Vinh Sơn, cậu bé miền quê

Đăng ngày: 22/08/2019
Danh mục: LINH ĐẠO

Jack Melito, CM
NDĐ chuyển ngữ

Vinh Sơn Phaolô có nguồn gốc từ miền quê, và những năm đầu đời, ngài đã có những ý định cố định tại đó. Nếu ngài mạo hiểm đi quá với ý định rằng, môi trường tìm kiếm bổng lộc trong bậc giáo sĩ sau khi chịu chức linh mục, thì ngài có thể đền đáp gia đình mình một cách bảo đảm tận căn hơn. Những hy vọng đó của ngài không chỉ dành cho chỉ ngài mà thôi nhưng còn cho gia đình của ngài nữa. Trong một lá thư về nghiên cứu của Vinh Sơn gửi cho mẹ ngài (1610), ngài đã xin lỗi mẹ vì không thể hiện diện để giúp đỡ mẹ và gia đình, nhưng ngài bày tỏ lòng tin tưởng vào Thiên Chúa “sẽ chúc lành cho những nỗ lực của con và sẽ sớm ban cho con những phương tiện của một sự về hưu danh dự, vậy nên con có thể dành những ngày thư thái gần bên mẹ.”
Ý định đó sẽ không giữ mãi nhưng sẽ trải qua những thay đổi thăng trầm trên khuôn mặt của sự khát vọng giản đơn này. Đúng lúc đó, những tài năng của Vinh Sơn làm cho ngài đạt tới sự tham gia vào hội đồng cao nhất của nhà nước và Giáo hội tại Pháp, và vào trong đoàn người có chỗ đứng trong xã hội cách xa đối với ngài. Tình yêu của ngài đối với người miền quê không bao giờ suy giảm, nhưng trong môi trường cao sáng này, làm sao ngài duy trì viễn cảnh này với tư cách là một trong số họ.
Khi có những lần, địa vị thấp bé của Vinh Sơn thực sự làm ngài lúng túng. Một việc tình cờ xảy ra khi trong những ngày còn trẻ, ngài học ở trường các cha dòng Phanxicô tại Dax. Đó chắc chắn là một sự kiện đầu tiên, những tháng ngày trước khi chịu chức linh mục, nhưng điều đó cho thấy sự tổn thương của ngài. Trong những năm sau khi ngài được nhắc lại về tình tiết đó, với sự hối tiếc sâu xa trong lần cáo lỗi chung trong cộng đoàn về sự xấu hổ của ngài khi thấy cha mình trên phố: “Tôi đã xấu hổ khi đi bộ với ông ấy và thừa nhận ông ấy là bố của mình vì ông ăn mặc rách rưới và chân hơi khập khiễng.” Ngài cũng chia sẻ điều hối tiếc tương tự này với bà de Lamoignon. Một sự kiện lặp lại về cảm giác này đã đe dọa Vinh Sơn dịp viếng thăm của đứa cháu trai từ Dax. Cha Coste nói rằng: “Khi người chú nghĩ rằng cháu mình đã gần như là một nông dân ăn mặc rách rưới,”“ngài đã kinh nghiệm về khoảnh khắc yếu đuối và đã lệnh cho cậu bé bí mật tới phòng của ngài.” Tuy nhiên, Vinh Sơn đã nhẫn nhịn vượt qua bốc đồng và đã chào đón cậu bé cũng như đã giới thiệu cậu cho các thành viên và khách tại trường Bons-Enfants.
Người ta không biết những phản ứng này đã bị cô lập như thế nào và kéo dài bao lâu – cha ngài qua đời năm 1598 – nhưng cuối cùng, Vinh Sơn sẽ rũ bỏ mâu thuẫn trong tư tưởng này và cởi mở về vấn đề nguồn gốc thôn quê của mình. Chẳng hạn, ngài có thể nói cách dễ dàng về những bữa ăn đơn giản, thanh đạm mà những người nông dân như ngài thường ăn. Khi người ta quá phóng đại về ngài, ngài sẽ chỉnh đốn họ như ngài đã làm với một bà lão nghèo khi bà xin của bố thí với lý do là bà đã từng là người hầu của “bà mẹ của ngài”. Ngài nói với bà ấy, “bà đang phạm sai lầm, hỡi người phụ nữ tốt lành…. Mẹ của tôi không bao giờ có một người hầu và bà đã làm mọi việc vì bà là một người vợ, và tôi chỉ là con của bà, một người nông dân nghèo.
