Đại phúc dành cho người trẻ

0
754

David Fernandez Nuñez, C.M

Dẫn nhập

Đại phúc dành cho người trẻ ở Tây Ban Nha đang phải đối mặt với hai thách đố rất quan trọng: thứ nhất, hội nhập văn hóa truyền giáo và thứ hai, cũng quan trọng không kém, thiếu người mục vụ hòa hợp với thế giới của người trẻ.

Những thay đổi xã hội sâu sắc, đã làm suy yếu phần lớn sự tham gia mục vụ truyền thống của giới trẻ, cũng xảy ra với chính cả giới trẻ Tây Ban Nha. Một số người mục vụ không có nhiệt thành thực sự bởi vì họ phải đối mặt với những khó khăn ngày càng gia tăng của việc xây dựng cầu nối giữa những vấn đề tưởng chường không thể hòa hợp được: sứ điệp đức tin Kitô giáo muốn phát triển sự tham gia của giới trẻ và thực trạng của giới trẻ ngày nay.

Chúng ta cần đặt tự hỏi: Liệu giới trẻ là một thế giới riêng lẻ và khép kín không? Và lối sống của người trẻ là hoàn toàn tách rời và khác biệt với thế giới của những người trưởng thành không?

Orizo nói rằng tuổi tác là một yếu tố quan trọng và định hình nên thái độ và giá trị của con người. Dữ liệu xã hội học cho chúng ta thấy rằng con người trở nên bảo thủ và truyền thống hơn trong thái độ của mình khi họ già đi. Và những thái độ mang tính cách mạng, cởi mở, cấp tiến hoặc thế tục thì nhất định là của người trẻ.

Trích dẫn lời của Andres Orizo: “Vì vậy, nhiều nhóm trẻ thích các giá trị như sức khỏe, khả năng thích ứng với những thay đổi, quan tâm đến bạn bè và các thời gian rảnh, giá trị vật chất, quan tâm đến môi trường, tiến bộ khoa học và công nghệ, sự dễ dãi, tiềm năng hoạt động chính trị (các vụ đình công bất hợp pháp và việc chiếm đóng các tòa nhà và nhà máy), căn tính Châu Âu. Còn gia đình, tôn giáo, chính trị, quyền lực, niềm tự hào được là người Tây Ban Nha và cuộc đấu tranh cho đất nước là những giá trị ít quan trọng hơn”.

Hai tiểu văn hóa của người trẻ

Dữ liệu xã hội học chỉ ra (theo Orizo) rằng tất cả người trẻ không theo một kiểu mẫu nào trong một chuỗi các giá trị có ý nghĩa. Các giá trị trong độ tuổi từ 18 – 24 sẽ khác với các giá trị đối với những người trong độ tuổi 25 – 34. Những người 18 – 24 tuổi tuyên bố họ hài lòng với cuộc sống hơn, và dường như không muốn chia sẻ các quan điểm và chuẩn mực với người thân của họ. Họ nói bản thân có nhiều quyền trong các vấn đề chính trị hơn những người trong độ tuổi 25 – 34. Họ dường như ít quan tâm đến chính trị, không bàn luận về chính trị và thiếu quyết đoán trong vấn đề bỏ phiếu. Và thậm chí, những người thuộc độ tuổi nhỏ hơn, như nhóm tuổi từ 15 trở lên, họ nói rằng họ ít có khuynh hướng ly hôn, phá thai hoặc ngoại tình. Những người độ tuổi 18 – 24 biết lắng nghe Giáo Hội, và điều này sẽ thay đổi dần khi họ bước sang độ tuổi từ 25 – 34.

Những người ở giữa độ tuổi 18 và 24 là những người quan tâm nhất đến tiếng nói của Giáo Hội, trạng thái này thay đổi mau chóng giữa độ tuổi 25 và 34.

Thật kỳ lạ khi lưu ý về hôn nhân, rằng có một sự trở lại với phong cách truyền thống trong hầu hết những người trẻ. Người trẻ Tây Ban Nha có một sự ưu tiên lớn hơn cho các cuộc hôn nhân tôn giáo, nhưng điều này không có nghĩa là trở thành một cặp vợ chồng duy nhất, nhưng là một cặp vợ chồng sống tự do nhiều hơn.

Có một sự gia tăng đáng kể trong việc chấp nhận hoàn toàn tự do tình dục từ năm 1981- 1990.

