài: từ việc phục vụ những người nghèo khổ như một lời đáp trả siêu hình cho sự nghi ngờ dằn vặt ngài, đến việc tri thức chống lại những kẻ không lương thiện về tư tưởng” và sự quý mến đối với những người không tin. “Chúng ta hãy học cách bảo vệ những xác tín của chúng ta mà không hận thù những đối thủ, yêu mến những người suy nghĩ khác chúng ta… cần phải nối kết hành động với lời nói”, ngài tuyên bố: “Chúng ta hãy đến với người nghèo!”.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiếp tục: “Frédéric Ozanam như vậy đã nối kết được cái trực giác của cha thánh Vinh Sơn: “Hỡi anh em, chúng ta hãy yêu mến Thiên Chúa, nhưng bằng chính đôi tay và mồ hôi trên khuôn mặt của chúng ta”.
Trong một hồi tưởng của mình, Đức Giám mục Lustinger thêm: “ngày 23/4/1833, ngày Ozanam 20 tuổi, tại nhà Emmanuel Bailly, trong khu phố Saint Sulpice, nhóm 7 người đã khai sinh một Hiệp hội Bác ái.” Hiệp hội[2] Thánh Vinh Sơn Phaolô vừa mới khai sinh. Không phải là không có kháng cự, vấn đề là cản ngăn nó trở thành một nhóm nhỏ khép kín; điều bảo đảm một đà tiến tốt cho những chi hội này được nhân rộng nơi thôn quê. Vậy ngài nhấn mạnh rằng “vai trò trung gian mà tước hiệu Kitô hữu của chúng ta bó buộc chúng ta. Tôi mong muốn hư vô hóa tinh thần chính trị vì lợi ích của tinh thần xã hội. Bóc lột con người bởi con người, đó chính là chế độ nô lệ. Người công nhân như cái máy chỉ còn là một phần của tư bản, giống như nô lệ thời xưa[3] Cũng vào thời kỳ này, để bảo vệ đạo Công giáo đối diện với sự phê bình lý trí, Ozanam đã xin đức tổng Giám mục Paris là đức cha De Quelen, mở những cuộc hội thảo công khai, và xin đức Tổng ủy thác việc này cho cha Lacordaire vào mùa chay năm 1835, tại nhà thờ Đức Bà Paris”.
Tiến sĩ luật và tiến sĩ văn chương, ở tuổi 27 Ozanam trở thành giáo sư của Đại học Sorbonne (1841-1852), từ chiếc ghế giáo sư văn chương nước ngoài, ngài chiến đấu cho khoa học, trong khi vẫn trung thành với Giáo hội và với Đại học. Năm 1841, ngài đã thành hôn với Amélie Soulacroix. Vợ chồng chỉ có một cô con gái duy nhất là Marie. Vào cuộc Cách mạng năm 1848, ngài chiến đấu cho giao ước của Công giáo và tự do… ngài viết “Tận thâm sâu, phương châm của những người cộng hòa- Tự do, Bình đẳng và Huynh đệ, đó chính là Tin Mừng. Chẳng có gì bị mất nếu chúng ta biết cản ngăn người ta chia cách chúng”. Nhưng ngài, một con người theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội và dân chủ hẳn sẽ nhận thấy những thất bại về những hy vọng của mình.
Vấn đề sức khỏe, được nhận thấy nghiêm trọng vào năm 1846, buộc ngài rời bỏ nhiệm sở ngay từ tháng 7 năm 1852. Chính khi bước đầu đi lên của tinh thần thì lại kết thúc với cái chết của ngài ở tuổi 40. Ngài đã thấy được những hoa trái đầu mùa mà ngài đã góp phần làm cho nó mọc lên.
Cuộc đời đẹp sao quá ngắn, tất nhiên không tránh khỏi những phản biện nhân loại trái chiều, minh chứng cho thấy ngài không những chỉ là một vị ngôn sứ của hoạt động xã hội, một người tiên kiến nhưng còn là một chứng nhân Tin Mừng của hàng giáo dân hôm nay. “Ozanam đã không chỉ là tình bạn, cũng chẳng chỉ là sự ngưỡng mộ… Trong con người này cũng không chỉ có những nhân đức, mà còn có một sự quyến rũ… đó là một tấm lòng nhân hậu vượt trên tính tự nhiên, sự quyến rũ đó làm cho tất cả khuất phục trước đức tin của ngài. Ozanam là một con người được linh hứng.[4]
[1]Ngày 22/8/1997, tại nhà thờ Đức Bà Paris, ĐGH Gioan Phaolô II giảng lễ phong chân phước của Frédéric Ozanam.
[2]Ngay từ bước đầu Hội đón nhận những lời khuyên của soeur Rosalie Rendu, (Nữ Tử Bác Ái), và sớm có một sự phát triển lạ thường ở tầm mức quốc tế, ngày nay Hội bao gồm hơn 700.000 thành viên trong 5 lục địa.
[3]Frédéric Ozanam đã nói câu này  vào năm 1840, khoảng 8 năm trước Marx.
[4]Lời của Ausgustin Cochin, khuôn mặt chính trị của thời đại.