Trong tương lai, nếu Vinh Sơn làm mình xa cách gia đình, thì ngài đã làm điều đó vì nhiều lý do khác hơn là do tình trạng lúng túng. Như Abraham, ngài nói với các thành viên của Tu hội truyền giáo về sự hãm mình, các nhà truyền giáo phải sẵn sàng bỏ mọi thứ để đáp lại lời mời gọi phục vụ của Thiên Chúa: “Quê hương và anh em họ hàng là những sự cản trở tới … điều tốt lành.” Để minh họa, ngài nhớ lại những đau đớn và tình trạng rối loạn bám theo cuộc viếng thăm gia đình (1622), trải qua “quá nhiều đau khổ khi rời bỏ những bà con nghèo của tôi, tôi đã không làm gì cho họ nhưng khóc suốt cuộc hành trình; những giọt nước mắt này đã nối tiếp tư tưởng về sự trợ giúp họ…”
Ngài mang gánh nặng này trong suốt ba tháng trời, cầu nguyện liên lỉ để được giải thoát khỏi “cơn cám dỗ” này, như ngài đã nhắc lại điều đó. Cuối cùng, ngài quả đã được giải thoát khỏi “những cảm xúc yếu mềm này đối với bà con của mình; và dù họ đã từng sống dựa vào của bố thí và vẫn thế, Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng để bỏ mặc họ cho sự quan phòng của Ngài và xem như họ hạnh phúc hơn nếu họ ở trong những hoàn cảnh giản đơn.” Ngài tin tưởng các nhà truyền giáo có thể trở nên quá mải mê với công việc gia đình của họ, họ “bị cuốn những thứ đó như những con ruồi mắc vào mạng nhện mà họ khó có thể tự thoát ra được.”
Do đó, ngài định nghĩa “tính nhu nhược” là sự gắn bó quá mức với gia đình của mình, không có nghĩa là sự cự tuyệt, suốt quãng đời còn lại, ngài thường bày tỏ tình cảm đó với họ nhưng cũng là một sự tách rời bền bỉ và nghiêm nghị. Khi đã có một lần ngài bị thôi thúc làm gì đó cho họ, ngài đáp lại: “Anh em nghĩ tôi không yêu mến họ à? Tôi có tất cả tình cảm đối với họ, tình cảm mà bất cứ ai cũng có thể có cho mình. Nếu tôi cho phép mình theo chiều hướng tự nhiên của cảm xúc, tôi sẽ vội trợ giúp họ, nhưng tôi bị ràng buộc theo những chuyển động của ân sủng và không theo những chiều hướng tự nhiên đó.”
Năm 1626, Vinh Sơn đã thực hiện một bước dứt khoát – và mang tính tượng trưng – bước đó đã gạt bỏ khỏi ngài bất cứ sự đáp ứng tài chính nào nữa đối với gia đình mình. Trong thỏa thuận được ký kết giữa Vinh Sơn và những người bạn đồng hành đầu tiên để cùng nhau nỗ lực phục vụ người nghèo miền quê, ngài chuyển giao cho người thân của mình về bất cứ khoản tiền hay tài sản nào mà ngài sở hữu, tuyên bố những lợi ích như: “được cho, nhường lại, được trả lại, chuyển nhượng và từ bỏ” là không thể hủy bỏ.
Qua nhiều lá thư của Vinh Sơn gửi cho các giám mục và người quý tộc, có một sự kiềm chế chống lại sự hoan nghênh rộng rãi mà ngài nhận được. Thánh nhân đã từng đáp lại một yêu cầu dành tặng một cuốn sách cho một người bằng cách nói: “Tôi hoàn toàn không xứng với sự ca ngợi. Nếu quý vị nói thật về tôi, quý vị nên nói rằng, tôi là con một người nông dân, rằng tôi đã chăn bò và nuôi heo và tôi cũng thêm rằng, điều này không là gì so với sự ngu dốt và ác tâm của tôi.” Để giải thích về thái độ này, chúng ta có thể nói rằng, điều đó có thể phục vụ để giữ những thành quả của ngài và những hội đoàn của ngài với sự giàu có và nổi bật về viễn cảnh giữ không cho sự kiêu căng lại gần, hoặc có thể duy trì sự tín nhiệm. “Mọi người đều yêu mến những ai đơn sơ và chân thành … người thẳng thắn nói chuyện mà không có sự giả vờ, do đó, bất cứ điều gì họ nói họ (thực hiện như vậy) bằng cả tấm lòng,” Vinh Sơn đã nói điều đó với các thành viên của mình, như mô tả về chính mình. “Họ được quý trọng ở Tòa án (khi những người như vậy được thấy ở đó) với sự quý trọng rộng rãi. Trong xã hội có đức hạnh, mọi người cho thấy tính chất đặc biệt của họ. Do vậy, dù tất cả mọi người không hành động đơn sơ, còn những ai không thật thà trong chính mình, thì họ không đủ yêu mến điều đó nơi người khác.”