Nhóm người trẻ

Javier Elzo đã đề xuất giả thuyết như sau: theo phân tích xã hội học, không có phạm trù đồng nhất về giới trẻ. Điều này không loại trừ khả năng có một số nghiên cứu tương đối về người trẻ, hành vi hoặc giá trị của họ. Theo ông, giới trẻ được chia làm 6 nhóm sau:

Nhóm 1 – Nhóm thụ động

Những người trẻ thuộc nhóm này khá thụ động, “lười biếng”, không tham gia vào các tổ chức và không tin tưởng hoặc không làm việc trong bất kỳ phong trào xã hội mới nào. Nhóm này thường chỉ nghĩ về việc làm sao có nhiều thời gian thuận tiện để tận hưởng mà không có bất kỳ sự phức tạp nào áp đặt lên thực tại. Theo dữ liệu xã hội học, 10,11% người trẻ thuộc nhóm này – chủ yếu là nam giới, thuộc tầng lớp dưới trung bình một chút. 8% là từ các tầng lớp xã hội cao hơn, và sống tại các thành phố lớn. Một loạt các lý do khiến chúng ta nghĩ về nhóm này như là người “không cảm xúc”, thành viên của “bọn thành phố” và thường được gọi với tên quen thuộc là “thế hệ X”.

Nhóm 2 – Nhóm tích hợp

34,42% người trẻ thuộc nhóm đông nhất trong 6 nhóm này. Chủ yếu là nữ giới và trẻ hơn so với các nhóm khác, xuất thân từ tầng lớp xã hội thấp, đóng một vai trò trung tâm trong các hoạt động chính trị. Họ đánh giá cao các tổ chức Công giáo, có lý tưởng và sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm. Họ có niềm tin vào các tổ chức và các phong trào xã hội [nhất là những gì phù hợp với niềm tin tôn giáo] hơn những người cùng thời. Các nhóm Kitô giáo (giáo xứ, giáo lý viên, v.v…) có nhiều thành viên xuất thân từ nhóm này.

Nhóm 3 – Nhóm hậu hiện đại

Cuộc khảo sát chỉ ra rằng 24,3% người trẻ Tây Ban Nha thuộc nhóm này. Nhóm này có trình độ học vấn cao, lớn tuổi hơn so với các nhóm khác, và thuộc tầng lớp trên trung bình. Họ theo phe cánh tả và ít quan tâm đến chiều kích thể chế của tôn giáo. Họ rất quan tâm đến các phong trào xã hội cụ thể, chẳng hạn như chủ nghĩa hòa bình, sinh thái, phong trào đồng tính, và phong trào nữ quyền. Họ ít tin tưởng vào các phong trào thể chế hóa như chính trị, lực lượng vũ trang và Giáo Hội. Họ nhận thức rõ những người thất nghiệp sống bên lề xã hội ngày nay. Họ thoải mãi với các vấn đề đạo đức thuộc khía cạnh cá nhân hoặc riêng tư (như hoạt động tình dục, sử dụng rượu và ma túy), nhưng khắt khe hơn trong lĩnh vực chính trị.

Nhóm 4 – Nhóm phản động

Theo dữ liệu của nghiên cứu xã hội học, 15% những người được phỏng vấn thuộc nhóm này. Đặc điểm đầu tiên và quan trọng nhất của nhóm này là lập trường tiêu cực về xã hội hiện tại, chẳng hạn, những người theo chủ nghĩa hòa bình, những người ủng hộ nhân quyền, những kẻ nổi loạn, những người ủng hộ bình đẳng chủng tộc, hỗ trợ nạn nhân AIDS, các phong trào đồng tính và nữ quyền, các nhà sinh thái học và ủng hộ hạt nhân… Đây là một bức chân dung rõ ràng của người trẻ đối lập mạnh mẽ với sự tự do tình dục hoặc phá thai. Để rõ hơn, hãy xem một ví dụ về chàng trai trẻ thuộc tầng lớp trung lưu (và bao gồm cả tầng lớp dưới trung lưu). Anh ta là kẻ phản động với các phong trào xã hội mới, nhưng với gia đình, lại có một thái độ rất truyền thống, đạo đức và chuẩn mực. Nhóm này là thành phần không khoan nhượng nhất đối với những người nhập cư, tị nạn, bên lề xã hội… Một vài người trong số họ có khuynh hướng hung bạo và được những người cùng thời gọi là “phát xít”.

