Jack Melito, CM
NDĐ chuyển ngữ
Với tư cách là trụ sở của Tu hội vào thời thánh Vinh Sơn, nhà Saint-Lazare ở Paris đã phục vụ nhiều những vị khách – giáo sỹ và giáo dân, thánh nhân và tội nhân, người giàu và người nghèo, người đau yếu và người mạnh khỏe. Tuy nhiên, nhà này đã có một số hoạt động đi sát với tâm hồn của thánh nhân, những cuộc tĩnh tâm được tổ chức cho nhiều nhóm khác nhau. Vì hành động ân sủng của Thiên Chúa trong những sự kiện này dường như rất hữu hình, nên Vinh Sơn đã thấy Saint-Lazare như là “ngai tòa của Lòng Thương Xót Chúa…. một ngôi nhà có một nơi được chuẩn bị cho Vua các vua; tại nhà đó, Ngài có thể ngự trị nơi những linh hồn thiện chí quy tụ để tĩnh tâm.” Trong bối cảnh này, thánh nhân bày tỏ rằng, Chúa Thánh Thần “thực hiện một cuộc hiện xuống liên tục… trên linh hồn những con người này.”
Tại đó, các tiến chức tĩnh tâm và giới giáo sỹ tham dự các buổi nói chuyện, đã được biết đến là những nhóm tham dự nổi tiếng nhất tại Saint-Lazare, nhưng hàng giáo sỹ có những lúc khác nhau thường dùng ngôi nhà này. Những bài nói chuyện này là cho các linh mục đến “từ tất cả mọi ngõ ngách” và bởi nhiều lý do khác nhau, một số canh tân cá nhân, chẳng hạn như “suy gẫm cách thức thi hành bổn phận chức vụ thánh và nâng cao đời sống thiêng liêng”; số khác có thể là nhận ra đường hướng mà họ có thể ao ước thực hiện trong đời sống của mình. Các giáo sỹ này đã là những vị khách quan trọng yếu. Thánh nhân nói rằng, công vụ của Tu hội không chỉ giúp nâng cao sự vấp ngã và sa đọa của hàng giáo sỹ mà còn để hoàn thiện những điều thiện hảo mà chúng ta thấy đã được thực hiện ở đây.”
Cũng có sự đa dạng như thế giữa các khách giáo dân. Một người tĩnh tâm mà Vinh Sơn chỉ ra là một tấm gương của các vị khách là một người mới trở lại từ đạo Tin lành, người đó đã đang “làm việc và viết ra lúc này để bảo vệ sự thật là ông đã theo đạo (do đó) bằng cách này, ông có thể thu phục nhiều người đến với Chúa.” Thật thú vị, nhiều người là quân nhân, chẳng hạn như một người là chỉ huy quân đội khao khát được trở nên một tu sĩ dòng thánh Bruno và đã ở đó cho sự nhận thức rõ; những người khác là những người lính trên đường ra mặt trận, một trong số đó đã nói với thánh nhân, “tôi đã đến để vứt bỏ bản thân mình cho bất cứ điều gì có thể là ý Chúa đối với tôi.”
Tuy nhiên, một nhóm đặc biệt yêu mến Vinh Sơn là những tiến chức đã đến đó chuẩn bị cho những cuộc tĩnh tâm chịu chức. “Trong những ngày của chúng ta (1655),” ngài đã tin chắc, “chúng ta thấy tình trạng hàng giáo sỹ đang trên đường phục hồi.” Vì lý do đó, ngài cảm thấy rằng mình không xứng với sứ mạng này dù ngài đã cân nhắc bản thân và Tu hội của mình, ngài phải chào đón những người mà “Chúa Quan Phòng đã đã rủ lòng gửi đến cho chúng ta.” Điều này là như vậy, “vì lợi ích của chúng ta … dâng hiến tất cả sự thận trọng và chú ý để đưa đến một vấn đề thành công trong kế hoạch tông đồ này, nhắm đến sắp xếp các giáo sỹ cho chức vụ lớn hơn và làm tròn bổn phận của họ cách xứng hợp với các chức năng của họ, đối với một số trong họ sẽ trở thành những linh mục quản xứ, một số kinh sĩ … các Viện phụ và Giám mục khác. Đúng vậy! Các giám mục.”
