Jack Melito, CM
NDĐ chuyển ngữ
Tác phẩm “Tôi đã du hành nhiều lần tại Concord”, được viết bởi Henry David Thoreou, người hiếm khi mạo hiểm trong đời đến vùng phụ cận hồ Walden Pond. Nơi những cuộc hành trình này, giữa những ý tưởng và tưởng tượng, chuyến hành trình tại nhà này đã cam kết phục vụ ông như một phép ẩn dụ về du lịch vũ trụ phạm vi xa xôi. Đây là một hình ảnh có thể cân bằng và qua đó để thấy những thực tế và biểu tượng của các hoạt động và thành quả của thánh Vinh Sơn.
Vinh Sơn quả đã du hành nhiều trong thời kì đầu đời của ngài, đặt để tương lai theo đuổi việc học hành, chịu chức linh mục và thăng tiến trong Giáo hội ở nhiều nơi như Toulouse, có thể là Zaragossa, Bordeaux, Paris và Rôma. Sau đó vài năm, ngài định cư tại Paris và những vùng phụ cận, nơi đó là cuối cùng để trở nên trung tâm thế giới của ngài.
Vì thế, một khi được đặt để, tuy con người xác thịt thì ở nhà nhưng những bận tâm và lòng nhiệt thành của ngài đã ra đi khắp toàn thể Giáo hội. Sự bằng lòng đầu tiên về những cơ sở tại Pháp và Ý, nhãn quan truyền giáo của ngài trong hai thập kỷ qua, đã dẫn tới những con đường mậu dịch vòng quang thế giới – tới Ba-lan, Anh quốc, Scốt-len và Ai-len, tới bờ biển Barbary và tới Madagascar. Ngài đã tính cả những lãnh vực khác trong nhãn quan của mình. Nếu có những cơ hội, ngài sẽ gửi các nhà truyền giáo tới các miền thuộc bán đảo Scandinavia, Hy-lạp, Ai-cập và Sy-ri-a, và ngay cả Trung Quốc, Úc và những nước ở Thế Giới Mới.
Con người này không bao giờ hoạt động mà không có những dấu chỉ của Chúa Quan Phòng và đã thấy những lý do chắc chắn cho điều sẽ trở nên sứ mạng vươn xa hơn của mình. Ngài đã được Bộ Truyền Giáo gặp gỡ tại Rô-ma và bởi các giám mục truyền giáo để chia sẻ công việc phục vụ của Tu hội. Một thúc đẩy sâu sắc không kém đến từ bên trong. Hơn nữa, lòng nhiệt thành tự nhiên mà Vinh Sơn loan báo Tin mừng hết mức có thể, ngài nuôi dưỡng một ý định tò mò khuyến khích ngài tìm kiếm các công việc tông đồ thay thế. Trong một lá thư gửi cho cha Jean Dehorgny, ngài thú nhận: “Tôi có… một cảm xúc lớn lao cho việc truyền giáo của Giáo hội nơi những vùng đất lương dân, cảm xúc đó xảy ra từ nỗi sợ hãi tôi ấp ủ rằng, Thiên Chúa có thể dần đưa nơi đó tới con số không tại Châu Âu và điều đó dù nhỏ hay không có, có thể tồn tại trong thời gian một trăm năm nữa của Giáo hội tại đây, trong đánh giá thối nát đạo đức của chúng ta, những ý kiến mới đang ngày càng lan rộng và tình trạng chung của sứ vụ công khai.”
Vinh Sơn cho rằng, người giáo dân đổ lỗi nhiều cho hoàn cảnh này theo dấu chân ô nhục của hàng giáo sĩ. Tuy nhiên, ngài không có ý định từ bỏ Châu Âu; việc loan báo Tin mừng tại đây đã là những sứ vụ quan trọng của ad gentes (đến với muôn dân). Ngài so sánh việc truyền giáo tại quê hương là tiếp tục hành động, sau cách thức của “những người đi chinh phục để lại một số quân lính để bảo vệ những gì họ đã nắm giữ, trong khi họ phái những quân lính khác đi chinh phục những vùng đất mới và mở rộng đế chế của họ.”
Tuy nhiên, những chuyến đi của tâm trí không phải ý nghĩ kỳ quặc. Thay vào đó, những chuyến đi ấy gắn kết ngài đến với những thực tế tông đồ sứ vụ. Khi các nhà truyền giáo đi khắp thế giới, tinh thần Vinh Sơn đã đồng hành với họ, đem lại sự khuyến khích và định hướng, hòa giải các tranh chấp, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của họ. Đổi lại, vị bề trên của họ quan tâm giúp họ gắn bó với những người ở nhà, người mà Vinh Sơn cũng cập nhật những tính toán về các thử thách và thành công của các sứ mạng.
Việc đưa ra những báo cáo này về những lời của Vinh Sơn thường có vẻ đố kỵ và hối tiếc rằng, chính ngài không thể ở bên cạnh họ. Ngài than thở với vị giám mục Limerick, “và lạy Thiên Chúa là Chúa của con, xin Chúa cho con xứng đáng là một trong con dân của Ngài! Chúa biết rằng con sẽ ra đi với cả tâm hồn.” Và khi viết cho cha Charles Nacquart, khi chuẩn bị tới Madagascar, “bây giờ tôi trao gửi cho cha toàn thân tôi, nếu tôi không thực sự để theo cha, thì quả thật, tôi không xứng đáng để làm ….”
Lòng nhiệt thành của Vinh Sơn làm cho ngài có một tinh thần không ngơi nghỉ, khắc khoải theo đuổi bất cứ nơi nào lời mời gọi loan báo Tin mừng vẫy gọi. Tuy bị giới hạn ở Saint-Lazare, nhưng ngài vẫn sắp xếp người thay thế trên một tiến trình toàn cầu, bước đi trong những bước chân của các nhà truyền giáo. Công việc của họ đã là một phần của ngài và ngài cũng vậy, như những công việc diễn ra trong giáo xứ kế cận. Qua nhãn quan truyền giáo của mình, ngài đã phóng chiếu dáng vẻ, đặc sủng và những lời của ngài tới mọi nơi mà các linh mục và tu huynh của ngài đã mạo hiểm tới.
“Thành công” không luôn luôn đi kèm với những hành trình này. Bệnh dịch, đắm tàu và ngược đãi là những bạn đồng hành thường xuyên. Vấn đề này không quan trọng đối với thánh Vinh Sơn, cái chết đối với con cái ngài là “hạt giống của con số lớn lao những nhà truyền giáo tốt lành.” Những lời của ngài về vinh quang cuối cùng của những nhà truyền giáo đã qua đời là chìa khóa cho niềm hy vọng mà ngài giữ cho những người làm việc trong Tu hội, cả trong và ngoài nước. Tất cả những nẻo đường truyền giáo được gieo rắc, bao gồm cả thánh nhân, dẫn tới một điểm hẹn chung mà mọi cuộc hành trình đều đến để nghỉ ngơi. Để sử dụng một lối diễn tả ưa chuộng, đích đến đó là “sứ mạng Nước Trời.”
Tháng 09/1991