Nhóm 5 – Nhóm cấp tiến

Nhóm này xuất hiện dường như là một thiểu số trong xã hội Tây Ban Nha. Có một số khu vực, trong đó, họ chiếm tỷ lệ cao hơn, và thống nhất với phong trào dân tộc cấp tiến. Theo nghiên cứu mà chúng tôi đã đề cập, họ đại diện cho 2,17% người trẻ, nhưng nhóm này là nhóm đồng nhất nhất.

Nhóm này chủ yếu được đại diện bởi nam giới, thuộc tầng lớp dưới trung bình một chút, rất ít thành viên trong các tầng lớp xã hội thượng và trung lưu. Sinh viên đại học rớt học bổng chiếm tỷ lệ cao trong nhóm này. Họ rất cực đoan trong chính trị, chống hiến pháp, và khẳng định rằng chính phủ vẫn chưa giải quyết vấn đề của họ. Họ từ chối thể chế tôn giáo, và các nhà xã hội học chỉ ra rằng họ là phần còn lại của người trẻ bị buộc phải biến mất.

Nhóm 6 – Nhóm bảo thủ tự do

Đây là nhóm truyền thống và bảo thủ nhất. Theo khảo sát, khoảng 13,86% những người được phỏng vấn thuộc nhóm này. Trong nhiều khía cạnh, họ là những người bảo thủ, nhưng họ rất gần với “sự tiêu cực” (pasotismo), trong hành vi của họ – như say rượu, ồn ào, gây náo loạn trên đường phố vào ban đêm, hoạt động tình dục ngoài hôn nhân, v.v… Họ từ chối sử dụng các chất kích thích. Họ không đánh giá cao, nếu không muốn nói là đôi khi tiêu cực, về các phong trào xã hội mới. Nhóm này không chỉ trích các tổ chức, nhưng là những người thường lợi dụng xã hội cho mục đích riêng của mình. Họ cạnh tranh, nhưng không có nhiều sức mạnh. Họ là một loại ký sinh trùng xã hội trên cộng đồng. Mỗi loại nhóm (trong bản phác thảo này mà chúng tôi đã trình bày) có thể sẽ hữu dụng khi lập kế hoạch và tổ chức hoạt động mục vụ giới trẻ.

Văn hóa và Tin Mừng có liên hệ với nhau không?

Cách đây một thời gian, Giáo Hội đã tăng cường suy tư về câu hỏi này. Đức giáo hoàng Phaolô VI đã viết: không nghi ngờ gì về sự rạn nứt giữa Tin Mừng và văn hóa của thời đại chúng ta. Đức giáo hoàng Phaolô VI, trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi, đã đề xuất một tổng hợp của tiến trình suy tư này và bắt đầu một lực đẩy mới cho Giáo Hội. Thông điệp xác định căn tính của Giáo Hội là Truyền giáo (14) và nêu bật ba yếu tố cơ bản: nhà truyền giáo (23); Phúc Âm hóa các nền văn hóa (18-20); và giải phóng những người bị áp bức (30-39).

Đoạn văn sau thực sự quan trọng:

“Việc rao giảng Tin Mừng sẽ mất đi công sức và hiệu lực của mình, nếu việc này không để ý đến thành phần dân chúng thực tế được nhắm tới, nếu việc này không sử dụng đến ngôn ngữ của họ, dấu hiệu và biểu hiệu của họ, nếu việc này không giải đáp nổi những vấn đề họ nêu lên, và nếu việc này không tác dụng nơi đời sống thực tiễn.” (Số 63)

Gần đây, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã trình bày sự hội nhập là một trong những khía cạnh cơ bản của toàn bộ hoạt động truyền giáo của Giáo hội, đồng thời ám chỉ đến sự hỗ tương giữa Tin Mừng và các nền văn hóa mà được rao giảng Tin Mừng.

Thật tốt khi nhớ rằng không phải các nền văn hóa được trực tiếp rao giảng Tin Mừng nhưng là những con người ở trong nền văn hóa đó. Truyền giáo là hoạt động tự do trong nền văn hóa này hay nền văn hóa khác. Các tôi tớ của Tin Mừng không thể áp đặt khuôn khổ hoặc cấu trúc văn hóa riêng của họ; thay vào đó, họ phải là chứng nhân cho sáng kiến của Chúa Thánh Thần, Đấng cũng hiện diện và hoạt động nơi những người khác. Chắc chắn những con người trong mỗi văn hóa đó sẽ để cho Giáo Hội và Tin Mừng cắm rễ vào trong đời sống của họ.