Vinh Sơn xét thấy rằng, yếu tố quan trọng trong việc đạt tới thành công là thái độ của các thành viên trong nhà với tư cách theo nhận thức bởi những vị khách này. “Trên hết, … chúng ta hãy cố gắng khai trí cho họ bởi đức khiêm nhường và giản dị. Họ sẽ không được lôi kéo bởi khoa học hay những điều đẹp đẽ đã được nói cho họ; họ đã được học nhiều hơn chúng ta; nhiều người trong số họ là những nhà tú tài thần học…những cử nhân…những nhà tiến sĩ giáo luật… Chính họ nói với chúng ra rằng (việc học) không phải là thứ khiến họ cảm động, nhưng họ được chạm đến bởi những nhân đức mà họ đang được thực hành ở đây.” Quả thế, Vinh Sơn nói nới các thành viên của mình, “anh em hạnh phúc dường bao, khi thấy điều đó bởi sự hiến thân của anh em, sự hiền lành, sự hòa nhã và sự ân cần và khiêm nhường mà anh em đang loan truyền tinh thần của Chúa nơi các linh hồn này (và đến nỗi anh em) trao cho họ mẫu mực tốt lành về anh em, các lễ nghi, nơi ca đoàn, nơi phòng ăn, tắt một lời, ở mọi nơi.” Chỉ cần một thái độ của những gì mà ngài họi là “buông thả và lười biếng” bởi những người cự ngụ ở đây sẽ phủ nhận ấn tượng tích cực này.
Thái độ của Vinh Sơn đối với những vị khách là phản ánh trong lòng hiếu khách mà ngài tỏ ra. Những vị viếng thăm sẽ được phục vụ “không chỉ đơn thuần là những người bình thường nhưng là những người được Thiên Chúa gửi đến.” Và cũng không có chỗ cho những ngoại lệ: “Hãy để cho người nghèo người đáng mến đối với chúng ta như là người giàu và thậm chí còn đáng mến hơn với tư cách là tuân theo địa vị cuộc sống mà Đức Giêsu Kitô đã đưa đến trần gian.” Vì thế, các linh mục và các giáo sỹ khác đến “từ khắp nơi,” biết sự chào đón mà họ đã có thể đợi mong. “Tất cả (các linh mục) đến với chúng ta và không bận tâm mang tiền theo mình, bởi vì họ biết họ sẽ được chào đón nồng nhiệt mà không cần đến tiền; trong mối liên hệ này, một vị đã nói với tôi mới đây rằng, đó là một sự an ủi lớn cho những người không biết rằng, có một ngôi nhà ở Paris luôn sẵn sàng đón nhận họ vì lòng bác ái, khi họ thể hiện chính mình với một ao ước thực sự là đặt mình bên hữu Thiên Chúa.”
Khi ca ngợi công việc tại Saint-Lazare, Vinh Sơn đã tạo ra một sự thần bí về ngôi nhà này, được phản ánh trong những hình ảnh mà ngài đã thấu suốt để diễn tả chẳng hạn như, “ngai tòa lòng thương xót (của Thiên Chúa)”, “ngôi nhà truyền giáo”, ngài còn tuyên bố mạnh mẽ hơn, “là nguồn suối ơn cứu độ mà rất nhiều người đến để tắm.” Saint-Lazare vừa là biểu tượng vừa là thực tế đối với ngài, một cuộc hội thảo cho các cơ hội thực hành để thành hình lập tức việc đào tạo các linh mục, và qua họ, đến Giáo hội. “…Nếu một linh mục tốt lành có thể làm điều rất thiện hảo, chao ôi! Vậy thì nguy hại làm sao nếu một linh mục đem lại điều không tốt! Ôi lạy Chúa, khó khăn dường nào để đưa vị linh mục ấy trở lại tình trạng đúng đắn… các nhà truyền giáo nghèo khó phải sốt sắng dường nào để dâng hiến mình cho Ngài, hầu có thể góp phần vào việc đào tạo những giáo sỹ tốt lành, vì chúng con thấy rằng đó là điều khó khăn hết sức, công việc cao quý hết sức và quan trọng hết sức cho ơn cứu rỗi của các linh hồn và thăng tiến Kitô giáo!”
Số ít người sẽ bất đồng ý kiến với Vinh Sơn rằng “hạnh phúc của người Công giáo dựa trên hạnh phúc của các linh mục”, vì các linh mục tốt lành dưỡng nuôi đời sống của tín hữu. Sự xác tín này giải thích tại sao thánh nhân tự mình dùng rất nhiều năm ấp ủ điều được coi là thể chất khỏe mạnh. Với ước muốn đem lại sức sống mới này cho hàng giáo sĩ, Vinh Sơn đã nhận thức vai trò quan trọng các hoạt động được sử dụng tại Saint-Lazare. Ngài nối kết tên bảo trợ của nhà với sứ mạng của người tĩnh tâm tại đây. Họ là “những người đã chết và đã sống lại. Thật hạnh phúc khi nhà của thánh La-da-rô là ngôi nhà phục sinh… Chúa chúng ta, Đấng đã cho người trỗi dậy từ cõi chết, lúc này lại tặng ban những ân sủng tương tự trên nhiều người đang lưu lại tại đây trong ít ngày, như trong mộ La-da-rô, họ rời khỏi mộ đến với sự sống mới.”
Tháng 09/1993