Một lần nữa, có thể nói rằng, ngài đã sử dụng một phương sách để chống lại những tham vọng ban đầu của bản thân và gia đình và củng cố sự hối tiếc về sự bối rối trước kia trong lợi ích của họ. Có thể chỉ đơn giản là như vậy, bởi vì cả đời ngài được hướng đến để phục vụ những người thôn quê cùng khốn, ngài ước ao đưa ra bằng chứng cho một sự liên đới lâu dài với họ từ khi chào đời, bất cứ điều gì khác biến đổi đã xảy ra trong đời ngài. Trong bất cứ trường hợp nào, mỗi câu nói đã cung cấp bằng chứng về sự khiêm nhường vĩnh cửu.
Vinh Sơn đã tìm cách chia sẻ viễn cảnh này của cá nhân như căn tính của Tu hội và cũng cho những cộng đoàn của ngài cho những lý do tương tự. Ngài luôn khiển trách bất cứ anh em nào muốn ca ngợi Tu hội, bằng cách nhắc nhớ thành viên đó về nguồn gốc hèn mọn của Tu hội. Theo gương Đức Giêsu, Đấng đã chọn các Tông đồ là những người “nghèo, tội lỗi, lao công có nguồn gốc hèn mọn,” Vinh Sơn thúc đẩy con cái mình nhìn nhận chính mình với tư cách chỉ là người khốn khổ, “những nông dân nghèo và nông dân.” Không phải ngẫu nhiên mà ngài đã chọn là những dấu hiệu riêng biệt của Tu hội, một số nhân đức được gọi là “nhỏ bé” – đơn sơ, khiêm nhường, hiền lành, hãm mình và nhiệt thành – để phục vụ như là hàng rào chống lại sự tự phụ và giả tạo, các thành viên của ngài cũng như chính ngài có thể dễ dàng vượt qua.
Miền quê quả là mái ấm tinh thần của Vinh Sơn. Nơi đó đã là nền tảng căn tính của ngài, là nguồn sức mạnh, là nơi trốn tránh sự ngợi khen và ngăn chặn tính tự phụ. Hơn nữa, nơi đó cung cấp sức sống cho phong cách của Vinh Sơn. Nơi đó cũng ấp ủ cảm giác tầm thường và tính thực tế, cũng như sự khôn ngoan của ngài trong việc đánh giá và trong cư xử với họ.
Khởi đi từ miền quê, ngài cũng hấp thụ tính thẳng thắn và diễn tả sâu sắc trong việc sử dụng hình ảnh thực tế giản dị. Ngài đã nói về trái táo, trông thì đẹp nhưng đúng hơn là ăn để tận hưởng, và về vỏ con ốc sên để gợi sự hẹp hòi về nhãn quan; về sự bất động của người dốt nát hay con lừa, là sự ngoan cố, sự dửng dưng; về bản năng không đổi của con ong và chim bồ câu để minh họa tính tương tự.
Vinh Sơn đã thủ tiêu tiến trình của người tự phụ không bao giờ để cho thế giới quên dòng dõi đề cao của họ. Ngài nhấn mạnh những nguồn gốc thấp kém để giải thoát sự tự phụ, điều đó làm tăm tối con người thật của anh ta và thủ tiêu những chướng ngại ngăn chặn anh chinh phục trái tim người khác. Một thái độ khiêm nhường đã dùng ngài như vậy để lôi kéo ân sủng của Thiên Chúa trong công việc của ngài, rất giống với – một hình ảnh ngài đã sử dụng ở đâu đó – thung lũng lôi kéo sự màu mỡ từ những dãy núi ở phía trên. Quả thật, Thiên Chúa làm cho mưa phúc lành cho công việc của Vinh Sơn để làm cho những vùng đất thấp đó đơm hoa kết trái.

Tháng 10-11/1992