Thực hành sự hội nhập vào văn hóa người trẻ

Những thay thế thực tế là không khả thi. Đây là điều quan trọng cần lưu ý: hội nhập văn hoá không phải là cải trang một ai đó hay làm cho họ tin rằng họ là thứ vốn không phải là họ. Một người trên 50 tuổi không thể biến mình thành 20. Tất cả những gì ông ấy làm để hội nhập sẽ phải được thực hiện từ những giá trị và kinh nghiệm riêng của ông ta. Ông ta phải là ông ta, không thể là ai khác. Đây là một khó khăn lớn đối với việc hội nhập trực tiếp.

Khởi điểm vững chắc duy nhất là quyết định tác động một cách trung thực từ bên trong kinh nghiệm của các Kitô hữu và những người vô tín ngưỡng trong một nền văn hóa thế tục và quan trọng. Kinh nghiệm này phát triển mạnh trong sự tôn trọng và tình bằng hữu, mời gọi đối thoại và cùng nhau chia sẻ chung các vấn đề. Sự trao đổi này bắt nguồn từ việc chia sẻ đời sống cá nhân và dấn thân cộng tác trong công cuộc giải phóng và phát triển con người, và trong nỗ lực chia sẻ các giá trị và kinh nghiệm.

Đại phúc dành cho người trẻ

Tất cả các công tác rao giảng Tin Mừng đều có nghĩa là công bố Đức Giêsu là câu trả lời hoàn hảo nhất cho những khát vọng và đòi hỏi của từng người và từng xã hội. Cách đặc biệt, đại phúc dành cho người trẻ hướng tới:

1) Mang lại một cuộc gặp gỡ cá vị giữa người trẻ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.

2) Giúp người trẻ can đảm và quảng đại đáp lời Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà họ đang tìm kiếm, đang mời gọi họ và cần đến họ.

3) Thúc đẩy sự hội nhập của người trẻ vào trong đời sống giáo xứ, trong các hội đoàn đang tồn tại, hoặc trong những nhóm nảy sinh cuộc đại phúc, các nhóm này sẽ giúp cho đức tin của người trẻ trưởng thành trong các hoạt động của giới trẻ (ví dụ: Giới Trẻ Vinh Sơn Con Đức Mẹ, hoặc một nhóm khác mà họ thích.)

I. Người tham gia

Chúng tôi tập hợp tất cả các người trẻ ở trong giáo xứ và chia làm 2 nhóm:

– Thiếu niên (14 – 17 tuổi).

– Thanh niên (từ 18 tuổi trở lên).

Một lựa chọn khác là làm việc cùng với tất cả các lứa tuổi.

Theo cách này, chúng ta sẽ có một cuộc đại phúc xác định cho người trẻ, tùy thuộc vào ưu thế của nhóm tuổi này hay nhóm khác. Các nhóm thiếu niên và các nhóm trưởng thành trẻ không hoạt động giống nhau. Nhìn chung, nhóm trưởng thành trẻ năng động hơn, có động lực sâu sắc hơn với sứ mạng. Cần chú tâm đặc biệt đến các nhóm giới trẻ lớn tuổi hơn, bởi từ nhóm này sẽ xuất hiện những người lãnh đạo cho các nhóm trưởng thành trẻ và các nhóm tiền thiếu niên. Họ là những người quản trị giới trẻ trong giáo xứ.

II. Quy tụ

Lời mời gọi này kéo dài từ thời điểm tiền đại phúc, qua các chuyến viếng thăm gia đình, các buổi thảo luận về tiến trình đại phúc, và qua việc tiếp xúc với những người gần gũi giáo xứ. Những người này là điểm thu hút, mời gọi người trẻ tham gia vào toàn bộ năng động của cuộc đại phúc, nhất là những công việc được giới trẻ quan tâm nhất.

Trong cuộc đại phúc, việc quy tụ giới trẻ của giáo xứ được thực hiện bởi:

      • Nhóm linh mục và giáo xứ.
      • Người trẻ đã tham gia mời gọi những người chưa tham gia.
      • Các nhà truyền giáo bên ngoài giáo xứ.

Môi trường cho những cuộc gặp gỡ này có thể xảy ra là:

      • Các trung tâm nghiên cứu (được các nhà truyền giáo viếng thăm vào tuần trước khi bắt đầu các hoạt động đặc biệt dành cho người trẻ).
      • Các trung tâm vui chơi – giải trí (các nhà truyền giáo và giới trẻ đã gia nhập trong giáo xứ đi thăm các vũ trường, quán rượu, hộp đêm vào dịp cuối tuần để kêu mời người trẻ).
      • Trong các Hội Gia Đình Kitô giáo.
      • Trong các chuyến viếng thăm của các nhà truyền giáo đến nhà, dù là thăm người bệnh, hoặc thăm một hiệp hội… bất cứ nơi nào họ có thể gặp thấy người trẻ và mời họ đến tham dự.
      • Trong các hoạt động chung lớn hơn của sứ vụ (phát tờ rơi).
      • Liên hệ không chính thức (có kế hoạch hoặc tình cờ) với người trẻ để quy tụ họ cùng với nhau
      • Chương trình phát thanh và truyền hình.

Quảng bá cho việc quy tụ có thể là:

      • Áp phích đại phúc cho người trẻ.
      • Thư cá nhân gửi cho tất cả các người trẻ trong giáo xứ bởi cha xứ hoặc các nhà truyền giáo.
      • Phát tờ rơi với một lịch trình và lời mời cho cuộc đại phúc.
      • Quảng cáo trên đài phát thanh và TV.

III. Lịch trình tổ chức đại phúc cho người trẻ

A) Trong những ngày trực tiếp chuẩn bị:

Các nhà truyền giáo liên lạc những người trẻ đã tham gia nhiều trong nhóm của họ và trong những nhóm không nhất thiết là giới trẻ, trong giáo xứ. Chúng ta giúp họ nhận thức được khoảnh khắc ân sủng cuộc đại phúc sẽ ban cho sự tham gia của họ, nhất là, nếu họ có thể quy tụ những người khác tham gia vào:

      • Các Hội Gia Đình Kitô giáo (một số trong số họ có thể là họa sĩ hoạt hình, những người khác có thể cung cấp nhà của họ cho các hiệp hội).
      • Các buổi gặp mặt vào thứ sáu và thứ bảy của tuần đầu tiên được đặc biệt dành riêng cho họ.
      • Các buổi tụ họp chung của tất cả các người trẻ đã tổ chức tuần thứ hai của cuộc đại phúc.

B) Trong tuần đầu cuộc đại phúc:

Bên cạnh việc tham gia vào các hiệp hội, như chúng tôi đã đề cập, sự hiện diện của người trẻ là quan trọng và cần được khuyến khích, và chúng ta cần tìm cách liên lạc với những người trẻ tại nơi làm việc, ở trường, ở những nơi họ vui chơi… Chúng tôi tìm cách kết nối với các người đứng đầu trong các nhóm này, và quảng bá cuộc đại phúc cho người trẻ. Có thể vào cuối tuần, chúng ta sẽ có một cuộc thi “poster” (quảng cáo).

C) Trong tuần thứ hai của cuộc đại phúc:

Bên cạnh việc tham gia các hoạt động chung của cuộc đại phúc, (đặc biệt là Bí tích Thánh Thể và bài giảng khai mạc trong thánh lễ), chúng tôi còn đề nghị các buổi gặp mặt hàng ngày.

Trong khi ứng biến với những năng động của cuộc đại phúc cho người trẻ, hãy luôn đi đầu và tìm kiếm một trải nghiệm của đức tin. Chúng không được tiêu chuẩn hóa những chỉ dẫn giáo lý, tập trung vào tri thức hơn là vào kinh nghiệm sống được chia sẻ qua lại giữa những người trẻ. Những bài hát với các thông điệp là cơ bản, cũng như những khoảnh khắc cầu nguyện, sự năng động nhóm, hỗ trợ nghe nhìn… Hãy chắc chắn rằng những môi trường này đang chào đón và tạo động lực đúng đắn cho việc tham gia.

IV. Củng cố cuộc đại phúc

Thiết lập chỉ một dự phóng mục vụ cụ thể cho giới trẻ (đề nghị Giới Trẻ Vinh Sơn Con Đức Mẹ).

Tìm một nhóm các Thừa Tác Viên, nhà tổ chức và các điều phối viên thuộc giới trẻ.

Thiết lập việc tổ chức các nhóm, thời gian, địa điểm họp và các Nhà Điều Hành Mục Vụ Giới Trẻ được chỉ định cho mỗi nhóm.

Đảm bảo Nhóm Truyền giáo (hoặc Nhóm Mục vụ Giới trẻ) hiện diện để định hướng và thiết lập các Nhà Điều Hành Mục Vụ Giới Trẻ.